Viêm túi mật: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Viêm túi mật là bệnh có tỷ lệ người Việt mắc khá cao nhưng không phải ai cũng nhận biết được bệnh, do những triệu chứng gần giống như các bệnh thông thường của đường tiêu hóa. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra những hậu quả nặng nề, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Viêm túi mật: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Viêm túi mật là bệnh có tỷ lệ người Việt mắc khá cao nhưng không phải ai cũng nhận biết được bệnh, do những triệu chứng gần giống như các bệnh thông thường của đường tiêu hóa. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra những hậu quả nặng nề, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Tìm hiểu về viêm túi mật
Túi mật là một cơ quan nhỏ nằm ngay dưới gan. Có tác dụng dự trữ mật từ gan tiết ra sau khi ăn để giúp quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, đặc biệt là thực phẩm giàu chất béo.
Viêm túi mật là tình trạng nhiễm trùng ở túi mật, nếu diễn ra đột ngột được gọi là viêm túi mật cấp tính hoặc tái phát nhiều lần còn gọi là viêm túi mật mãn tính dẫn đến tình trạng đau, sốt, đầy trướng, khó tiêu, chậm tiêu, sụt cân, vàng da, vàng mắt...
Dấu hiệu của bệnh viêm túi mật
Tùy từng mức độ bệnh khác nhau mà bệnh viêm túi mật được chia thành 2 loại đó là viêm túi mật mạn tính và viêm túi mật cấp tính
Những dấu hiệu thường gặp ở bệnh viêm túi mật
- Bệnh nhân đau âm ỉ vùng hạ sườn phải, cơn đau có thể lan dần lên vai lưng phải, ngực tức, biếng ăn, thần sắc kém, mệt mỏi, rêu lưỡi trắng nhầy hoặc vàng nhầy.
- Người bệnh cảm thấy bồn chồn khó chịu, táo bón, nước tiểu vàng đậm, thường kèm nôn, buồn nôn.
- Các triệu chứng của bệnh không nặng nhưng kéo dài dai dẳng, lúc ăn các chất dầu mỡ khó tiêu vào thì đau tăng lên.
- Những cơn đau kéo dài về sau sẽ đưa đến đau lan tỏa cả vùng hạ sườn phải, lan đến vùng vai phải.
- Đau tăng đột ngột khi ho và tăng, thường kèm theo cảm giác buồn nôn.
- Xuất hiện biến chứng vàng da khi có viêm phù nề hoặc hạch chèn ép vào đường dẫn mật chính nên có thể có hoặc không.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ
Bạn cần đi khám bác sĩ nếu xuất hiện những triệu chứng vừa nêu hoặc những bất thường của cơ thể để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Nguyên nhân của viêm túi mật
Có đến 90% trường hợp viêm túi mật có liên quan đến sỏi đường mật hay ở túi mật. Sỏi đường mật đặc biệt ở cổ túi mật hoặc giun trong đường mật sẽ gây tắc nghẽn làm muối mật tắt lại gây nên những tổn thương thành túi mật, đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong túi mật và phát triển gây ra viêm túi mật cấp
Một số hiếm trường hợp viêm túi mật do chấn thương vùng túi mật, trong đái tháo đường, nhiễm khuẩn huyết.
Người mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì, mỡ máu cao hoặc phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Chế độ phù hợp và phòng bệnh viêm túi mật
- Khi bị viêm túi mật cấp cần cho túi mật nghỉ ngơi và hạn chế thực phẩm chứa chất béo trong chế độ ăn vì chúng làm cho túi mật tăng co bóp tiết dịch mật để tiêu hóa. Chế độ ăn chỉ nên có glucid như nước đường, nước quả, nước rau, cho thêm bột ngũ cốc, khoai nghiền. Chú ý nên ăn nhạt, nhiều chất xơ nhằm chống táo bón.
- Đối với bệnh nhân viêm túi mật mạn tính cũng cần hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo. Nên chọn các loại thịt trắng chứa nạc, ít chất béo nhất có thể.
- Các loại ngũ cốc nên ăn dưới dạng bột hoặc hầm nhừ. Không dùng chocolate, cacao, bánh ngọt sẽ gây khó tiêu.
- Thực hiện chế độ ăn ít chất béo cholesterol có nhiều trong đồ chiên rán, chế biến sẵn hoặc thức ăn nhanh gây. Thay vào đó nên ăn các thực phẩm tốt như dầu thực vật, thịt trắng, thịt nạc, sữa đậu nành.tạo thói quen vệ sinh ăn uống, định kỳ tẩy giun sán.
- -Luyện tập thể thao hằng ngày để hệ miễn dịch làm việc tốt hơn, giúp đường mật lưu thông dễ dàng.
Điều trị viêm túi mật
Điều trị viêm túi mật thường có hai phương pháp là điều trị nội khoa và ngoại khoa.
Điều trị ngoại khoa
Trường hợp mổ cắt túi mật cấp cứu khi có biểu hiện viêm túi mật cấp dẫn đến hoại tử, túi mật bị thủng làm mật tràn ra ngoài thấm vào phúc mạc gây viêm phúc mạc. Mổ cắt túi mật khi viêm túi mật tái phát nhiều lần, túi mật có sỏi lớn hoặc nhiều sỏi.
Phương pháp cắt túi mật bằng nội soi được áp dụng tại nhiều nơi giúp rút ngắn ngày điều trị, hạn chế tối thiểu các biến chứng sau mổ. Ngoài ra còn có phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể làm tan sỏi mật. Nếu điều trị đúng phương pháp viêm túi mật cấp có thể chữa khỏi hoàn toàn.
Điều trị nội khoa
Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, truyền dịch để cân bằng nước và điện giải. Kết hợp dùng các thuốc giảm đau, giãn cơ trơn và kháng sinh. Tùy theo thể trạng của người bệnh và mức độ thực tế mà bác sĩ sẽ cho chỉ định điều trị hợp lý.
Nên đi khám và điều trị viêm túi mật ở đâu?
Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec đã và đang trở thành một địa chỉ uy tín trong sàng lọc và điều trị các bệnh về gan mật với:
Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm với các gói sàng lọc gan mật toàn diện, tiêu chuẩn và nâng cao.Nhận được sự hợp tác toàn diện với các bệnh viện trong nước, quốc tế như Singapore, Nhật, Mỹ,..Điều trị, chăm sóc người bệnh một cách toàn diện và chu đáo nhất.
Có đầy đủ các phương tiện chuyên môn để chẩn đoán xác định bệnh và xếp giai đoạn trước điều trị: Nội soi, CT scan, PET-CT scan, MRI, chẩn đoán mô bệnh học, xét nghiệm gen - tế bào,..
Xem thêm:
- Ngô trị bệnh cao huyết áp và viêm túi mật
- Nhịn đói thường xuyên dễ gây viêm túi mật
- Polyp túi mật là gì và cách điều trị