Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh có những dấu hiệu nhận biết nào?
Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh thường các dấu hiệu như: ho, hắt hơi, sổ mũi, thở khò khè, đôi khi kèm theo cả tình trạng sốt nhẹ, mệt mỏi. Khi bệnh tiến triển nặng, trẻ sẽ gặp các vấn đề thiếu oxy, môi da tím tái, suy hô hấp,... Khi đó, cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được can thiệp kịp thời.
Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh có những dấu hiệu nhận biết nào?
Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh thường các dấu hiệu như: ho, hắt hơi, sổ mũi, thở khò khè, đôi khi kèm theo cả tình trạng sốt nhẹ, mệt mỏi. Khi bệnh tiến triển nặng, trẻ sẽ gặp các vấn đề thiếu oxy, môi da tím tái, suy hô hấp,... Khi đó, cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được can thiệp kịp thời.
Viêm tiểu phế quản là gì? Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh có những dấu hiệu nhận biết nào?
Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh là tình trạng đường hô hấp dưới của trẻ bị nhiễm khuẩn (hay còn gọi là sưng cuống phổi) với các tổn thương viêm cấp ở các tiểu phế quản như: tăng xuất tiết nhầy quánh, bong các tế bào biểu mô và phù nề thành tiểu phế quản. Trẻ sơ sinh bị viêm tiểu phế quản có những dấu hiệu nhận biết dưới đây:
- Ho (thường ho về ban đêm và gần sáng), hắt hơi, sổ mũi kèm, ra nhiều mủ nhầy, có thể kèm theo sốt nhẹ.
- Thở khò khè, đôi khi khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực.
- Trẻ bú kém, ăn kém, hay bị nôn trớ.
- Trẻ mệt mỏi, không buồn chơi.
Hầu hết trẻ sơ sinh bị bệnh đều có thể được chăm sóc và điều trị tại nhà, một số ít trường hợp phải điều trị tại bệnh viện do bệnh đã nặng. Trẻ cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức để được điều trị tại bệnh viện khi gặp các dấu hiệu sau đây:
- Da, môi, các đầu ngón tay tím tái xanh do thiếu oxy.
- Nhưng thở, thở hổn hển từng nhịp, thở khó khăn, khi thở cánh mũi phập phồng, trẻ thở mạnh khiến bụng hóp lại, thở nhanh, suy hô hấp.
- Không bú, không ăn.
- Trẻ bị mất nước: mắt trũng, miệng và da khô, chậm chạp, ít hoặc không đi tiểu.
- Sốt cao, hôn mê.
Nguyên nhân gây nên viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị viêm tiểu phế quản có thể là do yếu tố bên trong hoặc yếu tố bên ngoài gây ra:
Yếu tố bên trong: do trẻ sinh non, hệ miễn dịch yếu, không bú sữa mẹ (sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp trẻ chống chọi với bệnh tật), mắc bệnh liên quan đến tim phổi, hô hấp.
Yếu tố bên ngoài:
- Do thời tiết thay đổi, cơ thể trẻ không kịp thích nghi: từ nóng sang lạnh, thời tiết giao mùa.
- Trẻ thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc lá, phấn hoa, lông động vật,..
- Trẻ sống trong môi trường đông đúc, ô nhiễm,..
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm tiểu phế quản tại nhà
Như đã đề cập ở trên, viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh có thể được điều trị ở nhà nếu bệnh nhẹ. Khi chăm sóc trẻ ở nhà, bố mẹ và người chăm sóc cần lưu ý:
- Cho trẻ ăn, bú, uống nước đầy đủ để cung cấp dinh dưỡng và tránh mất nước. Nếu trẻ đã được cho ăn dặm thì nên cho trẻ ăn thức ăn ít chất béo, dễ tiêu, thức ăn mềm, ít ngọt và chia thành nhiều bữa ăn trong ngày.
- Nhỏ từ 2 đến 3 giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ sau đó làm sạch mũi nhẹ nhàng để giúp mũi được thông thoáng, trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Nên nhỏ trước khi ăn, mỗi lần từ 2 đến 3 lần.
- Đảm bảo môi trường xung quanh trẻ phải sạch sẽ, thoáng mát, không có khói thuốc, bụi, lông động vật hay phấn hoa. Chăn, gối dùng cho trẻ cần phải đảm bảo sạch sẽ thường xuyên.
- Vệ sinh sạch sẽ chân tay trước khi cho trẻ ăn.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nơi đông người, với những trẻ khác cũng đang bị bệnh, người ốm.
- Long đờm, giảm ho cho trẻ bằng cách chưng cách thủy mật ong với quả quất hoặc lá hẹ.
- Cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tăng hoặc giảm thuốc khi bệnh có diễn biến trở nặng hoặc bệnh thuyên giảm.
- Nếu trẻ bị sốt nhẹ thì nên mặc cho trẻ quần áo thoải mái, dùng nước mát chườm ở vùng nách, bẹn, cổ. Khi bị sốt cao, có thể cho trẻ uống paracetamol để hạ sốt nhưng nhớ tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
- Nếu trẻ có các biểu hiện nặng của bệnh như: thở khó khăn, môi da tím tái thì nên đưa trẻ đi đến bệnh viện ngay lập tức.
Chẩn đoán và điều trị viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh
Trước khi điều trị bệnh viêm tiểu phế quản cho trẻ sơ sinh, các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện chẩn đoán bệnh thông qua 3 phương pháp sau:
- Chụp X- quang để phát hiện viêm phổi (nếu có).
- Thử nghiệm virus thông qua kiểm tra nước nhầy ở mũi.
- Xét nghiệm máu để kiểm tra số lượng bạch cầu và nồng độ oxy trong máu.
- Ngoài ra, bác sĩ còn kiểm tra dấu hiệu mất nước ở trẻ bằng cách quan sát: mắt trũng, miệng và da khô, chậm chạp, ít hoặc không đi tiểu.
Về điều trị, các bác sĩ thường điều trị theo nguyên nhân, triệu chứng, chống suy hô hấp bằng liệu pháp oxy, bổ sung nước và điện giải. Do bệnh không có phương pháp điều trị đặc hiệu nên các phương pháp này sẽ được áp dụng kết hợp hoặc đơn lẻ, sử dụng thuốc đông y kết hợp với tây y.
Xem thêm:
- Đề phòng viêm tiểu phế quản ở trẻ
- Viêm tiểu phế quản bội nhiễm - bệnh phổ biến ở trẻ trong mùa đông