Viêm thực quản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm thực quản là căn bệnh thường gặp, gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Việc phát hiện và điều trị sớm viêm thực quản có thể quyết định đến 80% hiệu quả điều trị. Sau đây HoiBenh sẽ cùng độc giả tìm hiểu về căn bệnh này.

Viêm thực quản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Viêm thực quản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm thực quản là căn bệnh thường gặp, gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Việc phát hiện và điều trị sớm viêm thực quản có thể quyết định đến 80% hiệu quả điều trị.

Viêm thực quản là gì?

Viêm thực quản là tình trạng lớp niêm mạc lót trong lòng thực quản, đoạn tiêu hóa từ họng đến dạ dày bị tổn thương. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này thường là do biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày - thực quản gây ra. Nếu bệnh để lâu ngày mà không được điều trị sớm, bệnh sẽ gây ra nhiều vấn đề về nuốt như khó nuốt, nuốt đau, đau ngực do vết loét ngày một nặng hơn. Trong một số trường hợp, viêm thực quản có thể biến chứng thành bệnh thực quản Barrett - yếu tố nguy cơ của ung thư thực quản.

vicare.vn-viem-thuc-quan-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-body-1

Những nguyên nhân gây ra bệnh viêm thực quản

Có một số nguyên nhân có thể gây ra viêm thực quản, có thể kể đến như sau:

  • Viêm thực quản do trào ngược dạ dày - thực quản: Đây là nguyên nhân chủ yếu, thường gặp nhất nên thường sẽ bị nhầm tưởng 2 bệnh này là một. Thông thường, khi thức ăn từ thực quản được đẩy xuống dạ dày và dịch từ dạ dày bị ngăn cản bởi cơ vòng thực quản để axit dạ dày không đi ngược lên trên được. Khi cơ vòng thực quản bị yếu, axit từ dạ dày sẽ đi ngược lên thực quản gây ra trào ngược dạ dày - thực quản. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây ra viêm vùng niêm mạc thực quản.
  • Viêm thực quản do dị ứng: Viêm thực quản có thể xảy ra khi xuất hiện nhiều bạch cầu eosinophil ở thực quản, thường do phản ứng với những tác nhân gây dị ứng hoặc dòng axit trào ngược. Có nhiều loại thực phẩm có thể gây dị ứng như trứng, sữa, lúa mì, lúa mạch, đậu nành, đậu phộng, thịt bò,.... Có một số trường hợp dị ứng do hít phấn hoa cũng có thể gây viêm thực quản.
  • Viêm thực quản do thuốc: Một số loại thuốc có thể gây ra tổn thương niêm mạc thực quản khi sử dụng trong thời gian dài mà bạn không uống cùng với nước hoặc uống với quá ít nước. Một số nhóm thuốc có thể gây viêm thực quản là: thuốc kháng sinh (doxyciclin, tetracyclin), thuốc kháng viêm - giảm đau (aspirin, naproxen, ibuprofen), thuốc điều trị loãng xương bisphosphonate, kali.
  • Viêm thực quản do nhiễm trùng: Viêm thực quản do nhiễm trùng thường ít gặp và chỉ xảy ra ở những bệnh nhân suy giảm hệ miễn dịch do mắc HIV/AIDS hoặc bị ung thư.

Những triệu chứng báo hiệu bạn đã mắc viêm thực quản

  • Khó nuốt, đau khi nuốt: Khi niêm mạc thực quản bị sưng, viêm, phù nề, bạn sẽ gặp phải tình trạng khó nuốt, dễ nghẹn khi ăn. Một số vị trí tổn thương khi lành có thể để lại sẹo, gây chít hẹp thực quản, làm cảm giác khó nuốt ngày càng nặng hơn.
  • Viêm họng, ho, khàn giọng: Tình trạng ho dai dẳng, kéo dài, không kèm theo đờm, sổ mũi mà không rõ nguyên nhân cũng là một dấu hiệu của viêm thực quản. Ho có thể xuất hiện nhiều hơn sau khi ăn.
  • Đau tức ngực: Nếu cảm thấy triệu chứng đau tức ngực kéo dài, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng thực quản của mình có khỏe mạnh hay không.
  • Đau vùng thượng vị: Tình trạng đau vùng thượng vị xảy ra có thể do niêm mạc thực quản bị viêm loét, tổn thương do nhiễm trùng hoặc do sử dụng thuốc.
vicare.vn-viem-thuc-quan-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-body-2

Điều trị bệnh viêm thực quản như thế nào?

Tùy vào từng nguyên nhân và triệu chứng của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng một số loại thuốc để điều trị viêm thực quản. Một số loại thuốc thường dùng bao gồm:

  • Thuốc chống nấm.
  • Thuốc kháng axit.
  • Thuốc kháng virus.
  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc ức chế bơm proto
  • Steroids dạng thuốc.

Trong trường hợp bạn bị viêm thực quản do dị ứng thức ăn, bạn cần xác định loại thực phẩm gây dị ứng và hạn chế hoặc ngừng sử dụng chúng. Đồng thời, bạn cũng nên đến bệnh viện để được các bác sĩ kiểm tra tình trạng dị ứng và được tư vấn về cách điều trị.

Nếu nguyên nhân gây bệnh là do thuốc, bạn cần chú ý uống thuốc với thật nhiều nước hoặc pha thuốc thành dạng lỏng trước khi uống, không nên nằm trong vòng 30 phút sau khi uống thuốc viên.

Xem thêm:

  • Mẹ cần chú ý khi trẻ sinh mổ dễ bị viêm thực quản dị ứng
  • Cách nhận biết và điều trị ung thư thực quản giai đoạn đầu
  • 8 nguyên nhân khiến bạn khó nuốt, cảnh giác ung thư thực quản