Viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em nên uống thuốc gì?

Viêm tai giữa ứ dịch là căn bệnh không hiếm gặp ở trẻ em, đặc biệt là các bé trên dưới 24 tháng tuổi. Khi trẻ mắc bệnh này, cha mẹ thường rất lo lắng, không biết nên chăm sóc trẻ ra sao, viêm tai giữa ứ dịch uống thuốc gì,... Và để có được cái nhìn toàn diện về căn bệnh này, từ đó có lựa chọn điều trị hiệu quả nhất, bạn có thể tham khảo thông tin HoiBenh cung cấp dưới đây.

Viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em nên uống thuốc gì? Viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em nên uống thuốc gì?

1. Thông tin tổng quan về bệnh viêm tai giữa ứ dịch

Đây là tình trạng ứ dịch trong tai giữa, có thể là dịch lỏng, dịch nhầy hoặc dịch dạng keo. Căn bệnh này chủ yếu gặp ở trẻ em.

Tỷ lệ mắc bệnh là bao nhiêu?

Nghiên cứu của Viện Y tế và chăm sóc sức khỏe Quốc gia Anh vào năm 2015 đã đã đưa ra con số ước tính là: cứ có 5 trẻ em ở độ tuổi trên dưới 24 tháng sẽ có 1 bé bị viêm tai giữa ứ dịch. Và cứ 10 trẻ em thì có 8 bé sẽ mắc phải căn bệnh này ít nhất 1 lần cho tới khi chúng được 10 tuổi.

Triệu chứng của bệnh viêm tai giữa ứ dịch

Biểu hiện của bệnh là cảm giác đầy nặng tai như có nước đi vào ống tai ngoài, khi nói sẽ có tiếng vang trong tai và nghe thấy tiếng mạch đập. Nếu trẻ chưa thể diễn đạt được tình trạng bệnh thì phụ huynh có thể nhìn vào các dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm tai giữa ứ dịch như: trẻ không quay đầu về phía có âm thanh, trẻ học và phát triển ngôn ngữ chậm,... Với người lớn, biểu hiện của bệnh là: Có cảm giác đau tức trong tai âm ỉ từng lúc. Khi nội soi tai bệnh nhân, các bác sĩ sẽ thấy dịch trong có lẫn bóng khí, dịch có màu xanh, vàng nhạt, vàng sẫm hoặc nâu đen. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh rất ít và không rõ rệt nên nếu không được thăm khám tỉ mỉ thì chúng ta sẽ khó phát hiện bệnh.

HoiBenh.vn-viem-tai-giua-u-dich-o-tre-em-nen-uong-thuoc-gi-bidy-2

Nguyên nhân gây viêm tai giữa ứ dịch

Hiện nay, vẫn chưa có kết luận rõ ràng về nguyên nhân của bệnh viêm tai giữa ứ dịch. Tuy nhiên, các bác sĩ đã chỉ ra những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Cụ thể, nếu vòi Eustachian (bộ phận thông từ tai giữa tới vòm mũi họng) bị viêm, dị ứng, nhiễm trùng,... làm mất cân bằng áp suất giữa bên trong và bên ngoài tai giữa thì sẽ làm xuất hiện dịch trong ống tai. Còn ở trẻ nhỏ, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do viêm amidan quá phát hoặc viêm mũi họng kéo dài. Và những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh là: cơ địa dị ứng, vòi Eustache bị hẹp, thời tiết quá lạnh hoặc ẩm,...

Hậu quả khi mắc viêm tai giữa ứ dịch

Căn bệnh viêm tai giữa này hoàn toàn có thể tự khỏi nếu vòi tai không bị viêm tắc lâu. Tuy nhiên, có 30 – 40% người mắc bệnh bị tái phát hoặc không thể tự khỏi. Và nếu không phát hiện bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời thì dịch tiết trong tai trẻ sẽ đặc dần thành dạng keo, làm tăng khả năng mắc bệnh viêm tai giữa xơ dính, xơ nhĩ, làm giảm thính lực,... Nguy hiểm hơn, nếu bệnh trạng kéo dài thì có thể hình thành cholesteatoma – chất có khả năng ăn mòn xương.

Cách phòng ngừa viêm tai ứ dịch ở trẻ em

Để phòng bệnh, các bậc phụ huynh và người giữ trẻ cần phải phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em. Bên cạnh đó, bạn nên nhanh chóng đưa con đi khám, kiểm tra thính lực khi thấy trẻ có biểu hiện của tình trạng nghe kém: thiếu tập trung trong giao tiếp, học hành giảm sút,... Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng nên đưa bé tới bác sĩ chuyên khoa để điều trị triệt để các ổ viêm ở đường hô hấp trên bởi đó chính là nguyên nhân chính gây viêm tai giữa ứ dịch. Đồng thời, những trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh như: nhiễm khuẩn đường hô hấp kéo dài, trẻ sứt môi, hở hàm ếch,... cũng cần được kiểm tra thính lực thường xuyên để phòng và sớm phát hiện bệnh.

2. Phác đồ điều trị viêm tai giữa ứ dịch

Có 2 lựa chọn điều trị cho căn bệnh này, đó là sử dụng thuốc điều trị toàn thân và can thiệp điều trị tại chỗ. Cụ thể là:

Viêm tai giữa ứ dịch uống thuốc gì?

  • Giảm đau tai bằng Paracetamol hoặc Ibuprofen. Nếu một loại thuốc không hiệu quả thì bác sĩ có thể chỉ định dùng cùng lúc cả hai loại.
  • Kháng sinh là cần thiết, giải đáp cho thắc mắc viêm tai giữa ứ dịch uống thuốc gì. Áp dụng liệu trình dùng kháng sinh 7 ngày. Sau đó, tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể yêu cầu kéo dài thời gian dùng kháng sinh hay không. Các bậc phụ huynh lưu ý nên cho bé uống thuốc đủ số ngày chỉ định dù bé đã cảm thấy dễ chịu hơn sau 2 – 3 ngày điều trị. Việc này giúp ngăn chặn nhiễm trùng tai quay trở lại. Các loại kháng sinh thường được sử dụng là: Augmentin, Amoxicillin, Azithromycin,... Trong trường hợp rách màng nhĩ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhỏ tai bao gồm kháng sinh và Hydrocortisone để giúp ống tai nhanh lành hơn.

Điều trị tại chỗ cho bệnh nhi viêm tai giữa ứ dịch

Ngoài việc quan tâm tới viêm tai giữa uống thuốc gì, cha mẹ cần quan tâm tới các phương pháp điều trị bệnh. Tùy trường hợp mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất cho trẻ. Các phương pháp điều trị tại chỗ thường được sử dụng là:

- Phục hồi chức năng vòi tai, thông khí hòm tai.

- Nếu trẻ không bị viêm mũi họng và vòi tai bị tắc một phần thì có thể bơm hơi vòi tai.

- Đặt ống thông khí qua màng tai nếu bệnh kéo dài trên 4 tuần. Ống sẽ được đặt từ vài tuần tới vài tháng khi sức nghe của trẻ đã trở lại bình thường.

- Nạo viêm amidan nếu trẻ bị viêm amidan. Đồng thời, chúng ta có thể kết hợp đặt ống thông khí với nạo amidan để giảm thời gian lưu ống thông khí, giúp bé nhanh khỏe hơn.

HoiBenh.vn-viem-tai-giua-u-dich-o-tre-em-nen-uong-thuoc-gi-bidy-3

Để việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất thì các bậc phụ huynh cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tránh dùng thuốc khi không rõ bệnh.

HoiBenh hy vọng thông tin trên đã giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em để phối hợp tốt nhất với bác sĩ khi trị bệnh cho bé.

Xem thêm

  • Làm gì khi trẻ bị viêm tai giữa ứ dịch?
  • Bệnh viêm tai giữa ứ dịch
  • Viêm tai giữa ứ dịch gây điếc vĩnh viễn