Viêm tai giữa thanh dịch một bên ở người lớn có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa thanh dịch một bên là tình trạng viêm không do nhiễm trùng ở tai giữa, là một bệnh lý tai mũi họng thường gặp ở trẻ em, tuy nhiên người lớn vẫn có thể mắc phải. Triệu chứng của bệnh như thế nào? Bệnh được chẩn đoán và điều trị ra sao? Bệnh có nguy hiểm không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu với HoiBenh trong bài viết dưới đây.

Viêm tai giữa thanh dịch một bên ở người lớn có nguy hiểm không? Viêm tai giữa thanh dịch một bên ở người lớn có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa thanh dịch một bên là tình trạng viêm không do nhiễm trùng ở tai giữa, là một bệnh lý tai mũi họng thường gặp ở trẻ em, tuy nhiên người lớn vẫn có thể mắc phải. Triệu chứng của bệnh như thế nào? Bệnh được chẩn đoán và điều trị ra sao? Bệnh có nguy hiểm không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu với HoiBenh trong bài viết dưới đây.

Viêm tai giữa thanh dịch một bên ở người lớn là gì?

Viêm tai giữa là tình trạng viêm do nhiễm trùng hoặc không do nhiễm trùng của ống tai giữa, bao gồm ổ tai giữa, xương, vòi nhĩ eustachian tube. Các loại viêm tai giữa là viêm tai giữa cấp (acute otitis media), viêm tai giữa thanh dịch (otitis media with effusion), viêm tai giữa thanh dịch mạn tính (chronic otitis media with effusion).

Viêm tai giữa thanh dịch. Đây là tình trạng được đặc trưng bởi sự ứ đọng chất dịch không mủ trong ống tai giữa (gọi là thanh dịch) bao gồm dịch và chất nhầy của ống tai giữa. Bệnh xảy ra không do nhiễm trùng.

Viêm tai giữa thanh dịch ở người lớn có thể xảy ra ở một tai hay cả hai tai, trong đó viêm một bên thì các triệu chứng nhẹ nhàng hơn.

Viêm tai giữa thanh dịch mạn tính. Đây là tình trạng xảy ra khi thanh dịch của ống tai giữa tiếp tục tồn tại trong thời gian dài hoặc tái phát trở đi trở lại, dù không có tình trạng nhiễm trùng. Đây là tình trạng khiến sự nhiễm trùng mới kháng trị hoặc mất thính lực xảy ra.

Nguyên nhân của viêm tai giữa thanh dịch một bên ở người lớn

vicare.vn-viem-tai-giua-thanh-dich-mot-ben-o-nguoi-lon-co-nguy-hiem-khong-body-1

Viêm tai giữa thanh dịch một bên ở người lớn thường xảy ra vào mùa đông hoặc chớm xuân, nhưng nó có thể gây mắc bất kỳ thời điểm nào trong năm. Nó có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, tuy nhiên nó thường gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi hơn, hiếm khi xảy ra ở trẻ sơ sinh.

Vòi tai giữa eustachian tube kết nối ổ tai giữa với phần sau của hầu họng. Vòi tai giúp dẫn lưu dịch không bị tích tụ lại trong tai. Dịch được vòi tai dẫn lưu xuống họng sẽ được nuốt xuống dạ dày.

Sự liên quan của viêm tai giữa thanh dịch và viêm tai giữa nhiễm trùng:

  • Sau tình trạng nhiễm trùng đã được chữa khỏi, thanh dịch tồn tại trong ống tai giữa trong vài ngày hay vài tuần.
  • Khi vòi tai giữa bị tắc một phần, dịch và chất nhầy ứ đọng trong ổ tai giữa. Vi trùng trong tai bị giữ lại và bắt đầu sinh sôi. Điều này có thể dẫn đến một tình trạng nhiễm trùng.

Các nguyên nhân gây ra tình trạng sưng phù của niêm mạc vòi tai giữa eustachian tube khiến sự tích tụ thanh dịch bên trong tai giữa:

  • Dị ứng
  • Kích ứng với hóa chất (chẳng hạn như khói thuốc lá)
  • Nhiễm trùng hô hấp

Các nguyên nhân gây ra tình trạng tắc nghẽn của vòi tai giữa eustachian tube:

  • Uống nước khi đang nằm ngửa
  • Sự tăng áp lực trong không khí đột ngột (chẳng hạn như khi máy bay đang hạ cánh hoặc đi xe đang đi xuống dốc núi)

Nước vào tai không dẫn đến sự tắc nghẽn vòi tai giữa.

Triệu chứng của viêm tai giữa thanh dịch một bên ở người lớn

Mỗi bệnh nhân có thể có những biểu hiện khác nhau, nhưng nhìn chung các triệu chứng thường gặp của viêm tai giữa thanh dịch một bên ở người lớn thường bao gồm:

  • Cảm thấy tai bị kích thích, khó chịu vì như có dị vật kẹt trong tai giữa hoặc thấy như có nổ bong bóng trong tai.
  • Khó ngủ hoặc ngủ không được
  • Sốt
  • Lỗ tai ngoài chảy dịch
  • Mất thăng bằng
  • Đau tai
  • Giảm thính lực ít gặp

Viêm tai giữa thanh dịch một bên ở người lớn được chẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ sẽ kiểm tra màng nhĩ và quan sát những sự thay đổi, chẳng hạn như:

  • Bong bóng không khí trên bề mặt của màng nhĩ
  • Sự đục mờ của màng nhĩ khi rọi đèn vào tai
  • Màng nhĩ dường như không di động khi tai được thổi lượng không khí nhỏ vào
  • Ứ dịch phía sau màng nhĩ

Test thính lực (tympanometry) là một công cụ chính xác để chẩn đoán viêm tai giữa thanh dịch. Kết quả của nghiệm pháp này có thể cho biết lượng dịch và mật độ của dịch trong tai giữa. Các kết quả thường gặp là type b chiếm khoảng 43% trường hợp, type c chiếm khoảng 47% trường hợp.

Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) đóng vai trò quan trọng để tìm ra biến chứng của viêm tai giữa thanh dịch hay tổn thương bất thường (ví dụ như u mỡ trong ống tai giữa, cholesteatoma). Phương pháp chẩn đoán hình ảnh này đặc biệt quan trọng trong viêm tai giữa thanh dịch 1 bên để loại trừ nguyên nhân ung bướu ở vùng mũi hầu hoặc vòi tai giữa.

Chụp cộng hưởng từ (MRI) thì hữu ích để phát hiện khối khối mô mềm có thể là nguyên nhân của viêm tai giữa thanh dịch, sự xâm lấn của khối mô mềm có thể phá vỡ đường phân chia ranh giới của ổ tai và nội sọ.

Viêm tai giữa thanh dịch một bên ở người lớn được điều trị như thế nào?

vicare.vn-viem-tai-giua-thanh-dich-mot-ben-o-nguoi-lon-co-nguy-hiem-khong-body-2

Viêm tai giữa thanh dịch một bên ở người lớn thường sẽ tự hồi phục chỉ cần theo dõi. Tuy nhiên, nếu tình trạng không diễn biến giảm nhẹ thời gian, phẫu thuật rạch màng nhĩ (myringotomy ) bằng cách đưa một ống nhỏ (tympanostomy tube) vào màng nhĩ là cần thiết để chữa bệnh triệt để.

Liệu trình dùng thuốc cho tình trạng viêm tai giữa thanh dịch ở người lớn bao gồm: thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm steroids, thuốc chống dị ứng antihistamines và thuốc chống tắc nghẽn và loãng nhầy.

Viêm tai giữa thanh dịch một bên ở người lớn có nguy hiểm không?

  • Viêm tai giữa thanh dịch đa phần tự hồi phục, tuy nhiên nếu tình trạng không cải thiện trong quá trình theo dõi, thì bệnh có thể xảy ra các biến chứng giảm thính lực đến mất thính lực vĩnh viễn. Biến chứng này xảy ra do sự thay đổi cấu trúc của tai giữa và màng nhĩ. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, học tập. Thêm vào đó, sự xơ hóa màng nhĩ dẫn đến giảm khả năng nghe cũng có thể xảy ra dù được điều trị khỏi viêm tai giữa thanh dịch.
  • Loét xương xâm lấn nội sọ.
  • Huyết khối xoang tĩnh mạch sigma.
  • Viêm xương thái dương.
  • Bội nhiễm.

Phòng ngừa viêm tai giữa thanh dịch một bên ở người lớn như thế nào?

  • Phòng ngừa cảm lạnh hay mắc bệnh. Rửa tay xà phòng thường xuyên và điều trị cảm cúm, nhiễm trùng hô hấp giới hạn thời gian bệnh để tránh các lây lan lên tai giữa.
  • Tránh bị hút thuốc lá thụ động. Hãy tránh xa khói thuốc lá là cách để tránh bị kích ứng tai giữa.

Viêm tai giữa thanh dịch một bên ở người lớn thường tự hồi phục, tuy nhiên nhiều trường hợp bệnh kéo dài dai dẳng cần được điều trị. Bệnh được chẩn đoán qua sự thăm khám, hỏi bệnh của bác sĩ, chẩn đoán hình ảnh cũng có thể được thực hiện để tìm nguyên nhân bất thường hay biến chứng để đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp. Điều trị dùng thuốc, phẫu thuật rạch màng nhĩ là các phương pháp được lựa chọn tùy theo tình trạng bệnh nhân bị viêm tai giữa thanh dịch một bên.

Xem thêm:

  • Viêm tai giữa có mủ ở người lớn
  • Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh viêm tai giữa ở người lớn
  • Người bị bệnh viêm tai giữa dùng kháng sinh gì?