Viêm tai giữa không đặc hiệu là gì?

Viêm tai giữa là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nó thường tự hồi phục hoặc nếu cần điều trị thì sẽ đáp ứng rất tốt. Tuy nhiên hiện tại y văn đã ghi nhận những trường hợp đặc biệt, không đặc hiệu của trẻ viêm tai giữa. Vậy viêm tai giữa không đặc hiệu là gì? Nó có nguy hiểm không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cùng HoiBenh.

Viêm tai giữa không đặc hiệu là gì? Viêm tai giữa không đặc hiệu là gì?

Viêm tai giữa là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nó thường tự hồi phục hoặc nếu cần điều trị thì sẽ đáp ứng rất tốt. Tuy nhiên hiện tại y văn đã ghi nhận những trường hợp đặc biệt, không đặc hiệu của trẻ viêm tai giữa. Vậy viêm tai giữa không đặc hiệu là gì? Nó có nguy hiểm không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cùng HoiBenh.

Viêm tai giữa không đặc hiệu là gì?

Viêm tai giữa là phản ứng viêm của tai giữa do nguyên nhân nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng. Đây là bệnh lý phổ biến ở trẻ em, tuy vậy, nó vẫn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Có 3 thể lâm sàng biểu hiện của viêm tai giữa bao gồm: viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa thanh dịch, viêm tai giữa mạn tính.

Viêm tai giữa cấp là một tình trạng viêm do nhiễm trùng ở tai giữa với biểu hiện nổi bật là sự đau tai xuất hiện một cách đột ngột. Ở trẻ nhỏ chưa biết nói chuyện, ta có thể quan sát thấy trẻ ôm bịt tai, quấy khóc và mất ngủ. Trẻ trở nên biếng ăn, có khi sốt cũng có thể nhận ra.

Viêm tai giữa thanh dịch thường không có biểu hiện, đôi khi bệnh nhân sẽ than phiền về một tình trạng thấy căng đầy trong tai. Đây là tình trạng bệnh lý của tai giữa được định nghĩa là sự hiện diện của chất lỏng vô khuẩn trong tai giữa và tồn tại trên 3 tháng.

Viêm tai giữa mạn tính được định nghĩa là phản ứng viêm trong tai giữa có biểu hiện bởi sự xuất tiết dịch qua lỗ tai ngoài kéo dài hơn 3 tháng. Tình trạng này có thể dẫn đến viêm tai giữa cấp tính.

Cả 3 thể viêm tai giữa này đều có thể gây mất thính lực.

Cho tới thời điểm hiện tại, chưa có y văn định nghĩa về thể Viêm tai giữa không đặc hiệu, tuy nhiên, đã có một vài báo cáo ca lâm sàng đã ghi nhận một số trường hợp hiếm gặp để mô tả một tình trạng viêm tai giữa cấp tính (là bệnh lý thường gặp, sẽ hồi phục nhanh chóng sau khi được chẩn đoán và điều trị) sau khi được điều trị lại có biến chứng. Nói cách khác dễ hiểu, chúng ta có thể nôm na nói rằng, viêm tai giữa không đặc hiệu là một tình trạng viêm tai giữa cấp tính (viêm tai giữa nhiễm trùng) có biến chứng với biểu hiện mập mờ để phát hiện sớm hoặc khi biểu hiện rõ thì đã nặng nề, dù đã được điều trị ban đầu.

vicare-viem-tai-giua-khong-dac-hieu-la-gi-body-1

Biểu hiện của một viêm tai giữa không điển hình

Trong viêm tai giữa không điển hình, các biến chứng khó phát hiện chẩn đoán sớm vì những biểu hiện không rõ ràng của bệnh, có thể lý giải là do sự đáp ứng một phần với điều trị ban đầu. Và những biến chứng này nặng, có thể đe dọa tính mạng.

Trẻ em viêm tai giữa có thể gặp biến chứng nội sọ (viêm màng não, áp xe não, áp xe ngoài màng cứng, huyết khối xoang tĩnh mạch và tụ máu dưới màng cứng) và các biến chứng ngoài sọ (viêm xương chũm, liệt dây thần kinh mặt, viêm tai trong).

Tóm lại, chúng ta không thể phát hiện sớm dấu hiệu của biến chứng viêm tai giữa không đặc hiệu. Vì thế, nhận thức được biến chứng có thể xảy ra sau điều trị ban đầu, để nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện, các dấu hiệu cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức:

  • Trẻ sốt trở lại
  • Méo mặt
  • Chân yếu liệt khi đi lại
  • Chảy dịch lỗ tai ngoài

Viêm tai giữa đa phần đáp ứng với điều trị ban đầu, tuy nhiên vẫn có một số đó gặp biến chứng. Và trong nhóm gặp biến chứng, thì đa phần chỉ xuất hiện một biến chứng, còn đa biến chứng là rất hiếm gặp (y văn hiện tại đã ghi nhận một bé gái 3 tuổi bị viêm tai giữa có 5 biến chứng!).

Vì biểu hiện mơ hồ của viêm tai giữa không đặc hiệu giúp can thiệp sớm, hạn chế sự xâm hại nặng nề tổ chức bị tổn thương.

  • Vì bản chất của biến chứng bệnh là nặng nề, như viêm màng não, liệt dây thần kinh mặt, áp xe não, tụ máu xoang tĩnh mạch não... là những bệnh lý có thể đe dọa tính mạng.

Nên ta có thể thấy sự nguy hiểm của viêm tai giữa không đặc hiệu.

Viêm tai giữa không đặc hiệu có nguy hiểm không?

  • Vì biểu hiện mơ hồ của viêm tai giữa không đặc hiệu giúp can thiệp sớm, hạn chế sự xâm hại nặng nề tổ chức bị tổn thương.
  • Vì bản chất của biến chứng bệnh là nặng nề, như viêm màng não, liệt dây thần kinh mặt, áp xe não, tụ máu xoang tĩnh mạch não... là những bệnh lý có thể đe dọa tính mạng.

Nên ta có thể thấy sự nguy hiểm của viêm tai giữa không đặc hiệu.

vicare-viem-tai-giua-khong-dac-hieu-la-gi-body-2

Yếu tố nguy cơ của viêm tai giữa không đặc hiệu là gì?

Một trẻ viêm tai giữa ngoài việc các phụ huynh được theo dõi sát, thì đôi khi trẻ sẽ được nhập viện để theo dõi vì trẻ có nguy cơ bị viêm tai giữa không đặc hiệu, các yếu tố nguy cơ ấy bao gồm:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi
  • Trẻ có bất thường cấu trúc giải phẫu sinh lý hệ thính giác
  • Trẻ có tình trạng rối loạn miễn dịch
  • Trẻ không có dấu hiệu năng động, thèm ăn trở lại sau 3 ngày điều trị ban đầu

Viêm tai giữa không đặc hiệu được bác sĩ chẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ sẽ thăm khám toàn thân, đặc biệt là các dấu hiệu thần kinh khu trú của trẻ

Bác sĩ sẽ đề nghị một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm cấy máu, xét nghiệm yếu tố viêm, chẩn đoán hình ảnh như CT scan, chọc dịch não tủy...

Điều trị viêm tai giữa không đặc hiệu

Tùy vào biến chứng tìm được ở trẻ viêm giữa không đặc hiệu, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp điều trị phù hợp như kháng sinh truyền tĩnh mạch, liệu pháp kháng đông, chọc hút khối máu tụ....

vicare-viem-tai-giua-khong-dac-hieu-la-gi-body-3

Phòng ngừa viêm tai giữa không đặc hiệu ra sao?

  • Bú sữa mẹ. Viêm tai giữa cấp tính thì ít gặp ở trẻ được bú sữa mẹ so với trẻ bú sữa công thức. Vì thế bú mẹ 6 tháng đầu sau sinh là một biện pháp phòng ngừa.
  • Chích ngừa vaccine. Chích ngừa vaccine pneumococcal conjugate ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh làm giảm nguy cơ bị viêm tai giữa cấp. Đây là loại vaccine khuyến cáo cho mọi trẻ em. Tuy nhiên, đã có ghi nhận về tính không hiệu quả của nó với trẻ có yếu tố nguy cơ (xem mục “Yếu tố nguy cơ của viêm tai giữa không đặc hiệu là gì ?”) hoặc đối với trẻ lớn đã từng bị viêm tai giữa. Vaccine cúm cũng thể hiện vai trò làm giảm nguy cơ viêm tai giữa không đặc hiệu.
  • Tránh các yếu tố gây kích ứng. Giữ môi trường sống không khói thuốc lá, hoặc bất kỳ chất kích ứng nào đã biết để phòng ngừa viêm tai giữa kích ứng.

Viêm tai giữa không đặc hiệu là bệnh lý nặng nề, khó mà phòng ngừa, cần được đánh giá nguy cơ, theo dõi sát, phát hiện và điều trị sớm bởi bác sĩ. Dĩ nhiên, việc phòng ngừa vẫn đóng vai trò thiết yếu từ ban đầu như bú sữa mẹ, chích ngừa vaccine, tránh các yếu tố gây kích ứng.

Xem thêm:

  • Bệnh viêm xoang có gây ù tai không?
  • Nên cẩn thận với bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
  • Người bị bệnh viêm tai giữa dùng kháng sinh gì?