Viêm tắc tuyến sữa có nên cho con bú?

Viêm tắc tuyến sữa là dạng nhiễm trùng thường gặp ở phụ nữ cho con bú, thường xuất hiện ở thời điểm cho con bú 6 tháng đầu. Bệnh khiến mẹ mệt mỏi, kiệt sức và sợ lây sang con nên thường cho trẻ ngưng bú sữa mẹ. Vậy viêm tắc tuyến sức có nên cho con bú? Điều này đúng hay sai?

Viêm tắc tuyến sữa có nên cho con bú? Viêm tắc tuyến sữa có nên cho con bú?

Viêm tắc tuyến sữa là gì?

Sữa mẹ được sản xuất theo quy trình từ các nang sữa, từ các ống dẫn đổ về xoang chứa sữa. Xoang chứa sữa nằm ở phía sau quầng vú, khi trẻ có động tác bú mút sẽ kích thích dòng sữa chảy ra ngoài.

Tuy nhiên, khi lòng ống dẫn bị hẹp bít lại vì lý do nào đó đã khiến sữa không thể thoát ra ngoài. Tại chỗ tắc, hiện tượng sữa đông kết sẽ diễn ra tạo nên những hòn cục. Trong lúc đó sữa vẫn được sản xuất làm cho chỗ bị tắc ngày càng căng giãn. Điều này khiến các ống dẫn sữa khác bị chèn ép, tạo thành 1 vòng tròn bệnh lý và tình trạng tắc tuyến sữa càng nặng hơn.

Hiện tượng này thường xảy ra đối với những sản phụ mới sinh và trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.. Việc viêm tắc tuyến sữa cần được điều trị sớm để không làm quá trình tạo sữa bị ảnh hưởng, nếu để lâu sẽ mất sữa.

vicare.vn-viem-tac-tuyen-sua-co-nen-cho-con-bu-body-1

Nguyên nhân gây viêm tắc tia sữa

Viêm tắc tuyến sữa do nhiều nguyên nhân, cụ thể:

  • Mẹ không cho trẻ bú sớm và thường xuyên
  • Khi cho con bú, mẹ không vệ sinh sạch sẽ đầu vú và ngón tay nên vi khuẩn có điều kiện xâm nhập từ ngoài vào ống sữa thông qua đầu vú.
  • Hệ thống ống dẫn sữa nhiễm khuẩn sẽ nhỏ hẹp nên cản trở sữa thoát ra ngoài.
  • Đầu ti của mẹ bị thụt vào trong hoặc phẳng, quá to, biến dạng khiến bé bú khó sẽ bị bé cắn đầu ti nứt. Những vết nứt loét dần với những tác động bú mút của trẻ sẽ khiến vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào tuyến sữa sinh sôi, phát triển dẫn đến viêm tắc tuyến sữa.
  • Mẹ căng thẳng tinh thần khi mới bắt đầu nuôi con hoặc chế độ dinh dưỡng của mẹ chưa hợp lý.

Dấu hiệu nhận biết viêm tắc tuyến sữa

Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm tắc tuyến sữa cho mẹ như sau:

  • Bầu vú căng to hơn bình thường, đau nhức và tiết sữa ít hoặc không tiết sữa
  • Có cảm giác nhức đầu, mệt mỏi, đau vú do sữa ứ đọng nhiều bên trong.
  • Sờ vào ngực sẽ cảm thấy những khối tròn có bề mặt gồ ghề, mật độ cứng, có nhiều kích thước khác nhau, chạm vào thấy đau.

Viêm tắc tuyến vú có nên cho con bú?

Nhiều mẹ băn khoăn viêm tắc tuyến vú có nên cho con bú hay không. Thực tế, việc cho con bú khi bị viêm tắc tuyến vú vẫn nên thực hiện vì khi cho con bú là cách tốt nhất để mẹ có thể lấy hết được sữa ra ngoài. Trong khi sữa này vẫn an toàn cho trẻ vì dịch tiêu hóa trong cơ thể trẻ có khả năng tiêu diệt được vi khuẩn.

Mẹ cần lưu ý trước khi cho con bú cần làm sạch đầu vú bằng vải mềm được thấm nước ấm khoảng 15 phút. Ngoài ra, bên ngực bị viêm tắc tuyến sữa mẹ nên mát xa thường xuyên.

Nếu có thể mẹ nên cho bé bú cả hai bên. Tốt nhất là bắt đầu ở bên viêm để trẻ bú hết. Nếu bên ngực viêm quá đau thì bạn cho bé bú bên còn lại trước. Khi sữa đã ra đều thì bạn cho bé bú bên viêm. Hoặc mẹ có thể vắt sữa ra ngoài bình cho bé bú nếu bé ngậm khiến bạn đau ngực.

Trong trường hợp mẹ viêm tắc tuyến vú có mủ thì tuyệt đối không cho trẻ bú mẹ. Vì lúc này, sữa mẹ có vi khuẩn gây hại, sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ

vicare.vn-viem-tac-tuyen-sua-co-nen-cho-con-bu-body-2

Dự phòng và điều trị viêm tắc tuyến sữa như thế nào?

Để không phải hỏi viêm tắc tuyến sữa có nên cho con bú không khi rơi vào tình trạng này thì việc phòng ngừa rất quan trọng. Việc phòng ngừa quan trọng nhất là tránh nứt đầu vú. Trong thời gian đầu, trẻ khó ngậm do vú tụt vào trong thì mẹ nên vê kéo dần ra ngoài hằng ngày.

Mẹ cũng nên cho con bú đúng giờ, mỗi lần bú khoảng 10-15 phút là đủ, không nên bú quá dài. Bú hết một bên, không để trẻ ngậm vú khi ngủ. Nếu trẻ không bú hết sữa thì nên vắt sữa ra ngoài.

Trước khi cho con bú thì mẹ nên làm sạch đầu vú, nhất là các kẽ núm vú và bỏ đi vài giọt sữa đầu. Khi trẻ bú xong cần lau sạch và khô.

Nếu thực hiện các biện pháp phòng ngừa trên thất bại thì mẹ cần đi khám để được điều trị kịp thời.

Hiện nay có các phương pháp điều trị như:

  • Sử dụng tác nhân vật lý (sóng siêu âm trị liệu, nhiệt trị liệu, laser cường độ cao, massage trị liệu kết hợp máy hút sữa).
  • Sử dụng thuôc skhangs viêm, kháng sinh. Nhưng chúng ảnh hưởng đến việc tiết sữa và sản phụ về sau khó có khả năng tiết sữa nên hạn chế áp dụng.
  • Vật lý trị liệu dựa trên cơ sở lý luận bóc tách các kết dính sâu bởi sóng xuyên thấu.
  • Sản phụ sẽ được bác sĩ tư vấn kiến thức sữa mẹ và phương pháp cho con bú đúng cách, hiệu quả nhằm tránh bị viêm tắc tuyến sữa và tái phát.

Như vậy, với những thông tin trong bài viết hy vọng bạn đọc đã biết bị viêm tắc tuyến sữa có nên cho con bú không. Chúc các mẹ nuôi con khỏe mạnh và vui vẻ!

Xem thêm:

  • Điều trị tắc tia sữa đúng cách phòng viêm - áp xe tuyến vú
  • Viêm tuyến sữa có nguy hiểm không?
  • Cách điều trị và giải pháp phòng ngừa bệnh viêm tuyến sữa