Viêm ruột thừa đau bụng trong bao lâu?
Đau ruột thừa có thể dẫn đến vỡ ruột thừa, tràn mủ ra các khu vực xung quanh, đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Nắm được các biểu hiện và dấu hiệu nhận biết viêm ruột thừa sẽ giúp chúng ta chủ động trong việc đối phó với căn bệnh này.
Viêm ruột thừa đau bụng trong bao lâu?
Đau ruột thừa có thể dẫn đến vỡ ruột thừa, tràn mủ ra các khu vực xung quanh, đe dọa đến tính mạng của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Nắm được các biểu hiện và dấu hiệu nhận biết viêm ruột thừa sẽ giúp chúng ta chủ động trong việc đối phó với căn bệnh này.
Viêm ruột thừa là gì?
Ruột thừa là một bộ phận của cơ thể, nhỏ như ngón tay cái nằm ở bên phải của bụng. Một đầu được bịt kín còn đầu kia thông với manh tràng (đoạn đầu tiên của ruột già). Viêm ruột thừa hay đau ruột thừa là tình trạng sưng và nhiễm trùng xảy ra tại ruột thừa.
Bệnh thường xảy ra ở độ tuổi thanh thiếu niên và trẻ em từ 10 – 30 tuổi, không lây lan và không có tính chất di truyền.
Viêm ruột thừa nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến vỡ ruột thừa gây tràn mủ ra khu vực xung quanh, đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Chính vì thế, việc nhận biết sớm dấu hiệu đau ruột thừa có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc chẩn đoán, điều trị, tránh những biến chứng xấu.
Những nguyên nhân gây viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân:
- Do nhiễm một số loại vi khuẩn như: salmonella, shigella...
- U phân, muối canxi hay sỏi phân hoặc khối u (hiếm) làm tắc nghẽn ruột thừa, dẫn đến viêm và nhiễm trùng.
- Sưng và viêm các nang bạch huyết dẫn tới nhiễm trùng, tạo máu đông và làm vỡ ruột thừa.
- Tăng sản mô lympho có liên quan đến tình trạng viêm và nhiễm trùng.
Triệu chứng bệnh viêm đau ruột thừa là gì?
- Đau bụng: bệnh nhân bị đau bụng dữ dội tại vị trí vùng thượng vị bên tay phải xung quanh rốn sau đó di chuyển xuống hố chậu phải. Cơn đau thường bắt đầu từ rốn và tăng lên sau 6 đến 24 giờ.
- Chướng bụng.
- Nôn: người bệnh bị nôn kèm với chướng bụng và đau bụng dữ dội.
- Chán ăn: bệnh nhân cảm thấy sợ thức ăn, không cảm thấy đói.
- Thay đổi đại tiện: Vì viêm ruột thừa tương tự với các rối loạn tiêu hóa, bạn có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy. Tuy nhiên, cần đi khám bác sĩ ngay nếu như triệu chứng này kèm theo các triệu chứng khác kể trên.
- Co cứng thành bụng: các triệu chứng này thường xảy ra sau khi đau bụng, kèm theo các cơn đau bụng tăng dần và ruột thừa có thể bị vỡ gây nguy hiểm cho tính mạng.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi thấy có những dấu hiệu bất thường nêu trên, bạn cần nghĩ ngay đến nguy cơ bị viêm ruột thừa và đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Viêm ruột thừa thường kéo dài trong bao lâu?
Các triệu chứng của đau ruột thừa thường xuất hiện nhanh chóng trong vòng 24h. Thời gian để viêm ruột thừa tiến triển thành vỡ ruột thừa thường trong vòng 72h hoặc ít hơn.
Các biến chứng của viêm ruột thừa
- Vỡ ruột thừa: khi ruột thừa bị vỡ, các chất của đường ruột và các sinh vật gây bệnh có thể bị rò rỉ vào khoang bụng. Điều này có thể gây ra nhiễm trùng ổ bụng (hay còn gọi là viêm phúc mạc).
- Áp xe mủ hình thành trong bụng: khi ruột thừa vỡ, nhiễm trùng và sự rò rỉ các chất đường ruột có thể hình thành áp xe – ổ áp xe gây nhiễm trùng ruột thừa và các khu vực quanh ruột thừa. Ruột thừa áp xe cần phải điều trị trước khi vỡ ổ áp xe, gây nhiễm trùng rộng khoang bụng.
Điều trị hiệu quả viêm ruột thừa như thế nào?
Phương pháp điều trị viêm ruột thừa được sử dụng phổ biến đó là cắt bỏ đoạn ruột thừa bị viêm. Để làm được điều này các bác sĩ có thể áp dụng 1 trong 2 hình thức phẫu thuật là mổ hở hoặc mổ nội soi.
Phẫu thuật nên được tiến hành càng sớm càng tốt, ngay khi có chẩn đoán. Đây là điều trị đương nhiên không có bàn cãi cho các trường hợp viêm ruột thừa hoại tử hay thủng gây viêm phúc mạc. Thậm chí nhiều ý kiến cho rằng dù chẩn đoán viêm ruột thừa chưa xác định nhưng nếu người bệnh có cơn đau giống đau ruột thừa và đang diễn tiến nặng thì vẫn có khuyến cáo phẫu thuật để tránh các biến chứng đáng ngại của viêm ruột thừa.
Hiện nay, cùng với sự ra đời của nhiều loại kháng sinh có hiệu lực mạnh và phổ kháng khuẩn rộng, phương pháp can thiệp nội khoa có thể sẽ dần dần được áp dụng tại các cơ sở y tế tại Việt Nam. Điều trị kháng sinh thường được bác sĩ áp dụng cho các trường hợp viêm ruột thừa ở những vùng xa xôi, những bệnh nhân có nhiều nguy cơ cho cuộc mổ hay từ chối mổ. Lưu ý, điều trị kháng sinh có tỷ lệ thất bại phải chuyển phẫu thuật, đồng thời đòi hỏi quá trình theo dõi chặt chẽ và kéo dài hơn và hiệu quả giảm dần theo thời gian.
Trong sinh hoạt hằng ngày bạn cần làm gì để phòng tránh bệnh viêm ruột thừa?
Xây dựng một chế độ ăn hợp lý
- Uống nhiều nước để giúp đường ruột được thông suốt, và hoạt động tốt.
- Ăn nhiều củ cải dưa chuột và nước ép.
- Ăn nhiều rau để tăng dịch nhầy, ngăn quá trình tích tụ tại ruột thừa và ruột già.
- Ăn tỏi nhiều để kháng viêm.
- Đậu xanh là một thực phẩm giúp làm sạch đường ruột.
Thay đổi thói quen sinh hoạt theo hướng tích cực
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao khoảng 30-40 phút mỗi ngày.
- Nên ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi đúng giờ. Không nên thức quá khuya sẽ làm cho hệ tiêu hóa của bạn bị rối loạn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm ruột thừa.
- Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ, tránh ăn quá nhanh và lưu ý là cũng không được ăn khuya.
- Luôn giữ cho mình một tinh thần sống thoải mái, vui vẻ nhất có thể. Tránh để tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài bằng cách tham gia các hoạt động xã hội, đi dạo, tụ tập cùng bạn bè, chăm sóc thú cưng, nghe nhạc...
Viêm ruột thừa thực sự rất nguy hiểm bởi nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể gây vỡ ruột, thậm chí dẫn tới tử vong. Vì vậy, tốt nhất, khi xuất hiện các dấu hiệu như đã nêu trên, các bạn nên đi khám ngay. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy đến với Bệnh viện Vinmec để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Xem thêm:
- Cần biết để xử trí khi bị viêm ruột thừa
- Dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm ruột thừa?
- 4 điều có thể bạn chưa biết về bệnh viêm ruột thừa