Viêm ruột thừa đau bên nào? Nhận biết sớm viêm ruột thừa từ vị trí đau bụng

Ruột thừa đau bên nào của bụng là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và không ít người vẫn còn mơ hồ về câu trả lời chính xác. Đau ruột thừa dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đau bụng khác. Đồng thời đau ruột thừa nếu không can thiệp sớm, kịp thời sẽ dẫn đến triệu chứng nguy hiểm cho tính mạng.

Viêm ruột thừa đau bên nào? Nhận biết sớm viêm ruột thừa từ vị trí đau bụng Viêm ruột thừa đau bên nào? Nhận biết sớm viêm ruột thừa từ vị trí đau bụng

Ruột thừa đau bên nào của bụng là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và không ít người vẫn còn mơ hồ về câu trả lời chính xác. Đau ruột thừa dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đau bụng khác. Đồng thời đau ruột thừa nếu không can thiệp sớm, kịp thời sẽ dẫn đến triệu chứng nguy hiểm cho tính mạng. Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để có câu trả lời cho mình nhé.

1. Vị trí, cấu tạo và chức năng của ruột thừa

Vị trí ruột thừa

Ruột thừa hình thành do sự thoái hóa phần đầu manh tràng (nằm ở hố chậu bên phải, đoạn ngắn nhất và to nhất của đại tràng, chiều dài khoảng 6cm, rộng 7cm). Ruột thừa liên kết với manh tràng qua một lỗ ruột thừa và có van đậy. Ruột thừa có hình dạng giống như con giun, chiều dài thay đổi từ 3 – 13 cm.

Cấu tạo ruột thừa

Ruột thừa được cấu tạo từ 4 lớp: lớp ngoài cùng là niêm mạc, tiếp theo là lớp dưới niêm mạc, lớp cơ và lớp sau cùng là lớp thanh mạc.

Chức năng ruột thừa

Con người có thể sống hoàn toàn khỏe mạnh mà không có ruột thừa. Do vậy, khá nhiều người lầm tưởng tên gọi là ruột thừa vì nó không có vai trò, chức năng gì đối với con người. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng, sự hiện diện của ruột thừa cũng có những ý nghĩa nhất định.

Sự tổng hợp các tế bào trong hạch bạch huyết, tủy xương, ... (lymphoid) diễn ra tại ruột thừa. Đây là cơ chế tổng hợp rất quan trọng để tạo nên các kháng thể chống lại những tác nhân xâm nhập, vận chuyển bạch cầu, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Đối với thai nhi, ruột thừa có vai trò cân bằng nội môi (homeostatic) và giúp quá trình trao đổi chất của bào thai được diễn ra bình thường. Ngoài ra, ruột thừa hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, sản sinh ra các vi khuẩn có lợi nhằm bảo vệ đường ruột.

vicare.vn-viem-ruot-thua-dau-ben-nao-nhan-biet-som-viem-ruot-thua-tu-vi-tri-dau-bung-body-1

2. Nguyên nhân đau ruột thừa

Đau ruột thừa là bệnh lý của ruột thừa với sự tổn thương tại đây như viêm, sưng, nhiễm trùng. Theo thống kê, trung bình cứ 10 người thì sẽ có 1 người bị đau ruột thừa, ở bất kỳ lứa tuổi nào (nhưng phổ biến nhất vẫn là những người trong độ tuổi từ 10 – 30 tuổi).

Một số yếu tố sau đây làm gia tăng khả năng đau ruột thừa:

Tắc lòng ruột thừa

Hiện tượng tắc lòng ruột thừa do co thắt ở gốc hoặc đáy ruột thừa gây ra. Ruột thừa bị gấp hoặc dính. Tình trạng sỏi hoặc giun kim, giun đũa chui vào lòng ruột thừa gây ra tắc nghẽn. Ngoài ra, sự căng giãn quá mức của các nang lympho cũng khiến ruột thừa có nguy cơ bị tắc.

Tắc nghẽn mạch máu ở ruột thừa

Khi tắc nghẽn ở lòng ruột thừa cao, các tĩnh mạch, mao mạch tụ máu thành khối nhưng các tiểu động mạch vẫn mở dẫn đến ứ máu, gây viêm nhiễm ruột thừa.

Nhiễm trùng ruột thừa

Hai loại vi khuẩn phổ biến trong lòng ruột thừa là Bacteroides fragilis và Escherichia coli hình thành sau khi bị tắc dẫn đến viêm, sưng, nhiễm trùng ruột thừa.

3. Khi bị viêm, ruột thừa đau bên nào của bụng?

vicare.vn-viem-ruot-thua-dau-ben-nao-nhan-biet-som-viem-ruot-thua-tu-vi-tri-dau-bung-body-2

Từ vị trí của ruột thừa, bạn có thể dễ dàng nhận thấy đau ruột thừa điển hình sẽ nằm ở phía bên phải bụng. Các cơn đau sẽ lan xuống hố chậu phải kèm theo thời gian đau âm ỉ kéo dài, mức độ đau ngày càng gia tăng khi bạn thay đổi tư thế hoặc tạo ra các áp lực lên khu vực này.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đối với phụ nữ đang mang thai hoặc trẻ em thì vị trí đau ruột thừa có thể hơi khác. Ví dụ, mẹ bầu trong các tháng cuối bị đau ruột thừa sẽ có vị trí đau bụng cao hơn bình thường, ở vùng hạ sườn phải. Lý do là vì em bé trong tử cung phát triển đẩy manh tràng và ruột thừa lệch khỏi vị trí ban đầu.

Cho đến nay vẫn chưa có cách để ngăn không cho viêm ruột thừa xảy ra, vì vậy, khi có dấu hiệu đau nhói ở vùng quanh rốn ở khu vực bụng bên phải, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chuẩn đoán và can thiệp kịp thời.

Một số đặc điểm khác để nhận biết đau ruột thừa

  • Tình trạng nôn và buồn nôn sau các cơn đau bụng dữ dội
  • Khi ấn vào bụng dưới bên phải đau nhưng khi không ấn nữa cảm giác đau càng nhiều hơn. Hiện tượng đau dội ngược là dấu hiệu chuẩn đoán viêm ruột thừa chính xác cao.
  • Chướng bụng, đầy hơi và chán ăn do tình trạng viêm ruột thừa ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, có thể gây ra rối loạn bài tiết như táo bón, kiết lỵ
  • Nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường, có biểu hiện sốt đi kèm với hiện tượng tay chân run

4. Cách xử lý khi bị đau ruột thừa

Đau ruột thừa nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: thủng ruột thừa, tắc ruột, áp-xe và nhiễm trùng huyết (các vi khuẩn nhiễm trùng xâm nhập vào máu và đi khắp cơ thể). Vì vậy, đau ruột thừa cần được phẫu thuật sớm để ngăn ngừa tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.

Phẫu thuật viêm ruột thừa có thể thực hiện theo hai hình thức:

Phẫu thuật mổ hở

Bác sĩ tạo vết cắt tại vùng bụng dưới bên phải của bệnh nhân. Sau đó, chỗ ruột thừa bị viêm nhiễm sẽ được cắt bỏ. Bác sĩ kiểm tra lại các khu vực lân cận, nếu không có phát sinh sẽ may vết mổ lại.

Người bị đau ruột thừa được chỉ định mổ hở khi ruột thừa bị vỡ và dịch trong ruột thừa đã lan sang các cơ quan khác. Thời gian thực hiện ca mổ sẽ khoảng 60 phút tùy vào từng trường hợp.

Phẫu thuật nội soi

Dụng cụ chuyên khoa trong mổ nội soi đau ruột thừa sẽ được bác sĩ đưa qua vết cắt nhỏ ở bụng. Khí cacbonic được bơm vào để làm căng bụng. Sau đó, ống soi có gắn camera và ánh sáng lạnh giúp nhìn rõ hơn để bác sĩ dễ dàng thực hiện cắt bỏ ruột thừa.

Phẫu thuật nội soi thường được áp dụng với những trường hợp phát hiện sớm, người cao tuổi hoặc béo phì vì ít để lại biến chứng, ít xâm lấn, thời gian hồi phục nhanh.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ bị đau ở vết mổ (người mổ hở sẽ đau hơn mổ nội soi) nhưng tình trạng này sẽ giảm dần sau vài ngày. Người bệnh cần nghỉ ngơi và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để không có biến chứng sau phẫu thuật.

vicare.vn-viem-ruot-thua-dau-ben-nao-nhan-biet-som-viem-ruot-thua-tu-vi-tri-dau-bung-body-3

Lưu ý sau phẫu thuật

  • Sau phẫu thuật ruột thừa, cần hạn chế vận động hoặc chơi thể thao từ 2 – 4 tuần để tránh ảnh hưởng đến vết mổ chưa lành
  • Khi tắm, không để nước dính vào các vết mổ vì sẽ dễ gây nhiễm trùng
  • Hạn chế cười, ho, hắt hơi vì cơ bụng sẽ căng lên làm đau vết mổ
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên quá kiêng cữ dẫn đến kiệt sức. Những ngày đầu sau mổ nên ăn cháo, súp nấu loãng, mềm, dễ nuốt. Về sau có thể ăn đa dạng hơn: phở, đậu, trứng, thịt, cá, rau xanh. Ăn nhiều trái cây như đu đủ, cam, nho, ... Nhóm thực phẩm này lành tính, cung cấp vitamin A và C giúp làm sạch đường ruột và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
  • Theo dõi vết thương, tái khám định kỳ theo chỉ định để bệnh hồi phục tốt nhất

Xem thêm:

  • Dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm ruột thừa?
  • 5 dấu hiệu cảnh báo bạn sắp bị vỡ ruột thừa
  • Đau bụng, phân nâu sau mổ ruột thừa là sao?