Viêm phổi trẻ sơ sinh - Dấu hiệu và cách phòng tránh

Khi mới chào đời, trẻ sơ sinh chưa quen với điều kiện thời tiết và sức đề kháng còn yếu, do đó trẻ sơ sinh rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp đặc biệt là bệnh viêm phổi. Nếu viêm phổi trẻ sơ sinh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe của trẻ, thậm chí còn có nguy cơ gây tử vong cao.

Viêm phổi trẻ sơ sinh - Dấu hiệu và cách phòng tránh Viêm phổi trẻ sơ sinh - Dấu hiệu và cách phòng tránh

Khi mới chào đời, trẻ sơ sinh chưa quen với điều kiện thời tiết và sức đề kháng còn yếu, do đó trẻ sơ sinh rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp đặc biệt là bệnh viêm phổi. Nếu viêm phổi ở trẻ sơ sinh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe của trẻ, thậm chí còn có nguy cơ gây tử vong cao.

1. Viêm phổi trẻ sơ sinh là gì?

Viêm phổi trẻ sơ sinh là tình trạng nhiễm trùng trong đường hô hấp của trẻ sơ sinh. Đây còn là hiện tượng viêm nhiễm nhu môi phổi.

vicare.vn-viem-phoi-tre-so-sinh-dau-hieu-va-cach-phong-tranh-body-1
Cùng HoiBenh tìm hiểu viêm phổi ở trẻ sơ sinh.

2. Nguyên nhân dẫn đến viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Các nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi cụ thể như sau:

  • Một số trường hợp, trẻ sơ sinh từ khi lọt lòng đã bị viêm phổi, nguyên nhân ban đầu có thể do thời gian vỡ ối trước khi sinh.

Vỡ ối từ 6h- 12h trước khi sinh: Thì khả năng viêm phổi ở trẻ sơ sinh chiếm khoảng 33%.

Vỡ ối từ 12h-24h trước khi sinh: chiếm khoảng 51%.

Vỡ ối từ trên 24h: chiếm khoảng 90% trẻ sinh ra có nguy cao bị viêm phổi

  • Trẻ bị nhiễm trùng từ đường sinh dục của mẹ trước khi chào đời.
  • Bệnh đã xuất hiện ngay trong tử cung của mẹ. Trong khi mang thai, người mẹ tiếp xúc trực tiếp với: không khí ô nhiễm... làm cho tử cung thiếu dưỡng khí.
  • Chăm sóc trẻ không đúng cách
  • Ủ ấm trẻ quá nhiều trong mùa đông.
  • Thường xuyên bật điều hòa, quạt số lớn trong mua hè dễ khiến trẻ bị nhiễm lạnh, gây ra viêm phổi.
  • Cho trẻ ra ngoài vào lúc sáng sớm hay lúc tối muộn mà không giữ ấm cho trẻ cẩn thận.
  • Môi trường xung quanh trẻ bị ô nhiễm bởi khói bụi, bệnh truyền nhiễm.

3. Dấu hiệu nhận biết viêm phổi ở trẻ sơ sinh

  • Trẻ bị sốt cao bất thường trên 37,5 độ C, hoặc hạ thân nhiệt bất thường, kèm theo quấy khóc không ngừng.
  • Thở nhanh liên tục: Nhịp thở trên 60 lần/phút (đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi), trên 50 lần/phút ( đối với trẻ từ 2 tháng- 1 tuổi), trên 40 lần/phút (đối với trẻ hơn 1 tuổi).
  • Trẻ lười ăn ăn, thường xuyên ói mửa, bị tiêu chảy, tình trạng sụt cân nhanh chóng.
  • Thở gấp, thở gắng sức: Trẻ có tình trạng co kéo cơ liên sườn, cánh mũi trẻ phập phồng, trẻ thở rên khó chịu.
  • Tím tái quanh mặt và môi.
  • Ngủ li bì, phản ứng chậm hoặc gần như không phản ứng với tác động từ xung quanh.
  • Ho là triệu chứng thường gặp nhất.
  • Viêm phổi ở trẻ sơ sinh nặng dễ dẫn tới tử vong

Bệnh sẽ không thể gây nguy hiểm nếu cha mẹ nhận biết sớm và điều trị kịp thời theo chỉ dẫn của bác sĩ.

vicare.vn-viem-phoi-tre-so-sinh-dau-hieu-va-cach-phong-tranh-body-2
Cho trẻ bú sữa mẹ để tăng cường sức đề kháng.

4. Các biến chứng của bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh.

Sau đây là những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi nặng:

  • Nhiễm trùng máu.
  • Viêm màng não.
  • Còi xương.
  • Trụy tim hoặc tràn dịch màng tim.
  • Hệ miễn dịch suy yếu rất nhanh chóng.
  • Tràn phủ màng phổi.

5. Trẻ sơ sinh bị viêm phổi nặng cần điều trị như thế nào?

  • Điều trị cho trẻ sơ sinh bằng thuốc kháng sinh.
  • Thuốc ho có thể sử dụng để giúp thông và mát cho trẻ khi bị viêm phổi: Việc dùng thuốc ho giúp trẻ bật đờm ra ngoài, và có tác dụng làm loãng các chất nhầy kẹt lại trong phổi. Phổi và các cơ quan khác của hệ hô hấp được dịu mát hơn.
  • Xông hơi cho trẻ bằng nước ấm, vỗ nhẹ lồng ngực trẻ. Cho trẻ hít thở, đồng thời xông hơi bằng nước ấm khoảng 4 tới 6 lần trên ngày, 1 lần khoảng 10 phút. Tiến hành khum bàn tay, và vỗ nhẹ vào lồng ngực của trẻ, chủ yếu vỗ vào cơ quan phổi. Vỗ nhanh trong khoảng 1 phút, sau đó nghỉ tầm 1 phút, lại tiếp tục thực hiện liên tục khoảng 5 lần.

Cách làm như trên giúp cho trẻ có thể loại bỏ và khạc đờm ra bên ngoài, sẽ cải thiện tình trạng bệnh.

***Lưu ý: Cần đưa trẻ sơ sinh gặp bác sĩ nếu trẻ bị viêm phổi, không tự ý dùng kháng sinh cho trẻ.

6. Các cách phòng tránh bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh.

  • Tiêm chủng: Đây là giải pháp vàng giúp phòng ngừa viêm phổi hiệu quả cho trẻ sơ sinh. Để giúp hạn chế tối đa tình trạng trẻ sơ sinh bị bệnh viêm phổi, cha mẹ cần tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin để phòng bệnh cho con ngay từ khi con mới đẻ, đặc biệt là loại vắc xin phòng tránh phế cầu khuẩn. Đây là loại vi khuẩn rất nguy hiểm gây ra bệnh viêm màng não và nhiễm trùng huyết ở trẻ.
  • Chăm sóc cho trẻ sơ sinh thật đúng cách
  • Không để trẻ nhiễm lạnh.
  • Để trẻ thoáng mát.
  • Cho trẻ bú bằng sữa mẹ để trẻ có đầy đủ chất dinh dưỡng đồng thời tăng sức đề kháng, cũng như hệ miễn dịch trong cơ thể.
  • Các dụng cụ cá nhân dùng để dùng để chăm cho sóc trẻ sơ sinh gồm: chăn, tã lót, cốc thì phải vô trùng, sạch sẽ nhất.
  • Không cho trẻ sơ sinh tiếp xúc với bụi, khói thuốc lá. Bởi vì thuốc lá là tác nhân gây ra bệnh ung thư phổi, và các bệnh về đường tiêu hóa.
  • Giữ vệ sinh thật sạch sẽ cho trẻ
  • Hạn chế cho trẻ đến nơi có nguồn không khí bị ô nhiễm.

Qua bài viết trên chắc các bạn đã có cái nhìn toàn diện về bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh cũng như là cách phòng tránh bệnh cũng như chăm sóc trẻ khi bị bệnh. Chúc các mẹ và các bé có sức khỏe tốt!

Xem thêm:

  • Các nguyên nhân dẫn đến viêm phổi nặng ở trẻ sơ sinh
  • Vì sao viêm phổi ở trẻ sơ sinh khiến các mẹ lo lắng?
  • Triệu chứng bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh như thế nào?