Viêm phổi thùy ở trẻ em có nguy hiểm không?

Một trong những bệnh mà trẻ em hay mắc là bệnh viêm phổi thùy. Tuy nhiên nhiều người không nắm rõ bệnh viêm phổi thùy là bệnh gì, nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm phổi thùy ở trẻ và bệnh viêm phổi thùy ở trẻ em có nguy hiểm không, bệnh điều trị như thế nào? Những thông tin này về bệnh viêm phổi thùy ở trẻ em sẽ được cung cấp trong bài viết này.

Viêm phổi thùy ở trẻ em có nguy hiểm không? Viêm phổi thùy ở trẻ em có nguy hiểm không?

Một trong những bệnh mà trẻ em hay mắc là bệnh viêm phổi thùy. Tuy nhiên nhiều người không nắm rõ bệnh viêm phổi thùy là bệnh gì, nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm phổi thùy ở trẻ và bệnh viêm phổi thùy ở trẻ em có nguy hiểm không, bệnh điều trị như thế nào? Những thông tin này về bệnh viêm phổi thùy ở trẻ em sẽ được cung cấp trong bài viết này.

1. Viêm phổi thùy ở trẻ em là bệnh gì?

Trước khi tìm câu trả lời cho thắc mắc viêm phổi thùy ở trẻ em có nguy hiểm không, nguyên nhân của bệnh thì mời độc giả cùng tìm hiểu xem bệnh viêm phổi thùy ở trẻ em là bệnh gì.

Viêm phổi thùy là một dạng của bệnh viêm phổi và được phân loại theo hình ảnh Xquang phổi. Bệnh viêm phổi thùy gây tổn thương các tổ chức phổi như phế nang, mô liên kết kẽ cũng như tiểu phế quản tận cùng. Bệnh viêm phổi thùy có thể xảy ra ở một thùy phổi hay nhiều thùy và cũng có khi là cả hai bên phổi nhưng thường gặp nhất là thùy dưới phổi phải.

Bệnh viêm phổi thùy ở trẻ em bao gồm 2 giai đoạn với những triệu chứng khác nhau:

  • Giai đoạn khởi phát: Trẻ thường có dấu hiệu như sốt cao đột ngột, đau tức ngực, người rét run và ho khan, khó thở.
  • Giai đoạn toàn phát: Sau 3 ngày tính từ ngày xuất hiện các dấu hiệu khởi phát của bệnh mà bệnh không được phát hiện thì ở trẻ sẽ xuất hiện những triệu chứng nặng hơn như bé bị sốt cao liên tục 39 – 40 độ C hay trẻ trở nên biếng ăn, quấy khóc và nôn mửa, đau bụng, có đờm đặc hay đờm có màu gỉ sắt cũng như nước tiểu ít, sẫm màu.
vicare-viem-phoi-thuy-o-tre-em-co-nguy-hiem-khong-body-1
Trẻ em bị bệnh viêm phổi thùy thường hay quấy khóc

2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi thùy ở trẻ em

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phổi thùy ở trẻ có thể do nhiều loại mầm bệnh như vi khuẩn, nấm cũng như ký sinh trùng hay hóa chất...gây nên.

Ngoài ra, viêm phổi thùy do phế cầu ở trẻ có thể diễn biến thành dịch ở các cơ sở mẫu giáo, nhà trẻ, trường học. Do trẻ em là đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên thường rất dễ bị vi khuẩn cũng như các yếu tố gây bệnh khác tấn công. Vậy viêm phổi thùy ở trẻ em có nguy hiểm không, mời bạn đọc tìm hiểu trong mục tiếp theo.

3. Bệnh viêm phổi thùy ở trẻ có nguy hiểm hay không?

Với câu hỏi viêm phổi thùy ở trẻ em có nguy hiểm không thì câu trả lời cho bạn là viêm phổi thùy được đánh giá là một trong những căn bệnh nguy hiểm ở trẻ em. Bệnh viêm phổi thùy có thể dễ để lại những biến chứng khi điều trị kháng sinh không đúng cách như:

  • Viêm lan rộng, xẹp thùy phổi cũng như áp xe phổi, tràn dịch màng phổi.
  • Viêm mủ màng phổi cũng là biến chứng thường gặp ở những trẻ bị bệnh viêm phổi thùy khi điều trị kháng sinh không có tác dụng với phế cầu và khiến bệnh nhân bị sốt kéo dài cũng như lượng bạch cầu tăng cao đột biến.
  • Tràn dịch màng ngoài tim với biểu hiện trẻ bị sốt kéo dài và chụp x-quang thấy bóng tim to.

4. Điều trị bệnh viêm phổi thùy ở trẻ như thế nào?

vicare-viem-phoi-thuy-o-tre-em-co-nguy-hiem-khong-body-2
Trẻ bị viêm phổi thùy do phế cầu khuẩn thì kháng sinh tốt nhất để trị bệnh thường là penicillin

Bên cạnh câu hỏi viêm phổi thùy ở trẻ em có nguy hiểm không thì nhiều người thắc mắc bệnh viêm phổi thùy ở trẻ cần được điều trị ra sao.

Nguyên tắc điều trị bệnh viêm phổi thùy ở trẻ cũng tương tự như điều trị viêm phế quản phổi. Bệnh nhân được chỉ định sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn cũng như chống bội nhiễm và điều trị triệu chứng sốt, khó thở, đồng thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ nâng cao thể trạng cho bé.

  • Đối với những trường hợp trẻ bị viêm phổi thùy do phế cầu khuẩn thì kháng sinh tốt nhất để trị bệnh thường là penicillin. Thường thì trẻ sẽ được chỉ định tiêm bắp thịt 100-200 đơn vị/kg/24h benzyl penicillin và chia 2-4 lần. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể cho bé sử dụng các loại kháng sinh khác như ampicillin, amoxicillin hay cotrimoxazol.
  • Với các trường hợp trẻ bị viêm phổi thùy đã có biến chứng thì sẽ dùng Benzylpenicillin với gentamycin hay chloramphenicol.
  • Trường hợp trẻ bị dị ứng với penicillin thì bé sẽ được chuyển sang dùng erythromycin.

Xem thêm:

  • Bệnh viêm phổi thùy ở trẻ em có biểu hiện như thế nào
  • Viêm phổi ở trẻ nhỏ
  • Cách điều trị bệnh viêm phổi cho trẻ sơ sinh tại nhà