Viêm phổi cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm phổi cấp là tình trạng khi tiếp xúc với môi trường độc hại thì bị viêm niêm mạc phế quản cấp. Bệnh nếu không được phát hiện sớm thì sẽ có những biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, gây tử vong cho người bệnh. Do đó, cần nhận biết sớm các triệu chứng để có biện pháp chữa trị bệnh dứt điểm.
Viêm phổi cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi cấp
Bệnh viêm phổi cấp xảy ra do các sinh vật gây hại vượt qua hàng rào bảo vệ của cơ thể xâm nhập vào đường hô hấp để gây bệnh. Khi các sinh vật xâm nhập vào phổi, các tế bào bạch cầu sẽ tấn công lại chúng. Nhưng trong thời gian dài, mầm bệnh tích tụ khiến các protein miễn dịch trong phế nang bị tấn công lại khiến phế nang bị viêm, tích dịch và gây khó thở.
Cụ thể, nguyên nhân bị viêm phổi cấp là:
- Nhiễm khuẩn: Do vi rút, vi khuẩn
- Điều kiện sinh hoạt: Chế độ ăn uống không khoa học, không luyện tập thể dục khiến cơ thể dễ bị sinh vật có hại tấn công phổi.
- Viêm phổi cấp do cúm A/H5N1 lây từ gia cầm bị bệnh sang người
- Những người mắc bệnh nan y như: Bệnh tim mạch, tiểu đường, hệ miễn dịch suy giảm.
Bệnh cần được phát hiện sớm để có phương pháp điều trị thích hợp, hiệu quả và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây nên.
Triệu chứng nhận biết sớm viêm phổi cấp
Viêm phổi cấp tùy vào nguyên nhân, nhóm nguyên nhân gây bệnh mà có những biểu hiện tương ứng. Ban đầu, bệnh có triệu chứng giống cảm cúm, cảm lạnh nhưng dần dần có những biểu hiện nặng hơn.
- Viêm phổi do vi khuẩn: Triệu chứng ho khan, ho có đờm kèm theo máu, sốt cao, thở nhanh, nông, rùng mình toàn thân, đau ngực. Người bệnh sẽ mất sức, đau tức ngực khi ho, buồn nôn, tiêu chảy.
- Đối với người cao tuổi: Triệu chứng thay đổi về mặt nhận thức, lúc nhớ lúc quên, mê sảng. Đối với các cụ có tiền sử bệnh ở phổi thì làm cho bệnh nặng hơn.
- Đối với trẻ nhỏ: Bệnh thường xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi với các triệu chứng thở nhanh, rút lõm lồng ngực, sốt cao, đau bụng, đau ngực,...
- Viêm phổi cấp là do virus: Diễn tiến chậm, nghiêm trọng ít.
Bệnh viêm phổi cấp có nguy hiểm không?
Bệnh ở giai đoạn đầu thường diễn tiến âm thầm nên người bệnh chỉ thấy khó chịu, sốt nhẹ, ho nhẹ nên nhiều người chủ quan khiến bệnh có những biến chứng nguy hiểm như:
- Bệnh lan rộng ra hai hoặc nhiều thùy phổi sẽ khiến người bệnh khó thở, môi tím và mạch nhanh, thậm chí xẹp 1 thùy phổi vì tắc phế quản do đờm đặc quánh.
- Áp xe phổi: Sốt dai dẳng và nhiều đờm
- Tràn mủ màng phổi: Sốt dai dẳng, thấy có mủ khi chọc dò màng ối
- Viêm màng ngoài tim: Đau vùng trước tim, nghe tiếng màng tim,...
Điều trị bệnh viêm phổi cấp như thế nào?
Khi phát hiện có những triệu chứng nghi ngờ bị viêm phổi cấp thì nên đến ngay bệnh viện có chuyên khoa Tai-Mũi-Họng để được thăm khám và có biện pháp điều trị tốt nhất. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định các cách như:
- Nếu viêm phổi cấp do virus: Nghỉ ngơi, uống nhiều nước, không dùng kháng sinh
- Nếu viêm phổi cấp do vi khuẩn: Dùng kháng sinh
- Nếu viêm phổi cấp do nấm: Dùng các loại thuốc kháng nấm
Người bệnh không nên tự ý uống/điều chỉnh liều lượng hay ngưng dùng thuốc kể cả khi không còn triệu chứng viêm phổi cấp. Tất cả đều do chỉ định của bác sĩ.
Phòng ngừa bệnh viêm phổi cấp
Phòng ngừa bệnh viêm phổi cấp cần thực hiện các cách sau:
- Giữ gìn môi trường sống xung quanh sạch sẽ
- Đi ra ngoài đường nên đeo khẩu trang, tránh hít bụi bẩn và khói xe
- GIữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là cổ và bàn chân
- Tắm nước ấm trong phòng kín gió, thông thoáng
- Không nên uống bia rượu, cà phê, hút thuốc lá
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
- Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng chống bệnh tật.
Như vậy, triệu chứng của bệnh viêm phổi cấp tùy thuộc vào đối tượng, nguyên nhân gây bệnh, bạn nên nhận biết sớm để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Xem thêm:
- 8 sự thật về viêm phổi ở trẻ nhỏ mẹ nên biết
- Bệnh viêm phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
- Bệnh viêm phế quản phổi không thể chủ quan