Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh và những điều cha mẹ cần lưu ý

Viêm phế quản không phải là căn bệnh quá nguy hiểm, nhưng nếu không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nặng hơn như viêm phổi hay suy hô hấp. Do đó, việc trang bị những kiến thức cơ bản về viêm phế quản là điều rất cần thiết cho các bậc làm cha làm mẹ để bảo vệ sức khỏe của trẻ tốt hơn.

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh và những điều cha mẹ cần lưu ý Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh và những điều cha mẹ cần lưu ý

Viêm phế quản xảy ra ở đủ mọi lứa tuổi, nhưng ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh khi mà sức đề kháng cơ thể còn yếu chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Tuy không phải là căn bệnh quá nguy hiểm, nhưng nếu không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nặng hơn như viêm phổi hay suy hô hấp. Do đó, việc trang bị những kiến thức cơ bản về viêm phế quản là điều rất cần thiết cho các bậc làm cha làm mẹ để bảo vệ sức khỏe của trẻ tốt hơn.

Triệu chứng nhận biết trẻ sơ sinh nhiễm viêm phế quản

Khi trẻ sơ sinh bị viêm phế quản khá dễ nhận thấy với các dấu hiệu đầu tiên như trẻ bị ho, viêm mũi hay cảm lạnh....Sau đó sẽ có tình trạng sốt kèm theo ho nhiều về đêm hay gần sáng, quấy khóc, cổ họng đau rát, đàm đặc màu xám, vàng hay xanh. Cha mẹ quan sát sẽ thấy trẻ khá mệt mỏi, sốt nhẹ và đau ngực, bú kém, nôn trớ, thở khò khè, nghiêm trọng hơn là khó thở...

Khi trẻ mắc bệnh trong một thời gian dài, bệnh sẽ lan nhanh đến 2 cuống phổi, dẫn đến khí quản có tình trạng sưng phòng, đỏ tấy lên, dịch nhầy ứ động trong phổi và trẻ sẽ bị sốt trong vài ngày.

Viêm phế quản cần điều trị kịp, thời gian bệnh càng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp và nguy cơ nhiễm sang viêm phế quản mãn tính vô cùng cao. Nghiêm trọng hơn sẽ tác động đến nhu mô phổi dẫn đến viêm phổi.

vicare.vn-viem-phe-quan-o-tre-so-sinh-va-nhung-dieu-cha-me-can-luu-y-body-1

Nguyên nhân gây nên viêm phế quản ở trẻ sơ sinh

Đối tượng thường hay mắc phải bệnh viêm phế quản đa phần ở trẻ em, nhất là với các trẻ sơ sinh. Đặc biệt ở những trẻ đẻ non, đang mắc chứng cúm, sởi, ho gà...nguy cơ mắc phải viêm phế quản cao hơn.

Virus dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn là tác nhân chính gây nên tình trạng viêm phổi ở trẻ. Những vi khuẩn phổ biến nhất gây nên là phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, hay liên cầu khuẩn...Khi sức đề kháng của trẻ kém đi, các vi khuẩn vẫn thường xuyên ở mũi và họng sẽ tích cực hoạt động, giúp tăng độc tính, gây bệnh.

Viêm phế quản cũng là hệ quả của việc thời tiết đột ngột thay đổi, cơ thể trẻ chưa kịp thích nghi hay giữ lạnh kém cũng giúp phát sinh bệnh ở trẻ. Ngoài ra, khi trẻ phải thường xuyên hít phải bụi bẩn, thuốc lá, hơi độc ...khi sống trong một môi trường ô nhiễm trong thời gian dài trẻ dễ dàng dẫn đến viêm phế quản mãn tính ở trẻ.

Khi cho trẻ tắm quá lâu, nước tắm quá lạnh, cho trẻ ngồi máy điều hòa sau khi tắm...cũng là tác nhân gây nên tình trạng sưng cuống phổi ở trẻ.

Cha mẹ xử lý ra sao khi trẻ sơ sinh mắc phải viêm phế quản

Khi trẻ có biểu hiện sốt cao, nhịp thở nhanh, môi hay đầu ngón tay bị tím tái đi, cha mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến các bệnh viện nhi hay các chuyên khoa nhi ở các bệnh viên để được bác sĩ khám và có biện pháp điều trị cho trẻ.

Đối với bệnh viêm phế quản các bác sỹ khuyến cáo không sử dụng kháng sinh. Cha mẹ trẻ cần lưu ý các vấn đề sau để điều trị và phòng ngừa bệnh, cụ thể:

  • Cho trẻ ăn uống đầy đủ, chăm sóc thật tốt cho trẻ sẽ giúp nhanh khỏe và khỏi sau vài ngày.

  • Trong gia đoạn này, các bà mẹ cần tăng cường cho trẻ bú mẹ,bổ sung đủ lượng nước cho trẻ ( với trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể bổ sung lượng nước khi pha chế sữa).

  • Trước mỗi bữa ăn dùng thuốc nhỏ mũi dành cho trẻ hay nước muối sinh lí để thông mũi với liều lượng từ 3 – 4/ giọt / 2 – 3 lần/ ngày, hút sạch mũi trẻ.

vicare.vn-viem-phe-quan-o-tre-so-sinh-va-nhung-dieu-cha-me-can-luu-y-body-2
  • Hãy cho trẻ mặc loại quần áo thoáng, rộng khi trẻ sốt, chườm nước mát ở vùng cổ, nách, bẹn trẻ. Khi trẻ sốt quá cao cha mẹ có thể dùng Paracetamol để tiến hành hạ sốt ( dưới sự hướng dẫn về liều lượng, cách sử dụng từ bác sĩ).

  • Cha mẹ cần đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, tuyệt đối không cho trẻ hít phải mùi khói thuốc lá, hóa chất độc hại.

  • Tùy chỉnh nhiệt độ phỳ hợp nhất khi cho trẻ nằm điều hòa, nhưng cha mẹ cũng cần lưu ý không để trẻ nằm quá lâu trong phòng có điều hòa. Khi nằm quạt, tránh quạt quay vào trẻ, chỉnh ở mức nhỏ nhất để quạt quay làm thoáng không khí.

  • Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết bắt đầu chuyển giao mùa. Tránh mặc áo quá dày, áo có chất vải không thấm mồ hôi dẫn đến trẻ sẽ bị cảm lạnh.

  • Nên thường xuyên vệ sinh giặt chăn, gối của trẻ và phơi nắng cho thật khô.

  • Mẹ cần rửa tay sạch sẽ khi bé hay khi cho trẻ bú.

Để tránh tình trạng dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, các bệnh mãn tính, suy hô hấp ở trẻ cần điều trị nhanh chóng, kịp thời, dứt điểm, hiệu quả. Cha mẹ cần phải chủ động trong việc ngăn ngừa phòng bệnh viêm phế quản cho trẻ.