Viêm phế quản có mấy loại?
Viêm phế quản là một bệnh lý đường hô hấp thường gặp mà người bệnh sẽ gặp phải tình trạng niêm mạc của phế quản trong phổi bị viêm. Ngoài ra bệnh nhân hen phế quản thì niêm mạc của phế quản cũng có thể bị viêm, gây nên trình trạng viêm phế quản dạng hen.
Viêm phế quản có mấy loại?
1. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm phế quản
Khói thuốc lá, thuốc lào là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm phế quản mạn tính.
Môi trường ô nhiễm: bụi công nghiệp, khí hậu ẩm ướt, lạnh, tiếp xúc nhiều bụi, khí độc hữu cơ, vô cơ.
Nhiễm khuẩn: vi khuẩn, virus, những ổ viêm nhiễm ở đường hô hấp trên và viêm phế quản cấp là cơ sở thuận lợi cho viêm phế quản mạn tính phát triển.
Yếu tố cơ địa: cơ địa dị ứng
Yếu tố thuận lợi: những người cao tuổi hút thuốc lá thường xuyên, những người phải sống và làm việc trong môi trường sống chật chội, ẩm thấp, thiếu vệ sinh, khí hậu ẩm ướt.
2. Các dạng viêm phế quản và triệu chứng của bệnh
Viêm phế quản cấp tính
Là tình trạng viêm phế quản kéo dài trong thời gian ngắn (dưới 6 tuần).
Nguyên nhân gây bệnh là do virus tấn công lớp niêm mạc của phế quản, gây ra viêm nhiễm. Khi có thể chống lại những con virus này tình trạng phù nề xảy ra và tạo thành nhiều đờm hơn.
Triệu chứng thường gặp: Thường xuyên ho, có đờm, thường xuất hiện từ 24-48 giờ sau khi ho, sốt cao, lạnh run, đau, có cảm giác đau thắt ngực, đau dưới xương ức gây khó thở, thở ngắn. Bên cạnh đó còn kèm theo các triệu chứng như sốt cao, người lạnh run,...
Viêm phế quản mạn tính
Là tình trạng viêm nhiễm hay kích thích ở đường thở (phế quản) kéo dài hoặc tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh thường tái phát vào mùa thu hoặc mùa đông.
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do khói thuốc lá. Khi khói thuốc lá được hít vào bên trong phổi, chúng gây kích thích đường thở và làm tăng tiết dịch đờm nhầy. Ngoài ra những người tiếp xúc với những chất kích thích khác gây kích thích đường thở trong thời gian dài như khói hóa chất, bụi cũng có thể gây viêm phế quản mạn tính.
Triệu chứng thường gặp: Thường xuyên ho khạc vào buổi sáng, ho nhiều, ho có đờm màu vàng đục hoặc xanh, đờm có chất dính, một số trường hợp đờm nhầy và trong, người bệnh thường xuyên cảm thấy suy nhược và khó thở.
Viêm phế quản dạng hen (viêm phế quản co thắt)
Viêm phế quản dạng hen hay còn được gọi là viêm phế quản co thắt là một dạng viêm phế quản xảy ra khi niêm mạc phế quản bị viêm, dẫn tới tình trạng sưng phế quản, phù nề và co thắt làm đường thở bị hẹp lại.
Nguyên nhân gây bệnh do không khí bị ô nhiễm, do stress kéo dài, rối loạn hệ thống dạ dày, đường ruột,...
Triệu chứng ở người bị viêm phế quản dạng hen là thường bị khó thở, thở khò khè, thậm chí là thở rít giống như người bị hen suyễn.3. Một số giải pháp điều trị và chữa bệnh viêm phế quản
Nếu trường hợp người bệnh bị viêm phế quản cấp, nếu có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt, làm việc hợp lý cùng với bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết thì bệnh cũng có thể sẽ tự khỏi trong vài ngày.
Sử dụng thuốc tây y điều trị bệnh viêm phế quản
Nếu bệnh không thuyên giảm, cơ thể xuất hiện triệu chứng sốt cao trên 38,5 độ thì các bạn có thể sử dụng một số loại thuốc hạ sốt có chứa những thành phần paracetamol như efferalgan, panadol,... Đồng thời, các bạn cũng nên bổ sung thêm oresol hoặc các loại nước hoa quả để bù lại lượng nước đã mất trong thời gian sốt.Đối với những trường hợp người bệnh có triệu chứng khó thở, hoặc nghe có tiếng rít thì có thể kết hợp chữa trị thêm một số loại thuốc giãn phế quản như theophyllin, như salbutamol...
Thuốc đông y chữa trị bệnh viêm phế quản
Theo Đông y, viêm phế quản do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khi táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm, nhiệt làm thương phế, thận, phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều
Bài thuốc đông y chữa viêm phế quản như sau: Hạnh nhân 12g, tử uyển 12g, cát cánh 8g, cam thảo 4g, tiền hồ 12g. Nếu đờm nhiều, rêu lưỡi trắng, thêm bán hạ 12g, trần bì 8g. Nếu có hen suyễn thì bỏ cát cánh, thêm ma hoàng 6g. Sắc uống ấm trong ngày chia 2 lần sau bữa ăn 1giờ rưỡi.
Thuốc nam chữa bệnh viêm phế quản
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc tây y để điều trị thì các bạn cũng có thể tìm hiểu những cách chữa được lưu truyền trong dân gian để vận dụng chữa trị cũng khá hiệu quả.
Chữa viêm phế quản với gừng và mật ong: Gừng tươi 50g, rễ cây chè 100g, mật ong . Cho gừng, rễ chè vào nồi, đổ nước vừa đủ sắc một lúc, sau đó lọc chắt lấy nước thuốc, đổ mật ong vào nước thuốc, khuấy đều, cho vào lọ dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml
4. Cách phòng tránh bệnh viêm phế quản hiệu quả
Để hạn chế việc mắc phải bệnh viêm phế quản cũng như ngăn ngừa bệnh thêm trầm trong, mọi người nên:
Cố gắng điều trị triệt để và kịp thời các chứng bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp trên, bởi chúng chính là những tác nhân gây bệnh chủ yếu.
Nên giữ gìn cũng như bảo vệ đường thở một cách cẩn thận đặc biệt là ở những nơi ô nhiễm, và có nhiều khói bụi, hóa chất.... Khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột cần chú ý giữ ấm cho cơ thể.
Tuyệt đối nói không với việc hút thuốc cũng như sử dụng những chất kích thích khác. Đồng thời, chú ý tránh tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng khác như phấn hoa, lông chó mèo, mỹ phẩm...
Duy trì và tăng cường luyện tập, vận động để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.