Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi?

Nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai so với thông thường ra sao? Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi? Các dấu hiệu nào giúp nhận biết bạn bị viêm nhiễm phụ khoa, điều trị và phòng tránh bệnh phụ khoa trong thai kỳ như thế nào? Đây là những thắc mắc của không ít độc giả và bài viết này sẽ đem đến cho bạn câu trả lời cho những thắc mắc trên về việc viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai và ảnh hưởng của bệnh tới thai nhi.

Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi? Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi?

Nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai so với thông thường ra sao? Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi? Các dấu hiệu nào giúp nhận biết bạn bị viêm nhiễm phụ khoa, điều trị và phòng tránh bệnh phụ khoa trong thai kỳ như thế nào? Đây là những thắc mắc của không ít độc giả và bài viết này sẽ đem đến cho bạn câu trả lời cho những thắc mắc trên về việc viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai và ảnh hưởng của bệnh tới thai nhi.

1. Viêm nhiễm phụ khoa trong thai kỳ

Trước khi tìm câu trả lời cho thắc mắc viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi thì mời bạn đọc cùng tìm hiểu về nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa trong thai kỳ.

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết các thai phụ là đối tượng dễ bị các bệnh viêm phụ khoa tấn công nhất do ở thai phụ có sự tăng đột biến hormone trong thời kỳ mang thai sẽ khiến vùng kín của thai phụ nhạy cảm hơn các bệnh nhiễm trùng và gây ngứa.

Hơn nữa, trong thời gian mang thai cấu trúc cổ tử cung mở rộng khiến cho vi khuẩn cũng như mầm bệnh dễ dàng xâm nhập vào gây bệnh viêm phụ khoa.

Bên cạnh đó, khi mang thai thì lượng estrogen tăng cao cùng với kích thước thai nhi ngày càng lớn sẽ chèn ép vùng chậu làm cho hư tiết ra nhiều hơn bình thường. Do đó, nếu như các mẹ bầu không vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thường xuyên thì sẽ rất dễ bị bệnh viêm phụ khoa.

vicare.vn-viem-nhiem-phu-khoa-khi-mang-thai-co-anh-huong-gi-den-thai-nhi-body-1

2. Việc bị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

Phụ nữ mang thai có nhiều nguy cơ bị nhiễm bệnh phụ khoa. Vậy viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

Viêm nhiễm phụ khoa trong thời kỳ mang thai có thể gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đối với thai nhi. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết bệnh phụ khoa không thể lây cho em bé trong suốt cả thai kỳ, tuy nhiên khi mẹ trở dạ sinh con thì em bé sẽ đi qua cổ tử cung và âm đạo của người mẹ nên rất dễ bị nhiễm vi khuẩn cũng như nấm từ mẹ. Do đó, những bé sinh ra theo phương pháp đẻ thường sẽ dễ bị lây nhiễm bệnh phụ khoa từ mẹ mình hơn so với bé được sinh mổ.

Thai phụ bị nấm âm đạo có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi cũng như gây dị tật thai, khiến sức đề kháng của thai yếu và dễ sinh non... Những bé sinh ra bị viêm nhiễm phụ khoa sẽ có dấu hiệu tưa miệng, suy dinh dưỡng do trẻ bị nhiễm nấm trong quá trình sinh.

vicare.vn-viem-nhiem-phu-khoa-khi-mang-thai-co-anh-huong-gi-den-thai-nhi-body-2

3. Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phụ khoa khi mang thai

Giờ đây, bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi. Vậy làm sao để nhận biết bệnh phụ khoa khi mang thai?

Khi mẹ bầu bị viêm nhiễm phụ khoa thì thường xuất hiện những biểu hiện sau:

  • Ngứa, đau nhức và nóng rát ở vùng kín
  • Da vùng âm đạo đỏ, môi âm hộ sưng
  • Dịch tiết âm đạo từ màu trắng sữa chuyển sang màu xanh và nâu kèm theo bọt
  • Dịch âm đạo thường có mùi hôi rất khó chịu
  • Mẹ bầu có cảm giác âm đạo luôn ẩm ướt, khó chịu
  • Mẹ bầu đau khi quan hệ tình dục
  • Khí hư ra nhiều và có màu trắng đục

4. Điều trị viêm phụ khoa trong thai kỳ và cách phòng tránh bệnh khi mang thai

vicare.vn-viem-nhiem-phu-khoa-khi-mang-thai-co-anh-huong-gi-den-thai-nhi-body-3

Bên cạnh thắc mắc viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi không, các dấu hiệu nhận biết bệnh thì nhiều bạn cũng thắc mắc việc điều trị viêm phụ khoa trong thai kỳ và cách phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

Điều trị viêm phụ khoa trong thai kỳ

Đối với phụ nữ có thai thì việc chữa bất kỳ bệnh luôn cần phải đặc biệt chú ý bởi việc điều trị bệnh cho mẹ bầu không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ mà còn cả sức khỏe của thai nhi. Ngoài ra, các mẹ bầu không nên tự sử dụng thuốc kháng nấm khi chưa có chỉ định của bác sĩ bởi những triệu chứng đó có thể giống với một căn bệnh khác lây lan qua đường tình dục.

Khi thấy có những dấu hiệu bất thường ở vùng kín thì thai phụ nên đến ngay các phòng khám phụ khoa để được thăm khám và điều trị. Ngoài ra, mẹ bầu nên vệ sinh vùng kín đúng cách cũng như tránh dùng những dung dịch vệ sinh nặng mùi hay có chất tẩy rửa mạnh và mặc quần thông thoáng, tránh chất liệu nilon...

Bên cạnh đó, các mẹ bầu có thể ăn thêm sữa chua không đường hàng ngày để giúp cân bằng độ pH âm đạo cũng như hỗ trợ trị bệnh hiệu quả hơn.

Phòng ngừa các bệnh vùng kín khi mang thai

  • Mẹ bầu nên mặc quần lót làm bằng vải cotton thoáng khí cũng như tránh quần lót hay quần ôm quá chặt và có chất liệu là vải tổng hợp;
  • Bà bầu có thể thử ngủ mà không mặc quần lót vào ban đêm để khu vực âm đạo thoáng khí.
  • Bạn không nên ngâm mình trong bồn có xà bông tạo bọt, xà bông có hương thơm, chất tẩy rửa có mùi thơm;
  • Bạn không nên tắm bằng bồn lâu và tuyệt đối không ngâm mình trong nước ao, hồ cũng như những vùng nước bẩn khác.
  • Làm sạch vùng kín bằng nước ấm, không dùng xà phòng có tính sát khuẩn cao cũng như các dung dịch vệ sinh bởi các hóa chất trong dung dịch vệ sinh sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi và làm mất độ pH tự nhiên trong môi trường âm đạo, từ đó dễ gây khô rát, khó chịu cho mẹ bầu.
  • Mẹ bầu sau khi đi vệ sinh hoặc đi tiểu thì nên làm sạch vùng kín bằng khăn bông chuyên dụng.
  • Thai phụ tuyệt đối không được thụt rửa sâu trong âm đạo bởi như vậy dễ gây tổn thương cho vùng âm đạo cũng như xuất huyết tử cung.
  • Bà bầu nên tránh giao hợp ở những tuần đầu mang thai cũng như tháng cuối cùng của thai kỳ bởi việc giao hợp trong những khoảng thời gian này có thể gây nguy hiểm tới thai nhi, dẫn tới sinh non.
  • Trước cũng như sau khi quan hệ thì hai vợ chồng cần vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, chồng nên dùng bao cao su và không xuất tinh vào trong âm đạo.
  • Ngoài ra, mẹ bầu nên ăn sữa chua có chứa Lactobacillus acidophilus để duy trì cân bằng vi khuẩn trong ruột và âm đạo.

Nếu phát hiện các dấu hiệu bị viêm nhiễm vùng kín như ngứa, dịch âm đạo có mùi hôi... thì bà bầu nên đi khám phụ khoa ngay để được phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Xem thêm:

  • Viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu phải làm sao?
  • Đặt thuốc viêm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không?
  • 4 bệnh viêm âm đạo khi mang thai mẹ bầu thường gặp nhất