Viêm nha chu: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh
Viêm nha chu là 1 dạng chuyển biến nặng xuất phát từ bệnh viêm nướu. Đây chính là 1 trong những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng rụng răng nếu không được điều trị kịp thời. Để giúp cho các bạn có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh này, Vicare cung cấp những thông tin cần thiết về dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh viêm nha chu.
Viêm nha chu: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh
Viêm nha chu là 1 dạng chuyển biến nặng xuất phát từ bệnh viêm nướu. Đây chính là 1 trong những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng rụng răng nếu không được điều trị kịp thời. Để giúp cho các bạn có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh này, HoiBenh cung cấp những thông tin cần thiết về dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh viêm nha chu.
Viêm nha chu là gì?
Nha chu là 1 tổ chức xung quanh răng, tổ chức này có nhiệm vụ giúp chống đỡ, giữ răng được vững chắc và cố định răng trong xương hàm. Phần mô nướu sẽ ôm sát lấy răng để có thể che chở các mô dễ nhạy cảm bên dưới, giúp ngăn ngừa không cho vi khuẩn xâm nhập vào và gây hại cho răng.
Tình trạng nhiễm trùng bắt đầu từ nướu, lan dần xuống những cấu trúc của mô nha chu bên dưới, làm nướu mất khả năng bám dính vào răng. Lúc này, xương ổ răng bị tiêu hủy đồng thời túi nha chu được thành lập. Răng sẽ dần bị suy yếu đi, chức năng ăn nhai cũng vì thế giảm dần, gây ra ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm cũng như anảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.
Bệnh viêm nha chu nguy hiểm như thế nào?
Viêm nha chu là 1 trong những bệnh lý răng miệng nguy hiểm và để lại các hậu quả nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời.
Viêm nha chu gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng:
- Các vi khuẩn độc hại trong lớp mảng bám gây tổn hại xương nâng đỡ răng, dẫn tới bị tiêu xương.
- Răng lung lay, dần bị suy yếu và dẫn tới nguy cơ mất răng.
- Chức năng ăn nhai giảm dần, gây ra ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm, khiến việc nhai và nói gặp khó khăn
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm nha chu
Để nhận biết được bệnh viêm nha chu, bạn có thể căn cứ vào các biểu hiện dưới đây:
- Nướu chảy máu, sưng viêm là các dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận biết nhất của bệnh viêm nha chu
- Nướu răng dễ bị chảy máu do bất cứ tác động nào như khi ăn thức ăn cứng, đánh răng.
- Nướu bị viêm và sưng đỏ, các mô lợi có những vết loét và trở nên lỏng lẻo, không bám chắc vào chân răng như trạng thái bình thường.
- Có nhiều mảng vôi răng đọng lại ở xung quanh vùng thân răng.
- Răng bị lung lay
- Bắt đầu xuất hiện hiện tượng hôi miệng.
Những trường hợp có nguy cơ cao bị bệnh viêm nha chu:
- Những người thường xuyên hút thuốc lá.
- Không vệ sinh răng miệng đúng cách.
- Không cạo vôi răng định kỳ và khiến mảng bám tích tụ trong thời gian dài.
- Bệnh viêm nướu không được điều trị kịp thời.
- Các bệnh lý cơ thể như bệnh đái tháo đường, tật nghiến răng, thai nghén, tình trạng căng thẳng, dậy thì,...cũng là 1trong những nguyên nhân gây nên bệnh viêm nha chu.
- Chế độ ăn uống cũng như dinh dưỡng không đầy đủ, các rối loạn hệ miễn dịch.
Diễn biến của bệnh viêm nha chu và cách điều trị
Diễn biến bệnh lý nha chu được chia làm ba giai đoạn và tùy vào từng giai đoạn của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các giải pháp điều trị phù hợp.
- Giai đoạn viêm nha chu nhẹ: Bác sĩ sẽ thực hiện loại bỏ các mảng bám ở trên răng, hướng dẫn khách hàng thực hiện việc chăm sóc răng miệng đúng cách. Phương pháp này sẽ được duy trì thường xuyên kết hợp với việc thăm khám răng để theo dõi sát nhất những diễn biến của bệnh, đồng thời có hướng xử lý kịp thời tiếp theo.
- Giai đoạn bệnh đang phát triển: Ở giai đoạn này, tùy trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường bệnh nhân sẽ được chỉ định bít trám tủy, để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và phá hủy chân răng, giúp bảo tồn răng. Bệnh nhân cũng sẽ được chỉ định phục hình răng sứ nếu như có yêu cầu.
- Giai đoạn viêm nha chu nặng làm mất răng: Đây là giai đoạn viêm nha chu ở mức nghiêm trọng nhất. Ở giai đoạn này, nếu không thể bảo tồn răng được nữa, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng và tiến hành trồng răng implant để giúp phục hình răng bị mất.
Cách phòng ngừa bệnh viêm nha chu
Bệnh nha chu có thể phòng ngừa được dễ dàng bằng những biện pháp tại nhà như sau:
- Không nên chải răng bằng phương pháp chải ngang bởi vì như vậy sẽ không làm sạch được các mảng bám ở viền nướu và khe răng mà còn dễ gây hại cho nướu và răng.
- Cần đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ, đồng thời chải răng đúng cách theo chiều dọc.
- Không hút thuốc lá.
- Đặc biệt chú ý là dùng bàn chải mềm, lưu ý khi chải răng nên chải theo chiều dọc từ viền nướu đến bờ cắn của răng. Bạn đặt bàn chải nghiêng 1 góc 45 độ, lấy sạch các mảng bám ở viền nướu cũng như khe răng.
- Bạn nên nhớ rằng: Bờ viền của răng là nơi mảng bám hình thành và tích tụ lại, do đó bạn cần phải đặc biệt chú ý.
- Hạn chế dùng tăm xỉa răng, thay vào đó nên dùng chỉ nha khoa.
- Đi khám răng và vệ sinh răng miệng thường xuyên định kỳ 6 tháng/lần.
- Bổ sung collagen để đề kháng những bệnh răng miệng như bệnh viêm nha chu.
Xem thêm:
- Viêm nha chu/chảy máu chân răng - căn bệnh nguy hiểm thầm lặng
- Tại sao viêm lợi sau khi bọc răng sứ, cách khắc phục an toàn như thế nào