Viêm nha chu/chảy máu chân răng - căn bệnh nguy hiểm thầm lặng

Viêm nha chu cấp là các bệnh về viêm ảnh hưởng đến các mô bao quanh và giữ chặt răng. Đây là căn bệnh về răng phổ biến thứ hai trên thế giới, chỉ sau sâu răng. Viêm nha chu diễn biến từ từ và do các vi khuẩn trên răng và các kẽ răng gây nên. Những vi khuẩn tạo axit, enzym và các chất độc có thể phân huỷ và làm xói mòn các cấu trúc bảo vệ răng (nướu và chân răng). Viêm nha ch...

Viêm nha chu/chảy máu chân răng - căn bệnh nguy hiểm thầm lặng Viêm nha chu/chảy máu chân răng - căn bệnh nguy hiểm thầm lặng

Viêm nha chu cấp là các bệnh về viêm ảnh hưởng đến các mô bao quanh và giữ chặt răng. Đây là căn bệnh về răng phổ biến thứ hai trên thế giới, chỉ sau sâu răng. Viêm nha chu diễn biến từ từ và do các vi khuẩn trên răng và các kẽ răng gây nên. Những vi khuẩn tạo axit, enzym và các chất độc có thể phân huỷ và làm xói mòn các cấu trúc bảo vệ răng (nướu và chân răng). Viêm nha chu là nguyên nhân làm mất chân răng và nướu quanh răng. Mảng bám và cao răng là yếu tố phổ biến nhất gây ra viêm nha chu và các bệnh về nướu.

viêm nha chu

Tác hại của viêm nha chu tới toàn bộ cơ thể

Viêm nha chu là hậu quả do lượng vi khuẩn quá lớn, chủ yếu trong khi đánh răng và nhai thức ăn. Nhiều nghiên cứu cho thấy các vi khuẩn có hại và viêm nha chu làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh:

-Nhồi máu cơ tim: Vi khuẩn trong máu khiến các tiểu cầu tụ lại thành các cục máu đông trong mạch máu (xơ vữa động mạch).

-Đột quỵ mạch máu não do xơ vữa động mạch

-Chuyển dạ/sinh non ở phụ nữ mang thai

-Trẻ sinh nhẹ cân

-Những người trên 60 tuổi có nguy cơ cao suy giảm trí nhớ, trầm cảm và tuần hoàn kém và các rối loạn khác của não.

-Rối loạn cương dương và ung thư.

-Viêm nha chu còn liên quan mật thiết tới bệnh tiểu đường. Viêm nha chu gây chảy máu chân răng liên tục khiến bệnh nhân đái tháo đường không thể kiểm soát lượng đường trong máu. Do đó các bệnh nhân tiểu đường đều cần kiểm tra răng miệng để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng nướu.

viêm nha chu

Làm sao để chẩn đoán viêm nha chu?

Viêm nướu và ăn mòn cấu trúc xương răng chủ yếu không đau và nhiều người đã dễ dàng cải thiện bệnh tình trước khi cần phải điều trị. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào dưới đây, bạn nên đi thăm khám nha sĩ.

-Nướu đỏ hoặc chảy máu khi đánh răng hoặc ăn thực phẩm cứng.

-Nướu vẫn tiếp tục đỏ và sưng sau khi làm sạch khoang miệng.

-Khoảng cách giữa các răng lớn dần và răng dần đẩy về phía trước.

-Hơi thở có mùi hoặc luôn cảm thấy vị đắng trong miệng.

-Tụt lợi, chân răng lộ rõ (Điều này cũng có thể là do đánh răng quá mạnh hoặc sử dụng bàn chải cứng).

-Khoảng cách giữa nướu và răng quá lớn, yêu cầu nhiều kỹ thuật tẩy trùng, sử dụng kháng sinh thậm chí cả phẫu thuật ghép xương bởi có nguy cơ cao nhiễm trùng, rụng răng và nhiều nguy cơ khác.

-Răng lung lay

viêm nha chu

Nguyên nhân gây viêm nha chu

Vệ sinh kém là nguyên nhân phổ biến nhất. Một số yếu tố khác bao gồm tiểu đường, hút thuốc là, chế độ ăn nhiều đường, tinh bột và một số căn bệnh khác.

Cách ngăn chặn viêm nha chu

-Vệ sinh răng miệng đúng cách với bàn chải thích hợp, sử dụng chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng theo yêu cầu của nha sỹ.

-Do viêm nha chu và các bệnh về nướu thường là do lượng vi khuẩn trên cao răng nên bạn cần làm sạch răng 6 tháng một lần hoặc ít nhất mỗi năm một lần thăm khám nha sỹ.

Dr. Vikender Yadav (*)

(Nguồn: www.practo.com)