Viêm não vào mùa? Bố mẹ nên làm gì để bảo vệ con?

Viêm não là căn bệnh phổ biến của trẻ nhỏ thường gặp trong mùa hè. Nó có thể gây ra những tổn thương ở não và để lại những di chứng thần kinh sau này. Bài viết sau đây sẽ giúp cho các bậc cha mẹ hiểu được bệnh viêm não ở trẻ em là gì để từ đó đưa ra cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Viêm não vào mùa? Bố mẹ nên làm gì để bảo vệ con? Viêm não vào mùa? Bố mẹ nên làm gì để bảo vệ con?

Bệnh viêm não ở trẻ em là gì?

Viêm não là tình trạng viêm cấp tính ở não. Bệnh có thể xảy ra quanh năm, nhưng mùa dịch thường bắt đầu vào các tháng hè, đặc biệt từ tháng 5 tới tháng 7. Nguyên nhân chủ yếu của viêm não là do vi khuẩn và virus và có thể truyền qua mỗi và ve. Một số loại virus thường gặp gây viêm não: virus dại, enterovirus, virus herpes simplex,.... Mặc dù đây là căn bệnh hiếm gặp nhưng lại có nguy cơ tử vong cao.

Khi mắc viêm não, trẻ sẽ gặp các triệu chứng tương tự như bệnh cúm như sốt, đau nhức cơ, khớp, mệt mỏi. Trường hợp nghiêm trọng có thể gặp thêm những triệu chứng sau: co giật, không tỉnh táo, yếu cơ, mất cảm giác, mất ý thức, buồn nôn,....

Các loại bệnh viêm não ở trẻ em

Có 2 loại viêm não cơ bản: Viêm não tiên phát và viêm não thứ phát. Viêm não tiên phát xuất hiện khi virus gây viêm não tấn công trực tiếp vào não hoặc tủy sống. Viêm não thứ phát xuất hiện khi virus xâm nhập vào các cơ quan khác của cơ thể rồi mới đi đến não.

Viêm não có nguy hiểm không?

vicare.vn-viem-nao-vao-mua-bo-me-nen-lam-gi-de-bao-ve-con-body-1

Trẻ bị viêm não nếu như không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tình trạng bệnh sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm. Mặc dù hàng năm số trẻ mắc viêm não không cao nhưng nó là một căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính nguy hiểm. Nó có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến não, khiến trẻ hôn mê và thậm chí dẫn đến tử vong hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề. Ngoài ra, khi bị viêm não, trẻ cũng có thể bị mệt mỏi kéo dài, thay đổi tính cách, suy giảm trí nhớ. Đặc biệt, viêm não có thể lây nhiễm được qua đường hô hấp.

Với thể nhiễm khuẩn huyết viêm màng não mủ có thể gây diễn biến tối cấp, có thể sẽ khiến trẻ tử vong chỉ trong 24 giờ đồng hồ kể từ khi phát bệnh. Nếu được phát hiện và điều trị kip thời trong vòng 24 - 48 giờ thì tỷ lệ tử vong sẽ giảm chỉ còn hơn 10%. Do vậy, việc nhận biết các dấu hiệu và điều trị kịp thời là điều vô cùng quan trọng.

Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm não ở trẻ em

Ngay khi phát hiện những dấu hiệu của viêm não như sốt cao, buồn nôn, đau đầu, cứng gáy,..., cha mẹ phải nhanh chóng đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc để tự điều trị tại nhà.

Để chẩn đoán trẻ bị viêm não, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và hỏi về tiền sử mắc bệnh của trẻ. Cha mẹ nên ghi nhớ những triệu chứng bất thường của con và thông báo lại cho bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhận.

Sau đó, bác sĩ sẽ đưa trẻ đi chụp CT hoặc MRI để tìm ra những bất thường ở não. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định cho trẻ chọc dịch não tủy để phát hiện những dấu hiệu nhiễm trùng. Chọc dịch tủy là một trong những kỹ thuật quan trọng để xác định trẻ có mắc viêm não hay không. Khi hệ thần kinh trung ương bị tổn thương thì dịch não tủy cũng sẽ có dấu hiệu nhiễm trùng. Khi hệ thần kinh trung ương bị tổn thương thì dịch não tủy cũng sẽ có những thay đổi tương ứng.

Viêm não không có cách điều trị đặc hiệu. Do vậy, bác sĩ sẽ tập trung vào việc giảm bớt các triệu chứng của bệnh. Về cơ bản, trẻ sẽ được kê đơn thuốc chống viêm và kháng virus. Trong quá trình điều trị, trẻ cần được nghỉ ngơi và uống thật nhiều nước. Thuốc chống co giật cũng được sử dụng để phòng ngừa co giật cho trẻ. Ngoài ra, những trẻ bị di chứng sau viêm não sẽ cần phải tập các bài tập vật lý trị liệu để cải thiện khả năng vận động.

Cha mẹ nên làm gì để bảo vệ con khỏi viêm não?

vicare.vn-viem-nao-vao-mua-bo-me-nen-lam-gi-de-bao-ve-con-body-2
Dạy trẻ giữ gìn vệ sinh thật sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi ăn, sau khi chơi

Virus và vi khuẩn chính là những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm não ở trẻ nhỏ. Chính vì thế, cha mẹ cần hết sức tập trung vào việc ngăn ngừa các virus và vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể trẻ bằng cách giữ gìn vệ sinh thật sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi ăn, sau khi chơi. Cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm đầy đủ các loại vắc xin để phòng ngừa các bệnh lý có thể dẫn tới viêm não.

Muỗi cũng là một nguồn lây nhiễm bệnh viêm não ở trẻ. Do vậy, bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ muỗi đốt cũng là một cách để giúp trẻ ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo dài tay mỗi khi đi ra ngoài, hạn chế đưa trẻ ra ngoài vào sáng sớm vào chiều tối, giữ gìn vệ sinh nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ và sử dụng màn chống muỗi hoặc thuốc chống muỗi mỗi khi đi ngủ.

Xem thêm:

  • Viêm màng não điều trị bao lâu thì khỏi?
  • Tiêm vắc xin viêm não nhật bản mũi 1 cách mũi 2 bao lâu?
  • Mũi vắc xin viêm não Nhật Bản 1 tiêm vào lúc nào?