Viêm nang lông ở mông chữa trị như thế nào để hiệu quả

Mông là vùng da nhạy cảm trên cơ thể, rất dễ mọc mụn. Vùng tổn thương này nằm ở vị trí khá nhạy cảm. Nên nhiều người rất ngại đi khám bác sĩ. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu cách chữa trị viêm nang lông ở mông ở bài viết dưới đây.

Viêm nang lông ở mông chữa trị như thế nào để hiệu quả Viêm nang lông ở mông chữa trị như thế nào để hiệu quả

Viêm nang lông ở mông

Viêm nang lông hay còn gọi là Folliculitis, là tình trạng viêm nhiễm ở phần nông của một hoặc nhiều nang lông. Bệnh gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên và người trẻ. Viêm nang lông trên bề mặt thường tự hết sau vài ngày sau đó, những trường hợp để viêm nang lông sâu hoặc xuất hiện viêm nang lông theo định kỳ thì cần đi khám.

Triệu chứng của viêm nang lông ở mông

Trường hợp mới ban đầu, khi xuất hiện viêm nang lông phần mông sẽ có những triệu chứng sau:

  • Nhẹ mới ban đầu sẽ có thể xuất hiện những mụn nhỏ, đầu trắng, mọc ở nang lông, xuất hiện ở một hoặc nhiều nang lông.
  • Một số sợi lông xuất hiện tình trạng mọc ngược, cuộn tròn, phát triển dưới da không thoát ra ngoài được. Sau đó, tình trạng nặng hơn, xuất hiện các nốt đỏ, gây ngứa khó chịu.

Viêm nang lông do nhiều nguyên nhân sẽ có những triệu chứng, dấu hiệu khác nhau.

Trường hợp viêm nang lông bề mặt

  • Xuất hiện các cục bướu màu đỏ, phát triển xung quanh nang lông
  • Hầu hết trường hợp viêm nang lông đều có bề mặt bên ngoài bị ngứa ngáy hoặc đau
  • Màu đỏ, viêm da
  • Mụn nước chứa mủ, vỡ, đóng vảy

Trường hợp viêm nang lông sâu

  • Trường hợp này, sâu vào trong da, xung quanh nang lông.
  • Vết sưng lớn, viêm nang lông
  • Mụn nước đầy mủ, có thể vỡ ra, đóng vảy
  • Có thể nhiễm trùng để lại sẹo
  • Đau bề mặt

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm nang lông vùng mông

Nguyên nhân chủ yếu là tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) gây nên.

Một số nguyên nhân khác gây nên tình trạng này:

  • Viêm nang lông do nấm Trichophyton rubrum hoặc Malassezia folliculitis (Pityrosporum folliculitis).
  • Viêm nang lông không do vi khuẩn
  • Do tăng bạch cầu ái toan, trường hợp này hay gặp ở người suy giảm miễn dịch.
  • Do bệnh nhân là công nhân, thợ hay phải tiếp xúc với dầu mỡ như thợ lọc dầu, thợ máy...

Một số yếu tố thuận lợi cho bệnh viêm nang lông vùng mông phát triển:

  • Quần áo mặc chật, bó sát người, vải không thấm mồ hôi, bí.
  • Da ẩm ướt, đặc biệt là da dầu, làm việc trong môi trường ẩm ướt
  • Da hay ra mồ hôi, nhất là vào môi trường nóng bức
  • Gãi, cào, cạo lông không đúng cách gây tổn thương khu vực vùng mông
  • Sử dụng các thuốc bôi chứa corticoid thời gian dài
  • Do dị ứng thuốc, một số thuốc uống hoặc bôi gây kích ứng da.
  • Những người béo phì tình trạng viêm nang lông khá phổ biến.
  • Tiểu đường
  • Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải
  • Bệnh nhân suy thận, đang phải chạy thận nhân tạo
  • Thiếu máu do thiếu sắt, kết hợp với viêm nang lông mãn tính
  • Rối loạn tiết bã nhờn, khiến cơ thể tiết ra quá nhiều gây bít lỗ chân lông, cản trở sự phát triển và thoát mồ hôi. Tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Dùng chất tẩy rửa mạnh, bắt lên bề mặt da hoặc là chất giặt tẩy mạnh trên quần áo, giặt không sạch vẫn còn trên quần áo
HoiBenh.vn-viem-nang-long-o-mong-chua-tri-nhu-the-nao-de-hieu-qua-body-2
Viêm nang lông vùng mông khiến nhiều người thấy bứt rứt khó chịu

Viêm nang lông ở mông chữa trị như thế nào để hiệu quả

Viêm nang lông ở mông là một vấn đề khá tế nhị với nhiều chị em. HoiBenh xin chia sẻ một số giải pháp để điều trị tình trạng này. Tình trạng của các bạn, nếu nó trong tình trạng nặng, thì chúng tôi xin khuyên các bạn hãy đến bác sĩ da liễu để khám và điều trị. Vì bác sĩ sẽ biết được chính xác bạn đang trong tình trạng nào dựa vào kết quả cận lâm sàng để chẩn đoán cho bạn một cách tốt nhất.

Một số sản phẩm từ thiên nhiên trị viêm nang lông ở mông khá tốt

Nước muối pha loãng

Nước muối có công dụng sát khuẩn khá tốt, giảm được tình trạng viêm nhiễm và lây lan. Bạn có thể lấy một lượng muối vừa đủ, khoảng 1 thìa cà phê nhỏ, pha vào một chậu nước ấm nhỏ. Dùng khăn hoặc bông để chấm lên vết thương, massage ngày 2- 3 lần. Nên pha nước muối loãng để tránh khô da, nên dùng nước muối sinh lý 0.9%, loại này đã được pha loãng rồi nên bạn không phải pha nữa.

Dầu dừa và chanh

Dầu dừa kết hợp với chanh, vừa có tác dụng dưỡng vừa diệt khẩu khá tốt. Lấy vỏ chanh chà nhẹ nhàng lên vùng tổn thương, nhẹ thôi để không gây trầy xước cho vị trí tổn thương trong 3 - 5 phút. Dùng 3 thìa dầu dừa và 2 thìa nước cốt chanh, massage nhẹ nhàng trong 10 - 20 phút, sau đó rửa lại với nước ấm. Thực hiện 2 - 3 lần/tuần để cho hiệu quả tốt nhất.

Giấm

Giấm có công dụng khá tốt, bạn có thể pha giấm và nước ấm theo tỉ lệ 1 : 1, lấy khăn sạch đắp lên vùng da bị tổn thương trong 5 - 10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Tinh dầu hương thảo

Sử dụng 2 - 3 giọt tinh dầu hương thảo, massage nhẹ nhàng trong 20 phút vùng mông, rửa lại bằng nước sạch, tuần 2 - 3 lần. Nếu da bạn thuộc loại nhạy cảm, nên cho tinh dầu lên cổ tay trước, nếu bị kích ứng gây ngứa thì không nên sử dụng.

Xà phòng diệt khuẩn

Bạn có thể sử dụng xà phòng diệt khuẩn chuyên cho trị viêm nang lông ở mông. Lưu ý bạn nên rửa nhẹ nhàng, không nên chà xát mạnh, tránh làm tổn thương thêm phần vị trí đang tổn thương. Nên chọn những loại xà phòng diệt khuẩn có khả năng tẩy rửa nhẹ.

Điều trị viêm nang lông vùng mông

Dùng dung dịch sát khuẩn khuẩn

Dùng dung dịch sát khuẩn khuẩn để hạn chế vi khuẩn tại bề mặt vị trí tổn thương. Có thể dùng một trong các loại sau:

  • Povidine 10% hoặc Iotdine 10%
  • Hexamidine 0,1%
  • Chlorhexidine 4%

Sử dụng dung dịch sát khuẩn ngày 2 - 4 lần. Nên vệ sinh sạch bằng nước trước khi sử dụng dung dịch sát khuẩn để có hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng thuốc kháng sinh bôi tại chỗ

Sử dụng thuốc kháng sinh bôi tại chỗ, có thể sử dụng một trong những loại kháng sinh dạng bôi sau:

  • Dùng dạng Kem hoặc dạng mỡ Acid Fucidic, thoa 1 -2 lần/ngày
  • Mỡ Mupirocin 2%, thoa 3 lần/ngày
  • Kem Silver Sulfadiazin, thoa 1- 2 lần/ngày
  • Dung dịch Erythromycin, thoa 1- 2 lần/ngày
  • Dung dịch Clindamycin, thoa 1-2 lần/ngày

Bôi thuốc lên vùng tổn thương sau khi sát khuẩn, thời gian điều trị viêm nang lông vùng mông tầm khoảng 7 -10 ngày.

Kháng sinh toàn thân

Trường hợp, viêm nặng cần phối hợp dùng kháng sinh điều trị tại chỗ kết hợp sử dụng kháng sinh toàn thân. Có thể sử dụng một trong một số loại kháng sinh sau:

  • Cloxacilin: Dạng uống, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Cứ 6 giờ dùng 250 - 500mg. Trẻ em dưới 20kg, liều 12,5 - 25 mg/kg.
  • Amoxicillin hoặc Clavulanic 875/125 mg: Uống chia 2 lần/ngày. Trẻ em liều 25mg/kg, uống 2 lần/ngày.
  • Clindamycin 300 - 400mg: Uống hoặc truyền tĩnh mạch, chia 3 lần/ngày. Trẻ em liều 10 -20 mg/kg, dùng 3 lần/ngày, có thể uống hoặc truyền tĩnh mạch.

Trường hợp viêm nang lông do tụ cầu vàng kháng Methicilin

  • Sử dụng Vancomycin 30mg/kg/ngày, chia 4 lần. Không dùng quá 2g/ngày. Pha loãng truyền tĩnh mạch chậm. Trẻ em 40mg/ngày chia 4 lần, 6 giờ tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch 10mg/kg.

Thời gian điều trị cũng trong khoảng thời gian 7 - 10 ngày.

Trường hợp do nấm hoặc nguyên nhân khác phát sinh, cần điều trị nguyên nhân cụ thể tùy từng trường hợp cụ thể.

HoiBenh.vn-viem-nang-long-o-mong-chua-tri-nhu-the-nao-de-hieu-qua-body-3
Phòng tránh bệnh viêm nang lông vùng mông

Phòng tránh bệnh viêm nang lông ở mông

Cách phòng tránh tốt nhất đó là thay đổi phong cách sống sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh cá nhân cũng như cho cộng đồng.

  • Tránh nhổ lông vùng mông, nhổ nhiều gây tổn thương bề mặt, vi khuẩn dễ xâm nhập vào.
  • Cạo lông đúng cách, dùng kem bôi trơn cạo lông để tránh gây tổn thương bề mặt da. Sử dụng dao cạo chuyên dụng, không sử dụng lưỡi dao để cạo trực tiếp, dễ gây tổn thương.
  • Thay dao cạo thường xuyên, vệ sinh dao cạo sạch sẽ, khô ráo sau mỗi lần sử dụng.
  • Không dùng chung khăn tắm, khăn mặt. Phơi khăn tắm, khăn mặt dưới ánh sáng mặt trời để tia UV tiêu diệt vi khuẩn. Trước khi sử dụng giặt khăn nhiều lần dưới nước ấm. Sau khi dùng, giặt khăn với xà phòng chuyên dụng, giặt sạch xà phòng.
  • Giặt sạch quần áo, chú ý vùng mông khá nhạy cảm. Hãy chú ý giặt sạch xà phòng vùng này.
  • Mặc quần áo rộng, thoáng mát để thoát mồ hôi tốt hơn.
  • Nếu tắm bồn tắm, hãy vệ sinh bồn tắm sạch sẽ trước khi vào tắm và sau mỗi lần sử dụng.
  • Sử dụng nước sạch, kiểm tra nguồn nước đảm bảo sạch để bạn không bị nhiễm khuẩn từ nguồn nước.
  • Ăn thêm nhiều rau xanh, hoa quả, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Tránh sử dụng các chất kích thích.

Viêm nang lông vùng mông khiến nhiều chị em tự ti, mất tự tin, nhất là khi diện những bộ bikini nóng bỏng trong mùa hè này. Mong rằng những thông tin HoiBenh cung cấp cho các bạn ở trên đã phần nào giải đáp được thắc mắc của các bạn về trị viêm nang lông vùng mông. Mong rằng chị em sẽ có được làn da vùng này trắng mịn, không tì vết, không mụn khó chịu để tự tin tỏa sáng.

Xem thêm:

  • Nguyên nhân và cách điều trị viêm nang lông
  • Chữa dày sừng nang lông bằng Đông y
  • Viêm nang lông ở bộ phận sinh dục nam