Viêm mũi dị ứng khác cảm cúm như thế nào?

Hiện nay, khá nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa viêm mũi dị ứng và bệnh cảm cúm do các triệu chứng của chúng có nhiều điểm giống nhau, khó phân biệt (chảy mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, nhức đầu, ...). Do vậy, hiểu rõ vấn đề viêm mũi dị ứng khác cảm cúm như thế nào rất quan trọng đối với người bệnh nhằm tránh tình trạng bệnh một đằng, chữa một nẻo.

Viêm mũi dị ứng khác cảm cúm như thế nào? Viêm mũi dị ứng khác cảm cúm như thế nào?

Viêm mũi dị ứng khác cảm cúm như thế nào?

Nguyên nhân gây bệnh

  • Cảm cúm: là hiện tượng viêm mũi đi cùng với viêm họng, tác nhân chủ yếu gây bệnh là do virus (có đến hơn 200 loại virus gây cảm cúm, trong đó thường gặp là hai chủng virus cúm A, B gây ra).
  • Viêm mũi dị ứng: là bệnh lý niêm mạc mũi bị viêm nhiễm do tiếp xúc với dị nguyên đường hô hấp như phấn hoa, bụi, lông động vật, thức ăn, lạm dụng thuốc, ... Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước các yếu tố gây dị ứng (bao gồm nội sinh và ngoại sinh), xâm nhập qua 3 con đường: ăn uống, hít thở và qua da.

Cơ chế lây bệnh

  • Cảm cúm: người lành có thể mắc bệnh trực tiếp qua đường hô hấp (hít phải nước mũi, nước bọt khi người bệnh ho, hắt hơi) hay gián tiếp (tiếp xúc, cầm nắm các vật dụng nhiễm nước bọt, nước mũi của người bệnh, dùng chung các vật dụng như cốc chén, bát đũa, ...). Do vậy, khi bị cảm cúm thì việc hạn chế lây lan và cách ly nhằm khỏi lây nhiễm cảm cúm cho người khác là rất quan trọng.
  • Viêm mũi dị ứng khác cảm cúm là không có khả năng lây bệnh

Tiền sử mắc bệnh

  • Cảm cúm: đối tượng mắc bệnh cảm cúm thường có tiền sử bị bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp do siêu vi
  • Viêm mũi dị ứng: một số trường hợp bệnh nhân đã từng có tiền sử bệnh dị ứng trước đây hoặc có thể do di truyền từ bố mẹ sang con cái.

Thời gian tiến triển

  • Cảm cúm: bệnh thường phát triển âm thầm, từ từ, đa số các triệu chứng của bệnh sẽ bắt đầu từ 1 - 4 ngày hoặc lâu hơn khi bị nhiễm virus. Sau đó các triệu chứng toàn thân giảm dần trong 5 – 7 ngày (người cao tuổi hoặc mệt nhược kéo dài có thể bình phục chậm hơn).
  • Viêm mũi dị ứng: bệnh có thể đến đột ngột, từng cơn khi tiếp xúc với vật gây dị ứng. Đồng thời hiện tượng viêm mũi dị ứng có thể tự biến mất nhanh chóng sau khoảng vài giờ, bệnh nhân trở lại trạng thái bình thường.

Tần số mắc bệnh:

  • Cảm cúm: chỉ khi bị nhiễm virus gây bệnh và không lặp lại thường xuyên
  • Viêm mũi dị ứng: bệnh hay tái phát, có thể xảy ra hàng tuần, hàng tháng, hàng năm, theo mùa
vicare.vn-viem-mui-di-ung-khac-cam-cum-nhu-the-nao-body-1
Triệu chứng của người mắc bệnh viêm mũi dị ứng khác cảm cúm

Biểu hiện của bệnh

  • Cảm cúm: triệu chứng thường gặp sau thời gian ủ bệnh là sốt, rét run nhiều lần trong ngày kèm theo đau nhức toàn thân, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ xương khớp, mặt bừng bừng, hắt hơi sổ mũi chảy nước mắt, đau rát họng, ngạt mũi. Có khi người bệnh còn cảm thấy tức ngực, khạc ra đờm, chảy máu cam, đắng miệng, táo bón, buồn nôn.
  • Viêm mũi dị ứng: có thể nhận biết dấu hiệu của bệnh dựa trên các đặc điểm như ngứa mũi, ngứa mắt, hắt hơi, chảy nước mắt nước mũi, cảm giác ù và đầy tai, ... Người bị viêm mũi dị ứng hay chảy nước mũi trong gây khó chịu mà không kèm theo biểu hiện sốt, ớn lạnh, đau người như bệnh cảm cúm.

Cách điều trị

Cảm cúm:

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị chữa cảm cúm nên việc kiểm soát bệnh chủ yếu là hạ sốt, nghỉ ngơi và nâng cao thể trạng.

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: paracetamol
  • Thuốc xịt/nhỏ thông mũi: nhóm thuốc co mạch hay được sử dụng là oxymetazolin, naphazolin, ... Ngoài ra có thể dùng nước muối sinh lý 0,09% để nhỏ và rửa mũi
  • Thuốc ho: có thể dùng dextromethorphan, codein, decolsin, rhumenol, ...

Lưu ý không nên tự tiện dùng thuốc kháng sinh khi bị cảm cúm bởi chúng không có tác dụng với virus, gây lãng phí tiền bạc, gây hại cho cơ thể. Trong trường hợp bội nhiễm vi khuẩn mới nên dùng thuốc kháng sinh do bác sĩ chỉ định.

Viêm mũi dị ứng:

  • Nguyên tắc đầu tiên khi chữa trị viêm mũi dị ứng là tránh tiếp xúc với tác nhân gây kích thích và giảm bớt tình trạng dị ứng.
  • Làm sạch không khí trong nhà. Vệ sinh và dọn dẹp nhà cửa hàng tuần nhằm loại bỏ bụi bẩn.
  • Giảm thiểu nấm mốc tại khu vực sinh hoạt như phòng bếp, nhà tắm, phòng ngủ, ...
  • Làm mũi dễ chịu hơn

Người bệnh có thể điều trị viêm mũi dị ứng theo nhiều hướng khác nhau như dùng thảo dược (gừng, tỏi, ...) hoặc thuốc hỗ trợ kháng histamin, thuốc thông mũi, chất ổn định tế bào Mast, tiêm miễn dịch, ... Tuy nhiên, trước khi tiến hành điều trị, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn do viêm mũi dị ứng khác cảm cúm nên không thể có phương pháp trị bệnh chung.

vicare.vn-viem-mui-di-ung-khac-cam-cum-nhu-the-nao-body-2
Phân biệt viêm mũi dị ứng khác cảm cúm để điều trị hiệu quả

Nên làm gì khi nghi ngờ viêm mũi dị ứng hoặc cảm cúm?

  • Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh cảm cúm hoặc viêm mũi dị ứng thì điều đầu tiên là bạn nên đến bệnh viện, cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán bệnh chính xác. Tự ý điều trị bệnh sẽ khiến bệnh không được chữa trị đúng cách, tình trạng khó chịu kéo dài gây mệt mỏi, dễ xảy ra biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Khi thấy triệu chứng giảm thì không nên ngừng thuốc mà cần theo đúng phác đồ điều trị và tái khám đúng hẹn. Nhờ vậy mà tình trạng bệnh mới có thể được kiểm soát tốt nhất, điều trị tích cực dứt điểm để bệnh không tái phát.
  • Nên tiêm phòng cảm cúm để ngăn chặn việc bị bệnh. Bạn cũng nên thường xuyên đến chuyên gia về dị ứng để tiến hành các bước kiểm tra, đánh giá mức độ bệnh.
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, làm việc và sinh hoạt phù hợp. Tránh lao lực, suy kiệt sức khỏe. Nên dành thời gian mỗi ngày để rèn luyện cơ thể, nâng cao sức đề kháng.

Xem thêm:

  • Ngăn ngừa biến chứng viêm mũi dị ứng
  • Triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng
  • Người bệnh hen suyễn ăn gì và kiêng gì?