viêm mũi dị ứng có khó không?

Mùa xuân được xem là thời điểm nhạy cảm, là nỗi lo của những ai bị viêm mũi dị ứng mạn tính. Không khí ấm bắt đầu lan tỏa, trong khi không khí lạnh vẫn còn thổi từ các vùng khác, chính vì nền nhiệt bất ổn giữa ngày đêm khiến viêm mũi dị ứng dễ dàng tái phát. Mùa xuân đến, hoa lá đâm chồi, đua nở, phấn hoa càng tích tụ nhiều trong không khí khiến những người bị viêm mũi dị ứn...

viêm mũi dị ứng có khó không? viêm mũi dị ứng có khó không?

Mùa xuân được xem là thời điểm nhạy cảm, là nỗi lo của những ai bị viêm mũi dị ứng mạn tính. Không khí ấm bắt đầu lan tỏa, trong khi không khí lạnh vẫn còn thổi từ các vùng khác, chính vì nền nhiệt bất ổn giữa ngày đêm khiến viêm mũi dị ứng dễ dàng tái phát. Mùa xuân đến, hoa lá đâm chồi, đua nở, phấn hoa càng tích tụ nhiều trong không khí khiến những người bị viêm mũi dị ứng dễ dàng tái phát và điều trị lại càng lâu dài hơn.

Có thể nói, viêm mũi dị ứng không nguy hiểm bằng những căn bệnh hô hấp khác như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hay hen suyễn. Tuy nhiên không thể điều trị lơ là, bởi vì nó sẽ kéo dài dai dẳng. Bạn có biết, nguyên nhân nào khiến tình trạng viêm mũi của bạn cứ thường xuyên tái phát? Làm sao để điều trị loại bệnh vặt nhưng rất khó chịu này? Có thể áp dụng phương pháp nào để giảm sự kéo dài của bệnh? Dưới đây là những cách phòng tránh, tin rằng sẽ đem lại hiệu quả tích cực trong việc kết hợp điều trị cho những ai thường xuyên khổ sở với chứng viêm mũi dị ứng.

1. Loại bỏ các tác nhân gây hại xung quanh

Khi đến thời điểm giao mùa, lời khuyên tốt nhất bạn nên để sẵn trong túi áo, túi xách chiếc khẩu trang hoạt tính khi ra đường bởi vì khói bụi, không khí ô nhiễm ngoài đường là cơ hội để vi khuẩn, những chất độc gây tái phát cho bạn. Hơn thế nữa, tránh đến gần những vườn hoa hay khu vực bày bán hoa, bởi vì phấn hoa có rất nhiều trong không khí xung quanh đó.

viêm mũi dị ứng

Bện cạnh đó, hàng ngày hàng tuần cần lau dọn nhà cửa sạch sẽ, loại bỏ khu vực nấm mốc, hay nhắc nhở người thân không nên hút thuốc lá trong nhà, điều này thật sự rất có hại cho cả bạn và mọi người.

2. Vệ sinh cẩn thận vùng tai, mũi, họng

Đây là 3 bộ phận hàng ngày phải tiếp xúc với rất nhiều tác nhân, nhất là mũi khi hít vào thở ra là đường nối quan trọng nhất của hệ hô hấp. Không có lý do gì mà mỗi ngày chúng ta không vệ sinh tai, mũi, họng và răng miệng thật tốt. Đánh răng trước và sau khi ngủ, sau mỗi bữa ăn nên súc miệng bằng nước muối sinh lý.

viêm mũi dị ứng

Sử dụng thuốc nhỏ mũi để làm sạch mũi, thông thoáng đường thở và loại bỏ các dị nguyên như khói bụi, phấn hoa gây tái phát. Bên cạnh đó, hãy cung cấp đủ nước cho cơ thể, nước làm loãng chất tiết nhày, giúp dịch tiết mũi lỏng hơn, chất nhày thoát ra dễ dàng hơn, không ứ đọng gây viêm nhiễm ở trong.

3. Không nên tắm gội đầu vào sáng sớm

Buổi sáng là thời điểm nhiệt độ cơ thể thấp nhất trong ngày, sau khi thức dậy cơ thể chưa hoạt động, năng lượng chưa được cung cấp, chính vì thể cơ thể dễ bị tác động bởi các chất độc khí thải từ không khí.

viêm mũi dị ứng

4. Xông mũi với nước ấm và muối

Đây là một phương pháp thảo dược giúp loại bỏ các chất độc, bụi bám trong mũi của bạn rất tốt. Cách xông cũng khá là đơn giản và dễ làm. Lấy một lượng nước ấm từ 40-80 độ C, cho một ít muối vào rồi xông khoảng 10-15 phút mỗi lần, mỗi tuần 1-2 lần là vừa đủ.

viêm mũi dị ứng

Ngoài những cách phòng tránh tích cực kể trên, có một số lưu ý cho những người bị viêm mũi dị ứng mạn tính như sau:

- Nếu bạn dùng corticoids để điều trị thì nên dùng dạng thuốc phun tại chỗ.

- Nếu bạn phải phẫu thuật vì một bệnh khác thì bạn nên chữa khỏi dị ứng rồi mới mổ để đảm bảo kết quả tránh sốc hay dị ứng thuốc.

- Nên đi khám sức khỏe thường xuyên 3 tháng một lần, hoặc trước khi bắt đầu vào thời điểm giao mùa.

Trên đây là một số thông tin về viêm mũi dị ứng, hy vọng bạn sẽ không còn thấy lo lắng. Chúc bạn khỏe!

>>> Xem thêm: Ngăn ngừa biến chứng viêm mũi dị ứng