Viêm mũi dị ứng có di truyền từ bố mẹ sang con hay không?

Ngày nay với sự biến đổi của môi trường khí hậu cùng với sự xuất hiện của nhiều tác nhân gây hại, tỷ lệ người mắc bệnh viêm mũi dị ứng ngày càng tăng cao. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh vô cùng khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và công việc. Vậy viêm mũi dị ứng có di truyền từ bố mẹ sang con hay không?

Viêm mũi dị ứng có di truyền từ bố mẹ sang con hay không? Viêm mũi dị ứng có di truyền từ bố mẹ sang con hay không?

Bệnh viêm mũi dị ứng là bệnh gì?

Viêm mũi là tình trạng khi niêm mạc mũi (màng lót bên trong mũi) bị viêm. Viêm mũi dị ứng là một trong những loại viêm mũi xảy ra khi bạn hít phải dị nguyên (chất gây dị ứng). Đây là một dạng phản ứng của cơ thể chống lại dị nguyên này. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng: Hắt hơi, chảy nước mũi, ngạt mũi , ngứa mũi.

Viêm mũi dị ứng có di truyền từ bố mẹ sang con hay không?

Viêm mũi dị ứng là bệnh do rất nhiều nguyên nhân trong môi trường sống và làm việc gây nên. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do tiếp xúc với các dị nguyên như bụi nhà, phấn hoa, lông vũ, bụi công nghiệp chủ yếu là bụi bông, các loại nấm mốc ... Trong đó bụi nhà, phấn hoa là những dị nguyên chính.

Tuy nhiên rất nhiều người chưa biết đến đó là ngoài các yếu tố phơi nhiễm từ môi trường bên ngoài, bệnh viêm mũi dị ứng đã được chứng minh có liên quan đến yếu tố di truyền từ những người thân trong gia đình với nhau. Cụ thể qua các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ di truyền bệnh viêm mũi dị ứng sang các thế hệ sau ở những người thân trong gia đình khá cao chiếm 70%. Tuy nhiên chỉ có khoảng 30% trong số những người này sẽ mắc bệnh. Chính vì thế, chúng ta có thể khẳng định bệnh viêm mũi dị ứng có di truyền từ bố mẹ sang con cái.

vicare.vn-viem-mui-di-ung-co-di-truyen-tu-bo-me-sang-con-hay-khong-body-1
Viêm mũi dị ứng có di truyền từ bố mẹ sang con cái

Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng thường xuất hiện ngay sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng với các biểu hiện: Hắt hơi đột ngột, nhiều lần, thành tràng dài, kéo dài trong nhiều phút và thường xuyên tái phát trong đợt dị ứng; ngứa mũi, đôi khi ngứa cả mũi, mắt, họng. Chảy nước mũi giàn giụa, thường đi kèm với hắt hơi hoặc sau hắt hơi. Có thể ngạt mũi do chảy nhiều nước mũi và sự phù nề của niêm mạc mũi khiến người bệnh phải thở bằng miệng, nhất là vào ban đêm khi ngủ. Bên cạnh đó, người bệnh thường có cảm giác nặng vùng xoang quanh mũi, và đau mặt, sưng quầng mí mắt dưới, nhức đầu, mệt mỏi...

Biến chứng của bệnh viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng như:

Viêm xoang cấp và mạn tính: Do viêm mũi dị ứng lâu ngày dẫn tới ứ đọng dịch tiết tạo thành các ổ viêm gây tắc các lỗ thông xoang dẫn tới viêm xoang.

Viêm họng, viêm thanh quản, viêm tai giữa: Viêm nhiễm ở niêm mạc mũi và xoang mũi tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập xuống họng, thanh quản gây viêm họng, viêm thanh quản, viêm tai giữa.

Ảnh hưởng đến giác mạc: Khi bị viêm mũi dị ứng, nhiều người không chỉ ngứa mũi mà còn bị ngứa cả mắt, bệnh nhân gãi và dụi mắt nhiều có thể gây xước giác mạc, ảnh hưởng đến thị giác của người bệnh.

Hen suyễn: Đặc biệt viêm mũi dị ứng có liên quan mật thiết với bệnh hen suyễn. Các yếu tố gây viêm mũi dị ứng cũng thường là các yếu tố gây khởi phát cơn hen. Do đó, ở những bệnh nhân viêm mũi dị ứng kéo dài sẽ có nguy cơ cao mắc hen hơn người bình thường và đối với bệnh nhân hen bị viêm mũi dị ứng nếu không điều trị tốt thì các cơn hen sẽ bùng phát nặng hơn, nhất là vào mùa lạnh.

Phòng và điều trị viêm mũi dị ứng

vicare.vn-viem-mui-di-ung-co-di-truyen-tu-bo-me-sang-con-hay-khong-body-2
Thường xuyên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để phòng ngừa viêm mũi dị ứng

1.Kiểm soát môi trường, tránh tác nhân gây dị ứng

Để ngăn ngừa viêm mũi dị ứng, bạn nên tránh các tác nhân gây dị ứng như sau:

  • Thường xuyên đeo khẩu trang khi ra ngoài, rửa mũi bằng nước muối sinh lý.
  • Vệ sinh nhà cửa, giặt chăn màn, vỏ gối, màn cửa và phơi dưới ánh sáng mặt trời để loại bỏ các tác nhân có thể gây viêm mũi dị ứng.
  • Hạn chế dùng thảm và nệm ghế bằng vải.
  • Không nuôi chó mèo hoặc những vật có lông khác trong nhà.
  • Nếu trẻ bị dị ứng nhiều, hạn chế cho chơi thú nhồi bông.
  • Ngoài ra, bệnh nhân cần hạn chế tối đa sự tiếp xúc với khói thuốc, khói xe, nước hoa, hương liệu hay những chất nặng mùi khác. Đối với dị ứng nghề nghiệp, nếu không thể đổi nghề, người bệnh nên dùng khẩu trang, mặt nạ hoặc sử dụng các vật liệu thay thế.

2.Dùng thuốc

Đa số các trường hợp viêm mũi dị ứng đều đáp ứng với điều trị bằng thuốc. Các loại thuốc điều trị chính của bệnh thường là kháng histamin (tác nhân gây nên các triệu chứng của viêm mũi dị ứng), dùng thuốc chống nghẹt mũi, xịt mũi có chứa corticoid- loại thuốc này rất có hiệu quả trong điều trị viêm mũi dị ứng.

Tuy nhiên các bạn cần lưu ý không nên dùng thuốc chống nghẹt mũi dạng xịt hoặc nhỏ quá 7 ngày. Việc lạm dụng nó có thể khiến bệnh nhân nghẹt mũi nặng hơn, phải tăng liều, dẫn đến tình trạng viêm mũi do thuốc và nghiện thuốc, rất khó điều trị.

3.Liệu pháp miễn dịch (còn gọi là giải mẫn cảm đặc hiệu):

Sau khi thử các test, các bạn sẽ biết được chính xác là dị ứng với loại kháng nguyên nào, và sau đó sẽ được tiêm chất kháng nguyên gây bệnh với liều tăng dần để cơ thể thích ứng dần với chất đó và không dị ứng nữa. Tỷ lệ thành công của phương pháp này là 80-90%. Tuy nhiên thời gian điều trị phải kéo dài 4 -5 năm mới đạt được hiệu quả mong muốn, các triệu chứng chỉ bắt đầu cải thiện rõ sau 6-12 tháng.

Như vậy qua bài viết trên các bạn cần lưu ý bệnh viêm mũi dị ứng có di truyền từ bố mẹ sang con cái và giữa những người thân trong gia đình. Nếu bố mẹ mắc bệnh viêm mũi dị ứng, khả năng con mắc bệnh là rất cao. Do đó để chủ động phòng tránh bệnh, các bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đồng thời, thăm khám sức khỏe thường xuyên cũng giúp bác sĩ phát hiện bệnh sớm và đưa ra hướng điều trị kịp thời tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Xem thêm:

  • 4 mẹo chữa viêm mũi tại nhà cho bé đơn giản hiệu quả
  • Cách phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng
  • Biểu hiện trẻ bị viêm mũi dị ứng