Viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến tai không?

Bệnh viêm mũi dị ứng là căn bệnh phổ biến nhiều người mắc phải. Nhiều người thắc mắc nguyên nhân mắc bệnh là gì? liệu viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến tai không? Cùng HoiBenh giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây

Viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến tai không? Viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến tai không?

Bệnh viêm mũi dị ứng là căn bệnh phổ biến nhiều người mắc phải. Nhiều người thắc mắc nguyên nhân mắc bệnh là gì? liệu viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến tai không? Cùng HoiBenh giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây.

1. Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng là bệnh về đường hô hấp phổ biến, có thể xảy ra ở hầu hết các đối tượng dù là người trẻ tuổi hay người già. Bệnh là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước các yếu tố gây dị ứng (nội sinh, ngoại sinh) dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm tại niêm mạc mũi.

Dựa vào đặc điểm tái phát bệnh, các chuyên gia y tế phân loại viêm mũi dị ứng ra 2 dạng riêng biệt:

  • Viêm mũi dị ứng cấp tính: Là tình trạng viêm mũi dị ứng tái phát không theo chu kỳ, xuất hiện đột ngột khi tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng.
  • Viêm mũi dị ứng mãn tính: Diễn ra theo chu kỳ lặp lại trong năm và kéo dài từ năm này sang năm khác. Người bệnh thường phải chấp nhận sống chung với viêm mũi dị ứng do không chịu điều trị dứt điểm mỗi khi bệnh tái phát.
vicare.vn-viem-mui-di-ung-co-anh-huong-den-tai-khong-body-1

2. Nguyên nhân viêm mũi dị ứng

Dựa trên nhiều nghiên cứu và khảo sát, các chuyên gia hô hấp đầu ngành tổng hợp nguyên nhân viêm mũi dị ứng cấp và viêm mũi dị ứng mãn tính là do các yếu tố:

  • Thời tiết thay đổi: Là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm mũi dị ứng cấp và viêm mũi dị ứng mãn tính. Khi thời tiết thay đổi đột ngột dẫn đến nhiệt độ, độ ẩm biến đổi, làm cho niêm mạc mũi không thích nghi kịp. Điều này dẫn tới hiện tượng kích ứng và dẫn đến viêm mũi dị ứng.
  • Thức ăn: Theo thống kê, hải sản, trứng... là một trong những loại thực phẩm có khả năng gây bệnh viêm mũi dị ứng nhiều nhất. Người bệnh sẽ có triệu chứng phát bệnh ngay sau khi ăn nhầm phải những loại thực phẩm này.
  • Cơ địa: Một số người có cơ địa dị ứng với thành phần có trong phấn hoa, nước hoa, lông thú vật, nấm mốc, hóa chất.... Khi tiếp xúc với những vật này, cơ thể sẽ bị kích thích.
  • Bệnh lý: Người bệnh mắc phải một số chứng nhiễm trùng mãn tính như: viêm xoang, viêm amidan, viêm họng, viêm VA..., cũng có nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng cấp và viêm mũi dị ứng mãn tính.
  • Lạm dụng thuốc: Việc lạm dụng thuốc nhỏ mũi trong thời gian dài có thể khiến niêm mạc mũi bị khô, xơ hóa làm dẫn đến nguy cơ viêm mũi dị ứng cấp, viêm mũi dị ứng mãn tính, xung huyết, phù nề niêm mạc...
  • Cấu trúc mũi: Một số bệnh nhân bẩm sinh có cấu trúc mũi khác người thường như: mũi vẹo, mào vách ngăn... thì nguy cơ viêm mũi dị ứng cũng cao hơn người bình thường.

3. Dấu hiệu và triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng

Thông thường, dấu hiệu bệnh viêm mũi dị ứng cấp và viêm mũi dị ứng mãn tính diễn ra khá rõ ràng. Người bệnh có thể nhận biết dấu hiệu bệnh dựa trên các triệu chứng sau:

  • Nghẹt mũi: Là dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm mũi dị ứng, nguyên nhân là do nước mũi chảy nhiều và sự phù nề của niêm mạc cản trở không khí lưu thông trong khoang mũi. Có khi ngạt hoàn toàn cả hai bên mũi khiến người bệnh phải thở bằng miệng, nhất là vào ban đêm khi ngủ.
  • Chảy nước mũi: Nước mũi chảy liên tục, dạng lỏng, trong suốt và đôi khi biến thành dạng đặc nhầy, có mủ khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn.
  • Hắt hơi đột ngột, nhiều lần, hắt hơi liên tục, kéo dài nhiều phút và thường xuyên tái phát trong đợt dị ứng.
  • Ngứa: Đôi khi ngứa cả mũi, mắt, họng hoặc cả ngoài da vùng cổ, da ống tai ngoài.
  • Đau đầu: Khi bệnh nhân chảy nước mũi quá nhiều sẽ dẫn tới khó thở. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới dấu hiệu đau đầu, chóng mặt, ù tai ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng.

Bên cạnh đó, người bệnh thường có cảm giác nặng vùng xoang quanh mũi và đau mặt, sưng quầng mí mắt dưới, mệt mỏi...

vicare.vn-viem-mui-di-ung-co-anh-huong-den-tai-khong-body-2

4. Viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến tai không?

Viêm mũi dị ứng nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng như: Viêm xoang cấp và mạn tính do ứ đọng dịch tiết tạo thành các ổ viêm, tắc các lỗ thông xoang; do viêm nhiễm ở niêm mạc mũi và xoang mũi tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập gây viêm họng, viêm thanh quản; do ngạt mũi, tắc mũi khiến người bệnh khó ngủ, chất lượng giấc ngủ kém, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động...

Vậy viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến tai không? Câu trả lời là có. Một trong những biến chứng của bệnh là viêm tai giữa hay nhiễm trùng tai một căn bệnh khá nguy hiểm có thể gây điếc.

Ngoài ra, khi bị viêm mũi dị ứng, nhiều người không chỉ ngứa mũi mà còn bị ngứa cả mắt, đỏ mắt và chảy nước mắt dễ nhầm với bệnh viêm kết mạc hoặc do bệnh nhân gãi và dụi mắt nhiều có thể gây xước giác mạc, ảnh hưởng đến thị giác của người bệnh.

Đặc biệt, viêm mũi dị ứng có liên quan mật thiết với bệnh hen suyễn. Các yếu tố gây viêm mũi dị ứng cũng thường là các yếu tố gây khởi phát cơn hen. Do đó ở những bệnh nhân viêm mũi dị ứng kéo dài sẽ có nguy cơ cao mắc hen hơn người bình thường và đối với bệnh nhân hen bị viêm mũi dị ứng nếu không điều trị tốt thì các cơn hen sẽ bùng phát nặng hơn, nhất là vào mùa lạnh.

vicare.vn-viem-mui-di-ung-co-anh-huong-den-tai-khong-body-3

5. Biện pháp phòng tránh viêm mũi dị ứng

Cách điều trị viêm mũi dị ứng tốt nhất là tránh tiếp xúc với các dị nguyên (nguyên nhân gây ra dị ứng) và phòng ngừa không để các triệu chứng xảy ra. Không nên ăn các loại thực phẩm mà xác định hoặc nghi ngờ gây viêm mũi dị ứng cho bản thân mình (tôm, cua, ốc).

Giữ nhà khô sạch, thoáng khí, hút bụi thường xuyên, không nuôi chó mèo, diệt chuột, gián. Cần loại bỏ nấm mốc, những con mạt, những nơi thiếu ánh sáng, giày cũ, sách báo cũ, cây cảnh, giấy dán tường, chiếu, mền, thảm trải nền nhà, các loại hoa khô.

Cần vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc đệm hạn chế sự tồn tại và sinh trưởng của một số ký sinh trùng (mò, mạt). Nhà ở cần thoáng, mát, sạch sẽ, tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển.

Vào mùa lạnh cần phải giữ ấm cơ thể đặc biệt khu vực vùng cổ, ngực và mũi, không nên tắm nước lạnh. Đối với những ai phải làm việc quá khuya, dậy quá sớm cần lưu ý vì thời điểm này dễ bị cảm và dễ chuyển thành viêm mũi xoang.

Tránh hít phải luồng không khí lạnh, khô một cách đột ngột, hoặc để mũi tiếp xúc với luồng gió máy lạnh, điều hòa đều có thể làm tổn thương, làm khô niêm mạc mũi xoang. Thực hiện một vài động tác giúp làm ấm vùng mũi vào buổi sáng: dùng hai bàn tay chụp lại hai bên vùng cánh mũi và miệng, tay xoa xoa tập thở ra hít vào, thực hiện như vậy chừng vài phút.

Bảo vệ mũi khỏi các tác nhân gây dị ứng. Trong không khí chứa rất nhiều tác nhân xấu, gây kích ứng niêm mạc mũi như bụi, khí thải, vi khuẩn, nấm mốc, khói thuốc lá, hóa chất... Cần tránh và hạn chế sự xâm nhập của các yếu tố này bằng cách sử dụng khẩu trang hoạt tính khi làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm khi đi ra ngoài đường.

Viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến tai, vì vậy cần vệ sinh họng, răng, miệng, mũi thật tốt, súc miệng nước muối, rửa mũi bằng nước muối sinh lý hằng ngày

Uống nhiều nước: Uống nhiều nước để làm loãng chất tiết nhầy, giúp dịch tiết mũi lỏng hơn, chất nhầy thoát ra ngoài một cách dễ dàng hơn, tránh ứ đọng, gây viêm nhiễm.

6. Cách điều trị hiệu quả khi bị viêm mũi dị ứng

Khi bị viêm xoang, viêm mũi, bạn cũng có thể xông mũi bằng nước ấm, nước muối hoặc nước có pha một chút tinh dầu bạc hà giúp thông mũi.

Sử dụng thuốc hợp lý. Không nên lạm dụng một số thuốc nhỏ mũi, xịt mũi vì có thể bị lệ thuốc, gây nhờn thuốc, nhỏ thuốc đúng liều để tránh những tác dụng phụ đi kèm. Ngoài ra những người đã bị viêm xoang mãn tính nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý và đi khám sớm khi có những nghi ngờ biểu hiện của viêm xoang, viêm mũi, viêm đường hô hấp.

Dùng nước muối sinh lý thường xuyên để rửa mũi, làm sạch niêm mạc mũi (tránh tiếp xúc lâu giữa niêm mạc mũi và kháng nguyên, bụi, hóa chất, vi trùng), giúp thông thoáng mũi, tạo điều kiện tốt cho thuốc xịt mũi tác dụng trên niêm mạc.

Các trường hợp viêm mũi dị ứng ban đầu thường tìm đến phương pháp dân gian như nước ép bưởi, nước nghệ xông cây hoa ngũ sắc... đến khi không khỏi mới tìm đến bệnh viện. Khi đó, rất khó khăn cho việc điều trị, bởi bệnh đã đi kèm nhiều biến chứng phức tạp.

Khi có triệu chứng của bệnh, cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa khám và điều trị. Việc dùng thuốc phải theo đúng chỉ định của bác sĩ, không nên ngừng thuốc khi mới có dấu hiệu giảm triệu chứng. Không lạm dụng thuốc nhỏ thông mũi, dùng kéo dài sẽ gây nhờn thuốc và khiến bệnh nặng hơn. Người bệnh cần tái khám đúng lịch để bác sĩ có chỉ định điều trị phù hợp tùy theo diễn biến của bệnh.

Sau khi đọc và tham khảo bài viết trên, chắc hẳn bạn đã phần nào có được câu trả lời cho câu hỏi viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến tai không? Câu trả lời là có. Vì vậy, cần vệ sinh răng mũi họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý, để hạn chế vi khuẩn tấn công.

Xem thêm:

  • Viêm mũi dị ứng có di truyền từ bố mẹ sang con hay không?
  • Ngăn ngừa biến chứng viêm mũi dị ứng
  • Triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng