Viêm mũi dễ biến chứng thành viêm xoang
Viêm mũi là một bệnh rất thường gặp, bệnh dễ tái đi tái tái lại và gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Những hiểu biết nhất định về căn bệnh này sẽ giúp giảm bớt những phiền toái do bệnh gây ra. Cùng tìm hiểu những thông tin sau để hiểu thêm về căn bệnh này nhé!
Viêm mũi dễ biến chứng thành viêm xoang
Viêm mũi có thể biến chứng thành viêm xoang
Viêm mũi là bệnh gây ra do sự là kích thích và viêm lớp màng nhầy bên trong mũi dẫn đến các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi và vướng đờm ở cổ họng.
Bệnh thường gây ra do các tác nhân virus, vi khuẩn, chất kích thích hoặc các chất gây dị ứng.
Đây là một bệnh rất phổ biến, trong đó viêm mũi dị ứng là loại thường gặp hơn. Ở Hoa Kỳ, khoảng 10% -30% người lớn bị ảnh hưởng mỗi năm.
Bệnh nếu không điều trị dứt điểm có thể biến chứng bệnh sẽ diễn tiến dai dẳng gây viêm mũi mạn tính, viêm xoang, viêm tai giữa, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.
Chảy nước mũi, nghẹt mũi... là những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm mũi.
Viêm mũi gồm mấy loại?
Viêm mũi được phân thành ba nhóm chính:
Viêm mũi do các tác nhân gây nhiễm trùng: bao gồm nhiễm khuẩn cấp tính và mãn tính: Dạng bệnh này thường gây ra bởi tình trạng nhiễm trùng virus hoặc vi khuẩn.
Viêm mũi không dị ứng hay còn gọi là viêm mũi vận mạch (vasomotor): nguyên nhân là do giãn mạch do phản ứng dây thần kinh đối giao cảm quá mức. bao gồm chứng viêm mũi tự phát, hoóc môn, lao động nghề nghiệp, vị giác, cũng như viêm mũi do thuốc.
Viêm mũi dị ứng: gây ra bởi các tác nhân gây dị ứng khi hít vào trong không khí. Dựa vào thời gian xuất hiện trong năm viêm mũi dị ứng được chia 2 dạng:
- Viêm mũi dị ứng theo mùa: nhóm này liên quan trực tiếp với phấn hoa và thường xảy ra theo mùa hoa, khi hết mùa hoa thì các triệu chứng này có thể giảm nhẹ hoặc hết.
- Viêm mũi dị ứng quanh năm: liên quan đến các tác nhân như: bụi nhà nấm mốc, gián, lông súc vật...
Nguyên nhân gây bệnh là gì?
Nhìn chung các nguyên nhân có thể dẫn đến viêm mũi bao gồm:
- Các tác nhân gây dị ứng: phấn hoa, bụi, nấm mốc,lông động vật
- Nhiễm các loại virus thường gặp: là những virus gây bệnh cúm như Rhinovirus hoặc vi khuẩn Streptococcus pneumoniae, H. influenzae.....
- Thay đổi thời tiết: sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, độ ẩm, ...: khiến niêm mạc mũi không thích nghi kịp mà bị kích thích dẫn đến viêm mũi.
- Hiện tượng ô nhiễm không khí, khói, bụi, chất khí thải tăng: cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm mũi.
- Sử dụng thuốc nhỏ mũi trong thời gian dài: khiến niêm mạc mũi bị xơ hóa do đó rất dễ dẫn đến xung huyết, phù nề niêm mạc.
- Mắc các bệnh lý khác liên quan: như viêm VA, viêm họng, ... cũng có thể dẫn đến bị bệnh viêm mũi.
Biểu hiện của bệnh như thế nào?
Các triệu chứng của dạng bệnh này thường gặp các triệu chứng của cảm lạnh thông thường bao gồm chảy nước mũi, hắt hơi, đau họng, ho, nghẹt mũi, và nhức đầu nhẹ.
- Nghẹt mũi: Biểu hiện đầu tiên của bệnh là nghẹt mũi. Triệu chứng này thường tăng lên khi trời lạnh và lúc ngủ. Đây là triệu chứng khiến người bệnh rất khó chịu do thiếu oxy khi ngủ.
- Chảy nước mũi: Khi bị viêm mũi, người bệnh sẽ chảy nhiều nước mũi, có thể ở dạng dịch lỏng, trong suốt ,không màu. Khi có tình trạng bội nhiễm vi khuẩn, tính chất nước mũi sẽ thay đổi như: chuyển thành dạng nhầy, có màu vàng hoặc xanh .
- Giảm khả năng ngửi: do sự phù nề niêm mạc mũi dẫn đến hạn chế sự hoạt động của các thần kinh khứu giác, và các tế bào khướu ở mũi.
- Các triệu chứng đi kèm: mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, mất ngủ, đau họng... Do sự hình thành các hóa chất trung gian hóa học gây viêm, ảnh hưởng đến những cơ quan xung quanh.
Các phương pháp điều trị bệnh viêm mũi
Mục tiêu điều trị của bệnh là cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm nhanh các triệu chứng và ngăn ngừa tái phát và thuốc điều trị phải an toàn.
Người bệnh cần
- Tránh tiếp xúc với các dị ứng nguyên nếu biết.
- Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý 3-4 lần mỗi ngày, sau đó dùng thuốc xịt mũi tác dụng tại chỗ. Bệnh nhân nên sử dụng các loại thuốc xịt mũi thảo dược, hạn chế sử dụng thuốc xịt có thành phần Corticoid.
- Nếu có kèm theo các biểu hiện như nước mũi dạng dịch nhầy, có mủ, dịch mũi màu xanh, vàng thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ để điều trị do người bệnh đã bị tình trạng bội nhiễm vi khuẩn.
- Ngoài ra, vệ sinh nhà ở, môi trường sống, đảm bảo sạch, thoáng là việc làm rất quan trọng để loại bỏ tác nhân gây bệnh.
Hướng điều trị trong trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn
Các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng các loại thuốc sau:
- Kháng sinh đặc trị viêm đường hô hấp, thường uống trong 5-7 ngày
- Nhóm thuốc kháng histamin không gây buồn ngủ
- Thuốc co mạch, corticoid uống chỉ dùng trong đợt ngắn.
- Corticoid dạng xịt nếu triệu chứng gây khó chịu nhiều
Các biện pháp phòng tránh hiệu quả bệnh viêm mũi
Bệnh viêm mũi thường gây các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân, đặc biệt trẻ em. Đa phần các trường hợp viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp hơn. Do đó chúng ta có thể phòng tránh căn bệnh này bằng cách:
- Tránh các yếu tố kích thích từ môi trường đối với những người có cơ địa dị ứng như: phấn hoa, bụi, nấm mốc, tránh các loại vật nuôi.
- Luôn đeo khẩu trang khi ra đường vả khi dọn dẹp nhà cửa và những khu vực nhiều bụi.
- Luôn luôn giữ ấm vùng cổ, ngực và mũi, đặc biệt cho trẻ khi trời lạnh.
- Giữ cho không khí trong nhà và nơi làm việc luôn sạch sẽ, ẩm.
- Vệ sinh mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý.
Viêm mũi là nhóm các bệnh lý phổ biến thường gặp. Viêm mũi dị ứng là nhóm bệnh thường gặp nhất. Và bệnh có khuynh hướng dễ mắc đi mắc lại theo mùa hoặc quanh năm. bệnh thường gây các triệu chứng khó chịu đặc biệt ở trẻ em. Nếu không điều trị bệnh có thể dẫn đến chứng viêm mũi mãn tính, viêm tai giữa... Áp dụng các biện pháp phòng tránh có thể ngăn ngừa bệnh tái lại và có một sức khỏe tốt hơn.
Xem thêm:
- 3 cách phòng chống viêm mũi viêm xoang
- Bệnh viêm mũi họng xuất tiết là bệnh gì?
- 5 cách phòng tránh viêm mũi dị ứng lúc chuyển mùa