Viêm mí mắt ở trẻ và những điều cần lưu ý

Viêm mí mắt xảy ra ở vùng lông mi mọc quá dày hoặc quá mỏng. Viêm có thể xuất hiện ở trên mí (chỗ tiếp xúc với lông mi) hoặc dưới mí nơi tiếp xúc với mắt.

Viêm mí mắt ở trẻ và những điều cần lưu ý Viêm mí mắt ở trẻ và những điều cần lưu ý

Nếu con bạn bị viêm mí mắt, mí mắt bé sẽ đỏ lên, có vảy hoặc bị sưng tấy. Mắt sẽ có gỉ hoặc vảy cứng bám khi thức dậy vào buổi sáng. Mí mắt nóng rát, ngứa và cộm khi chớp mắt, bé có thể bị chảy nước mắt rất nhiều.

viêm mí mắt ở trẻ

Viêm mí mắt có thể dẫn đến những tật khác ở mắt, như chắp hoặc lẹo, hoặc các vấn đề ở màng nước mắt (dẫn đến chảy rất nhiều nước mắt hoặc khô mắt, tăng nguy cơ nhiễm trùng giác mạc). Viêm mí mắt gây khó chịu nhưng không làm ảnh hưởng đến thị lực của trẻ.

Nguyên nhân viêm mí mắt?

Viêm mí mắt xảy ra khi các vi khuẩn thông thường trên da phát triển nhiều bất thường do dầu ở bờ mi tiết ra quá nhiều. Khi này, mi mắt sẽ sưng tấy, đau rát rất khó chịu.

Bệnh này thường đi kèm với viêm da dầu (những mảng da khô nhỏ xuất hiện trên mặt hoặc trên đầu), dị ứng hoặc bệnh đỏ mặt (viêm da mãn tính khiến cho da mặt đỏ ửng lên).

vicare.vn-viem-mi-mat-o-tre-body-2

Tôi có nên đưa con đến bác sĩ?

Bạn nên đưa bé đến bác sĩ khám mắt. Với người lớn, chúng ta có thể tự tìm cách để điều trị tại nhà nhưng riêng với trẻ nhỏ, cách tốt nhất là đưa trẻ đi khám để chắc chắn trẻ có bị viêm mí mắt hay không và có những biện pháp điều trị kịp thời.

Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên về phương pháp điều trị hoặc khuyên bạn đưa trẻ đến bác sĩ nhãn khoa chuyên khoa nhi để được kiểm tra toàn diện xem bé có vấn đề nghiêm trọng nào về mắt không.

Bệnh có thể điều trị khỏi được không?

Bệnh hoàn toàn có thể điều trị khỏi, nhưng vẫn có thể tái phát. Trẻ có thể mắc bệnh này từ nhỏ, sau đó khỏi bệnh rồi lại mắc phải, cứ như vậy trong nhiều năm liền. Vệ sinh sạch sẽ mí mắt là biện pháp phòng ngừa bệnh tốt nhất, đặc biệt với trẻ từng bị viêm mí mắt. Điều trị kết hợp vệ sinh thường xuyên mí mắt sẽ giúp làm giảm số lần bị mắc bệnh.

vicare.vn-viem-mi-mat-o-tre-body-3

Chữa viêm mí mắt như thế nào?

Bạn nên mát-xa mi mắt với gạc ẩm thấm nước ấm và rửa mí bằng dung dịch vệ sinh mí mắt.

Trước tiên, bạn đặt gạc ấm lên mí mắt bé từ 5 – 10 phút, thực hiện 2 – 4 lần/ ngày (có thể thay bằng khăn mặt). Sau đó nhẹ nhàng mát-xa mi mắt theo hình tròn bằng ngón tay hoặc khăn mặt ấm.

Rửa mi mắt vài lần/ ngày sau khi mát-xa để giảm lượng vi khuẩn và tẩy bỏ tế bào da chết, làm thoáng lỗ chân lông và giúp mi mắt mau lành. Rửa mi mắt cho trẻ bằng nước ấm pha muối, dầu gội đầu pha loãng hoặc nước rửa mi mắt chuyên dụng, bước này cần thật cẩn thận để không làm tổn thương mắt trẻ.

Một mẹo nhỏ: Nếu trẻ đủ lớn để hiểu và biết làm theo lời người lớn, bạn hãy bảo trẻ nhìn lên trần nhà khi bạn rửa mi dưới cho trẻ, hoặc nhìn xuống đất khi rửa mi trên. Sử dụng gạc cotton hoặc khăn mặt sạch và nhẹ nhàng rửa mí mắt (phần tiếp xúc với lông mi.)

Nếu cùng lúc con bạn còn bị những bệnh khác liên quan, ví dụ như viêm mắt hoặc bệnh đỏ mặt, với phương pháp trên, các bệnh này cũng sẽ được trị cùng với viêm mí mắt.

Nguồn: Baby Center