Viêm màng não ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm màng não ở trẻ em thường có một thời gian ủ bệnh dài và khi biểu hiện ra bên ngoài thì bệnh đã tiến triển và diễn biến rất nhanh có thể dẫn đến: suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ, thậm chí là dẫn tới tử vong.

Viêm màng não ở trẻ em có nguy hiểm không? Viêm màng não ở trẻ em có nguy hiểm không?

Dấu hiệu viêm màng não ở trẻ em

Bệnh viêm màng não ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng màng bao phủ não và tủy sống. Khi bị bệnh, trẻ có các dấu hiệu sau đây:

  • Sốt đột ngột là dấu hiệu điển hình thông báo bệnh viêm màng não ở trẻ em. Thân nhiệt của người bệnh tăng đột ngột, rất nhanh, kèm theo run rẩy và liên tục cảm thấy lạnh, bệnh nhân thường mất nhiều thời gian để hạ sốt. Trong trường hợp này, tốt nhất người nhà nên đưa trẻ đi khám, chứ không tự ý cho trẻ uống thuốc hạ sốt tại nhà.
vicare.vn-viem-mang-nao-o-tre-em-co-nguy-hiem-khong-body-1
  • Đau đầu nặng: Viêm màng não tạo nên những cơn nhức đầu, đau đầu theo từng cơn và kéo dài khiến trẻ quấy khóc đồng thời có thể khiến phần gáy của trẻ bị cứng, khó cử động.
  • Tầm nhìn bị ảnh hưởng: Khi bị viêm màng não, thị lực của trẻ cũng bị ảnh hưởng theo, khiến bé không thể tập trung nhìn là cho khung cảnh trong tầm nhìn của trẻ bị tách đôi, mờ đi và kiểm soát rất khó khăn.
  • Đau bụng, buồn nôn: Khi bị bệnh, trẻ sẽ có cảm giác không thèm ăn, chán ăn là do trẻ cảm thấy buồn nôn liên tục, đau bụng từng cơn và cơ thể cảm thấy khó chịu.
  • Nhạy cảm với ánh sáng: Trẻ bị viêm màng não rất nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng mạnh. Ánh sáng mạnh khiến trẻ bị chảy nước mắt, buồn nôn và gia tăng những cơn đau đầu
  • Tư thế nằm cò súng tức là trẻ nằm nghiêng về một phía, hai chân co lại, không thể duỗi ra được. Đây cũng là một dấu hiệu điển hình của bệnh.
  • Rối loạn ý thức: Trẻ dễ bị kích động, ngủ li bì, hôn mê, cơ thể mệt mỏi. Trẻ còn có thể bị động kinh hoặc ngất xỉu.
  • Da phát ban, nổi mề đay cũng là một dấu hiệu của bệnh viêm màng não nhưng thường hay bị nhầm lẫn với một số bệnh khác. Để kiểm tra chính xác đây có phải là dấu hiệu của bệnh hay không, bạn có thể dùng một cốc thủy tinh trong suốt áp vào phần phát ban cho đến khi chuyển màu nhạt. Nếu nốt phát ban hiện rõ qua lớp thủy tinh thì rất có thể trẻ đã bị viêm màng não. Nếu là các đốm nhỏ mờ nhạt thì trẻ có thể không bị viêm màng não.

Nguyên nhân viêm màng não ở trẻ em

Những nguyên nhân chính gây viêm màng não ở trẻ em đều xuất phát từ vi khuẩn, vi rút và nấm. Chúng sẽ đi thẳng vào màng não hoặc gây nhiễm trùng ở máu rồi sau đó, dòng máu bị nhiễm trùng được vận chuyển đến màng não và gây bệnh ở đó.

  • Vi khuẩn Streptococcus pneumoniae và Neisseria meningitidis là nguyên nhân hàng đầu gây nên viêm màng não ở trẻ. Những vi khuẩn này cực kỳ nhỏ, chúng có thể len lỏi rồi xâm nhập đến màng não và gây bệnh ở đây. Vi khuẩn Hib cũng có thể gây nên viêm màng não nhưng hầu như nó đã được ngăn chặn ngay từ những tháng đầu đời của trẻ khi mà trẻ được tiêm vắc xin 5 trong 1.
  • Vi rút: Những vi rút gây viêm màng não quen thuộc là virus enterovirus, herpes simplex, La Crosse virus, virus West Nile,..., chúng có thể xâm nhập vào cơ thể qua nhiều con đường, trong đó có cả nụ hôn. Đó chính là lý do vì sao, các bác sĩ khuyến cáo bố mẹ không nên để người khác hôn vào má con mình khi mới sinh vì có thể khiến trẻ bị nhiễm vi rút gây bệnh viêm màng não.
  • Nấm có khả năng lây lan rất nhanh và những bệnh do nấm gây nên như viêm màng não rất khó có thể được điều trị dứt điểm và dẫn đến bệnh tiến triển thành mạn tính. Cryptococcal là loại nấm gây viêm màng não phổ biến nhất.

Viêm màng não ở trẻ em có nguy hiểm không?

Khi bị viêm màng não, nếu trẻ không được phát hiện sớm và điều trị sẽ dẫn đến những hậu quả cực kỳ nguy hiểm:

  • Suy hô hấp, hôn mê sâu: Nếu các bệnh hô hấp không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng máu và gây nên viêm màng não. Từ đó, hệ thống hô hấp không có khả năng cung cấp oxy đầy đủ cho cơ thể dẫn đến hiện tượng co giật, sốt cao, suy tim, viêm phổi, chướng bụng. Nếu không được can thiệp kịp trẻ có thể bị suy hô hấp, hôn mê và thậm chí là tử vong.
  • Sốc nhiễm khuẩn: Viêm màng não thường có những chuyển biến rất nhanh khiến cơ thể bị sốc, không đáp ứng được và phải chịu áp lực mạnh dẫn đến sốc nhiễm khuẩn. Khi đó, trẻ sẽ có các biểu hiện như chảy máu dưới da, đông máu rải rác nếu không điều trị ngay sẽ dẫn đến tình trạng suy nhiều bộ phận như tim, phổi, gan,... và có khả năng gây tử vong rất cao. Nếu không tử vong, trẻ cũng có thể gặp các nguy cơ như suy thận, tình trạng lú lẫn, mất trí nhớ, liệt các dây thần kinh...
  • Phù não do viêm màng não là hiện tượng tích tụ nước cùng mới máu bất thường ở tế bào não khiến não hoạt động kém đi, một khi đã bị phù não thì tỷ lệ sống sót của bệnh nhân hầu như rất thấp. Khi trẻ bị viêm màng não dẫn đến phù não thì não thường có hiện tượng thóp phồng và có thể cướp đi sinh mạng của trẻ trong vòng 24 giờ.
  • Gây liệt các dây thần kinh quan trọng: Viêm màng não thường đem đến những cơn sốt cao từ 39 đến 40 độ C cho trẻ kèm theo những cơn đau đầu dữ dội, khiến một số dây thần kinh bị tê liệt, dẫn đến tê liệt một chi, một vài chi hoặc nhiều chi, liệt nửa người. Bên cạnh đó, sự tổn thương của dây thần kinh còn có thể làm trẻ mất trí nhớ, giảm thông minh.
  • Tụt huyết áp (mức huyết áp <90mmHg) cũng là hậu quả mà viêm màng não để lại, có thể dẫn đến suy hô hấp, co giật, tím tái, ngừng thở rồi dẫn đến tử vong.

Phòng tránh viêm màng não ở trẻ

Những nguyên nhân chính gây nên viêm màng não ở trẻ là do nấm, vi khuẩn và vi rút. Chính vì vậy, để phòng tránh viêm màng não cho trẻ, bố mẹ cần hạn chế các điều kiện khiến những nhân tố gây bệnh này có thể tiếp cận và xâm nhập vào cơ thể trẻ:

  • Tiêm vắc xin Hib phòng tránh vi khuẩn Haemophilus influenzae gây viêm màng não
vicare.vn-viem-mang-nao-o-tre-em-co-nguy-hiem-khong-body-2
  • Không để trẻ chơi, cầm nắm các đồ vật, đồ chơi bẩn vì chúng có chứa nhiều vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Nên rửa đồ chơi cho trẻ thường xuyên.
  • Đảm bảo môi trường nơi mà trẻ sinh sống, vui chơi, sinh hoạt phải thoáng mát, không ô nhiễm.
  • Không để người lớn thơm trẻ, ho trước mặt trẻ vì trẻ có thể phải tiếp xúc với nước bọt và vi khuẩn không có lợi.
  • Không để trẻ ngậm ti giả của những em bé khác.
  • Đặc biệt, cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm vắc xin phòng ngừa viêm màng não để tránh bị bệnh sau này.

Xem thêm:

  • Nguyên nhân viêm màng não ở trẻ nhỏ
  • Tiêm phòng viêm màng não mô cầu A C