Viêm màng não mủ mất đầu - nỗi ám ảnh với trẻ dưới 5 tuổi

Viêm màng não mủ mất đầu là một bệnh lý nặng hay gặp ở trẻ em. Vậy đây là bệnh gì và làm thế nào để phát hiện cũng như điều trị bệnh lý này? Cùng HoiBenh tìm hiểu thông tin bệnh lý này qua bài viết dưới đây.

Viêm màng não mủ mất đầu - nỗi ám ảnh với trẻ dưới 5 tuổi Viêm màng não mủ mất đầu - nỗi ám ảnh với trẻ dưới 5 tuổi

Viêm màng não mủ mất đầu là một bệnh lý nặng hay gặp ở trẻ em. Vậy đây là bệnh gì và làm thế nào để phát hiện cũng như điều trị bệnh lý này? Cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Viêm màng não mủ mất đầu là gì?

Đây là một một thể đặc biệt của viêm màng não mủ, là tình trạng nhiễm trùng ở màng não do các tác nhân có khả năng sinh mủ gây bệnh (chủ yếu là một số loại vi khuẩn) xâm nhập vào màng não gây nên và đồng thời bệnh nhân đã sử dụng thuốc kháng sinh trước đó nhưng bệnh vẫn chưa khỏi.

Đây một bệnh lý thường gặp, đặc biệt là ở trẻ em, nhiều nhất là ở lứa tuổi dưới 5. Tuy hiện nay y học đã rất phát triển nhưng nhìn chung tỷ lệ tử vong và di chứng của bệnh vẫn còn cao.

Nguyên nhân gây bệnh

vicare.vn-viem-mang-nao-mu-mat-dau-noi-am-anh-voi-tre-duoi-5-tuoi-body-1

Tùy theo từng độ tuổi sẽ có những nguyên nhân khác nhau:

  • Trẻ sơ sinh (1 tháng đầu đời): Trực khuẩn đường ruột, vi khuẩn liên cầu nhóm B, Listeria monocytogenes...
  • Từ 2 tháng đến 18 tuổi: Vi khuẩn Hemophilus influenzae type b (Hib), não mô cầu, phế cầu, tụ cầu, trực khuẩn đường ruột...
  • Từ 19 đến 50 tuổi: Não mô cầu, phế cầu...
  • Trên 50 tuổi: Phế cầu, Listeria monocytogenes...

Yếu tố nguy cơ gây viêm màng não mủ mất đầu

Không tiêm chủng: nguy cơ tăng lên khi không tiêm vắc xin để phòng các tác nhân vi sinh như phế cầu, não mô cầu, Hib...

  • Sống trong một môi trường cộng đồng: học sinh, sinh viên sống trong ký túc xá, trẻ em ở trường nội trú hay người già sống ở viện dưỡng lão. Điều này có thể là do vi khuẩn gây bệnh có thể lây lan dễ dàng qua đường hô hấp, nhất là vi khuẩn não mô cầu.
  • Rối loạn hệ thống miễn dịch của cơ thể như: HIV/AIDS, nghiện rượu, đái tháo đường, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch và các yếu tố khác ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.
  • Phẫu thuật cắt bỏ lách cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh, do đó bệnh nhân sau cắt lách thường được bác sĩ khuyên tiêm vắc xin để phòng bệnh.

Dấu hiệu của bệnh

Đối với viêm màng não mủ mất đầu, các dấu hiệu của bệnh có thể không xuất hiện hoặc xuất hiện không rõ ràng. Nguyên nhân là do việc điều trị kháng sinh trước đó đã kiểm soát được phần nào tình trạng bệnh. Chính vì vậy nên bệnh rất dễ bị bỏ sót, khó phát hiện sớm. Do đó, sau khi đã sử dụng thuốc kháng sinh mà xuất hiện các dấu hiệu sau, thì cần phải đặc biệt chú ý:

Các dấu hiệu ban đầu

Sốt nhẹ hoặc sốt cao, chán ăn, trẻ bú kém, rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc nôn ói, ho, chảy nước mũi nên rất dễ nhầm lẫn với viêm đường hô hấp trên hay sốt siêu vi thông thường.

Các dấu hiệu tiếp theo

vicare.vn-viem-mang-nao-mu-mat-dau-noi-am-anh-voi-tre-duoi-5-tuoi-body-2
  • Rối loạn ý thức: lúc đầu bệnh nhân trong tình trạng dễ bị kích động, sau đó có thể ngủ li bì, lơ mơ, hôn mê.
  • Đau đầu, nôn ói hoặc có biểu hiện liệt mặt, liệt hoặc giảm vận động ở chân, tay hoặc nửa người.
  • Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: các dấu hiệu thường không rõ ràng và rất khó phân biệt với các bệnh nhiễm trùng khác. Trẻ có thể có hoặc không kèm theo các dấu hiệu trên. Các dấu hiệu thần kinh thường gặp: ngủ li bì, thóp phồng, co giật.

Biến chứng của viêm màng não mủ mất đầu

Do khó phát hiện sớm nên bệnh thường diễn tiến nặng, gây khó khăn trong việc điều trị và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Mất thính lực.
  • Suy giảm trí nhớ dẫn đến sa sút trong học tập, công việc.
  • Tổn thương não.
  • Dáng đi bất thường.
  • Động kinh.
  • Suy thận.
  • Sốc.
  • Đe dọa tử vong.

Điều trị viêm màng não mủ mất đầu

Trong việc điều trị bệnh, quan trọng nhất là phải tìm và điều trị nguyên nhân.

Viêm màng não mủ mất đầu cần được nhập viện ngay lập tức. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ ngăn ngừa tổn thương não và tử vong. Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm để xác định tình trạng chính xác tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh. Sau đó, điều trị bằng thuốc kháng sinh thích hợp theo đường tiêm tĩnh mạch. Ngoài ra, tùy theo từng bất thường xuất hiện mà sẽ có biện pháp điều trị tương ứng. Tuy nhiên do đây là một bệnh lý nặng nên đòi hỏi bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định điều trị, khi có các dấu hiệu bất thường cần báo ngay cho bác sĩ.

Dự phòng viêm màng não mủ mất đầu

Duy trì một lối sống lành mạnh, đặc biệt là nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh như đã đề cập ở phần trên. Điều này bao gồm:

Nghỉ ngơi đầy đủ.

Không hút thuốc lá.

Tránh tiếp xúc với người bệnh.

Nếu bạn đã tiếp xúc gần gũi với một hoặc nhiều người bị nhiễm vi khuẩn não mô cầu, bác sĩ có thể cho bạn dùng kháng sinh phòng ngừa. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ xuất hiện bệnh.

Tiêm phòng cũng có tác dụng tốt trong việc bảo vệ cơ thể chống lại một số loại vi khuẩn gây bệnh, bao gồm:

  • Vắc xin ngừa Hemophilus influenzae type b (Hib).
  • Vắc xin ngừa vi khuẩn phế cầu.
  • Vắc xin ngừa vi khuẩn não mô cầu.

Thực hiện vệ sinh cá nhân tốt cũng có thể giúp bạn ngăn ngừa viêm màng não mủ mất đầu. Một số loại viêm màng não lây lan qua tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm bệnh. Dịch cơ thể, chẳng hạn như nước bọt và dịch tiết mũi họng cũng có nhiều khả năng lây bệnh. Do đó, nên tránh dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh.

Một điều cực kỳ quan trọng mà bạn nên nhớ là khi bạn hoặc người thân có các dấu hiệu bất thường gợi ý bệnh thì nên đi khám sớm và không nên sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi trước đó vì có thể dẫn đến viêm màng não mủ mất đầu, gây khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị.

Xem thêm:

  • Triệu chứng cảnh báo viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh
  • Hiểm họa khôn lường từ bệnh viêm màng não mô cầu