Viêm màng não mủ có nguy hiểm không?

Viêm màng não mủ là tình trạng nhiễm khuẩn màng não do một số loại vi khuẩn xâm nhập vào màng não gây ra. Đây là căn bệnh thường gặp nhất ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi. Nếu không được điều trị, viêm màng não mủ rất dễ có nguy cơ để lại di chứng hoặc thậm chí là tử vong.

Viêm màng não mủ có nguy hiểm không? Viêm màng não mủ có nguy hiểm không?

Viêm màng não mủ là tình trạng nhiễm khuẩn màng não do một số loại vi khuẩn xâm nhập vào màng não gây ra. Đây là căn bệnh thường gặp nhất ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi. Nếu không được điều trị, bệnh rất dễ có nguy cơ để lại di chứng hoặc thậm chí là tử vong.

Viêm màng não mủ là bệnh gì?

Viêm màng não mủ là tình trạng nhiễm khuẩn màng não do các tác nhân có khả năng sinh mủ như một số loại vi khuẩn xâm nhập vào màng não gây ra. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn đi vào máu, bạch huyết và phát triển gây mưng mủ ở sọ não.

Có 3 loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất là: H. influenza (Haemophilus influenza); phế cầu (Streptococcus pneumonia) và não mô cầu (Neisseria meningitidis). Riêng đối với trẻ sơ sinh, bệnh thường do gây ra bởi các loại vi khuẩn: Listeria monocytogenes, Escherichia coli và B.streptococcus. Ngoài ra còn có các loại vi khuẩn và nấm khác cũng có khả năng gây bệnh nhưng ít gặp hơn và thường xảy ra trên những người bị suy giảm miễn dịch, khuẩn huyết,....

Theo một số nghiên cứu, có đến 40% người lớn có vi mang vi khuẩn não mô cầu trong khoang mũi. Tuy nhiên chỉ có 1 ít trong số đó nhiễm bệnh. Bệnh lây truyền qua các hạt nước bọt khi người bệnh cười, nói, ăn uống khiến vi khuẩn đi lan ra không khí, đồ vật và sẽ lây sang cho người lành.

Trong trường hợp viêm màng não mủ do phế cầu, đối tượng mắc phải thường là người bệnh đái tháo đường, viêm xoang, viêm tai giữa, sau chấn thương sọ não hoặc người nghiện rượu.

Triệu chứng phát hiện bệnh

vicare.vn-viem-mang-nao-mu-co-nguy-hiem-khong-body-1

Biểu hiện chung của người bệnh thường là sốt li bì, trẻ em trên 18 tháng tuổi thì kèm theo dấu hiệu cứng cổ. Triệu chứng của viêm màng não mủ cũng tương tự như viêm màng não, tuy nhiên viêm màng não mủ sẽ nặng hơn.

Người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như sau:

  • Sốt cao trên 39 độ, li bì, có biểu hiện kích thích, vật vã, động kinh, co giật.
  • Có những biểu hiện tâm thần do nhiễm khuẩn như đầu đau dữ dội, nôn mửa.
  • Có dấu hiệu cứng gáy, vạch màng não dương tính.
  • Ở trẻ nhỏ sẽ thấy thóp phồng.
  • Sợ ánh sáng, nằm tư thế cò súng (nằm nghiêng, đầu gối co lên).
  • Xuất huyết ngoài da, kích thước to nhỏ khác nhau, đôi khi còn kèm theo hoại tử.

Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ không biểu hiện các triệu chứng như sốt, cứng cổ. Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ phải tiến hành chọc nước não tủy để xét nghiệm tìm ra vi khuẩn trong não. Nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời, người bệnh dễ để lại những di chứng nặng nề về sau, nặng hơn nữa có thể gây tử vong.

Viêm màng não mủ có nguy hiểm không?

Viêm màng não mủ rất nguy hiểm nếu như người bệnh không kịp thời phát hiện và chữa trị sớm. Ở Việt Nam, có đến 10 - 30% ca tử vong do mắc viêm màng não mủ. Có 2 - 8% trẻ em bình thường có vi khuẩn não mô cầu ở đường hô hấp trên như hầu, họng, mũi. Trẻ sơ sinh có khả năng mắc bệnh nếu như người mẹ mắc viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm âm đạo, âm hộ,... trong thời kỳ mang thai.

Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tỷ lệ chữa khỏi bệnh sẽ lên đến 94%, còn lại 6% ca để lại di chứng. Nếu bệnh nhân đến muộn, sau 3 ngày phát bệnh, tỷ lệ chữa khỏi sẽ giảm xuống còn 72%, tỷ lệ gây ra di chứng, tử vong sẽ lên đến 28%.

Phương pháp điều trị viêm màng não mủ

vicare.vn-viem-mang-nao-mu-co-nguy-hiem-khong-body-2

Trong thời gian chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng liệu pháp kháng sinh.

  • Đối với trẻ từ 0 - 4 tuần tuổi: Dùng ampixillin kết hợp với aminoglycoside hoặc claforan.
  • Đối với trẻ 4 - 12 tuần tuổi: Sử dụng cephalosporin thế hệ thứ 3
  • Đối với trẻ 3 tháng - 18 tuổi: Sử dụng thuốc cmpixilin kết hợp với cephalosporin thế hệ thứ 3 hoặc chloramphenicol.

Nếu bệnh nhân có biểu hiện nặng như: co giật nhiều, hôn mê, vào viện quá muộn sau 3 ngày phát bệnh,.... thì có thể dùng: claforan, rocephin, fortum... thay thế cephalosporin thế hệ thứ 3. Có thể kết hợp thuốc điều trị với thuốc chống viêm, chống co giật, chống phù não. Tuy nhiên, nếu sau 48 - 72 giờ mà các triệu chứng không cải thiện, bệnh nhân sẽ cần phải xét nghiệm lại dịch não tủy để quyết định thay đổi loại kháng sinh thích hợp hơn.

Thời gian điều trị viêm màng não mủ do vi khuẩn H.influenzae là 7 - 10 ngày; do não mô cầu là 7 ngày và do phế cầu là 10 - 14 ngày. Đối với viêm màng não mủ do trực khuẩn ái khí gram âm, thời gian điều trị sẽ kéo dài đến 3 tuần. Thời gian điều trị có thể thay đổi tùy vào tình trạng tiến triển của người bệnh.

Viêm màng não mủ là một căn bệnh nguy hiểm nếu như không phát hiện kịp thời. Chính vì vậy, khi phát hiện các triệu chứng nào nghi mắc bệnh, bạn cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị, tránh để trường hợp đưa người bệnh đến bệnh viện quá muộn. Khi đó, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn, để lại nhiều di chứng nghiêm trọng.

Xem thêm:

  • Viêm màng não mủ mất đầu - nỗi ám ảnh với trẻ dưới 5 tuổi
  • Triệu chứng cảnh báo viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh