Viêm màng não có lây không?

Viêm màng não là một bệnh nhiễm trùng màng bao phủ não và tủy sống. Hầu hết bệnh này do virus gây ra. Bệnh thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với cảm cúm nên hầu hết bệnh nhân đều nhập viện muộn, khi đã có những biến chứng nguy hiểm. Vậy viêm màng não có lây không và bạn cần làm gì để phòng tránh bệnh?

Viêm màng não có lây không? Viêm màng não có lây không?

Viêm màng não là một bệnh nhiễm trùng màng bao phủ não và tủy sống. Hầu hết bệnh này do virus gây ra. Bệnh thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với cảm cúm nên hầu hết bệnh nhân đều nhập viện muộn, khi đã có những biến chứng nguy hiểm. Vậy viêm màng não có lây không và cần làm gì để phòng tránh bệnh?

Viêm màng não là gì?

Màng não làm nhiệm vụ bảo vệ bao bọc xung quanh não và cả tủy sống. Viêm màng não là tình trạng nhiễm trùng của màng não. Viêm màng não thường do vi khuẩn HIB, mô cầu, phế cầu... gây nên, ngoài ra còn có thể do virus, nấm, ký sinh... Bệnh viêm màng não có thể gây biến chứng nặng hoặc tử vong nếu không điều trị sớm.

vicare.vn-viem-mang-nao-co-lay-khong-body-1

Viêm màng não có lây không?

Viêm màng não là tình trạng viêm của màng bao bọc não bộ, các vi trùng thường gặp là Streptococcus pneumoniae, Neisseria meningitidis, có thể gây thành dịch trong điều kiện sống đông đúc như ký túc xá hoặc nhà trọ. Haemophilus influenzae type B (Hib) cũng có thể gây viêm màng não ở người lớn và trẻ nhỏ.

Viêm màng não cũng có thể là kết quả của các nhiễm trùng xảy ra gần não như tai hoặc xoang và đó cũng có thể là biến chứng cơ hội của phẫu thuật não, đầu hay cổ. Những vi trùng này đi vào máu và đến cư trú ở lớp màng bao bên ngoài não (màng não).

Bệnh lây qua đường hô hấp, siêu vi trùng hay vi trùng gây bệnh có trong các chất tiết đường hô hấp. Một số người lành khi hít phải chất tiết này khi người bệnh ho hay hắt hơi sẽ có thể bị bệnh. Siêu vi trùng hoặc vi trùng khi vào cơ thể sẽ vào máu sau đó xâm nhập vào màng não và gây bệnh. Nếu tiếp xúc với bệnh nhân bị viêm màng não, một số trường hợp cần uống thuốc dự phòng tùy theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên lây bệnh viêm màng não trực tiếp từ người sang người rất hiếm.

Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua tiếp xúc trên da hay qua đồ dùng, dụng cụ hàng ngày như ly, tách, điện thoại. Nhưng những vi khuẩn này không phải là truyền nhiễm như vi khuẩn gây cảm lạnh hay cảm cúm, tức là không lây qua tiếp xúc thông thường hoặc bằng cách hít thở không khí.

Một số nghiên cứu cũng phát hiện vi khuẩn Neisseria meningitidis có thể lây lan cho những người đã tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc kéo dài với một bệnh nhân mắc bệnh viêm màng não.

Những người trong cùng một gia đình, bạn cùng phòng, hoặc bất cứ ai có liên hệ trực tiếp với các chất dịch của bệnh nhân sẽ được coi là có nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Các môi trường tiếp xúc gần gũi như khu tập thể, khu cắm trại, trường học là những nơi có nguy cơ gây lây truyền cao.

vicare.vn-viem-mang-nao-co-lay-khong-body-2

Cách phòng ngừa viêm màng não

Cách phòng ngừa đơn giản và hữu hiệu nhất là tiêm ngừa vắc-xin. Hiện tại đã có vắc-xin ngừa viêm màng não do mô cầu. Có hai loại vắc-xin là type A và type C phối hợp nhau trong một loại vắc-xin. Não mô cầu thường có 3 type thường hay bị bệnh là A, B, C. Ở Việt Nam, loại thường gây bệnh là B và C chiếm đa số, loại A hiếm gặp. Ở Việt Nam đã có 2 loại vắc-xin ngừa não mô cầu là AC và BC. Loại BC được tiêm ngừa cho trẻ từ 3 tháng trở lên. Loại AC thì dành cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Bên cạnh đó, bố mẹ tránh cho trẻ ở nơi đông người, chăm sóc trẻ đúng cách để tránh lây nhiễm môi trường xung quanh như khi trẻ ho phải sử dụng khăn sạch, rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ. Những khu vực đã có trẻ bị viêm màng não thì phải khuyến cáo, đề phòng cho người xung quanh biết.

vicare.vn-viem-mang-nao-co-lay-khong-body-3
Vacxin phòng ngừa viêm màng não.

Phòng tránh viêm màng não như thế nào?

Hiện nay, chúng ta có thể phòng viêm màng não bằng cách tiêm vắc-xin. Việc này được thực hiện cho trẻ từ sơ sinh đến dưới 3 tuổi và tiêm nhắc lại định kỳ vài năm 1 lần theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Cho đến nay, đây vẫn được xem là phương pháp phòng bệnh an toàn và hiệu quả nhất.

Tỉ lệ trẻ dưới 3 tuổi bị viêm màng não mủ tấn công là rất cao. Do đó bên cạnh việc tiêm vắc-xin đúng thời gian và liều lượng, cha mẹ cần chú ý đến một số biện pháp phòng bệnh như sau:

  • Vệ sinh môi trường sống cho trẻ, đảm bảo không gian luôn sạch sẽ và thoáng mát.

  • Vệ sinh cá nhân hàng ngày cho trẻ, đặc biệt cần tắm rửa và thay tã thường xuyên.

  • Chú ý đến sức khỏe của trẻ khi thời tiết thay đổi, đảm bảo trẻ luôn được mặc đủ quần áo ấm.

  • Tránh để trẻ bị muỗi đốt.

  • Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu sốt cao, bỏ ăn không nên tự điều trị tại nhà mà hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

  • Khi trẻ gặp các bệnh thông thường như viêm họng, đi ngoài, cảm cúm cần phải điều trị tận gốc.

Với thanh thiếu niên và người lớn, cần duy trì lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe. Vì viêm màng não có tính lây truyền, nên nếu có người bị bệnh, cần thực hiện ngay chế độ cách ly để tránh tình trạng bệnh lan ra cộng đồng.