Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì, kiêng gì?

Viêm loét dạ dày là bệnh điển hình của đau dạ dày. Nếu không kịp thời điều trị sẽ để lại nhiều biến chứng gây nguy hiểm cho người bệnh. Đây là căn bệnh đang trở thành nỗi khiếp sợ của con người trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Vậy khi bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì, kiêng gì? Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì, kiêng gì?

Dạ dày là cơ quan có chức năng dự trữ thức ăn để tiêu hóa dần đồng thời còn có chức năng nghiền nhuyễn thức ăn, hấp thụ, chuyển đổi chất. Viêm loét dạ dày là bệnh điển hình của đau dạ dày. Nếu không kịp thời điều trị sẽ để lại nhiều biến chứng gây nguy hiểm cho người bệnh. Đây là căn bệnh đang trở thành nỗi khiếp sợ của con người trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Vậy khi bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì và kiêng gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

  • Nhiễm vi khuẩn HP: Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày. Khi bị vi khuẩn này tấn công sẽ khiến người bệnh đau bụng. cần uống thuốc kháng sinh để diệt trừ. Đặc biệt loại vi khuẩn HP có thể lây từ người sang người qua tuyến nước bọt, hay dùng chung bát đũa, dụng cụ sinh hoạt thường ngày.
  • Thói quen ăn uống: ăn quá nhiều đồ chua, cay, sử dụng nhiều chất kích thích có cồn như bia, rượu, hút thuốc lá, ăn thực phẩm quá nóng hay quá lạnh gây ăn mòn lớp nhà trong dạ dày dẫn tới viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Stress: tâm lí căng thẳng kéo dễ sẽ làm sản sinh axit trong dạ dày khiến bị viêm loét dạ dày.
  • Giờ giấc sinh hoạt không điều độ gây rối loạn giờ giấc, ăn khi đã khuya hay thói quen nhịn đói lâu cũng gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Di truyền: bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cũng theo gen di truyền của gia đình.

Viêm loét dạ dày nên ăn gì?

  • Bổ sung các thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, rau củ xanh. Nên chế biến dạng hấp, luộc, ninh hay nấu soup để dễ hấp thụ đồng thời thức ăn được chín mềm
  • Các sản phẩm từ sữa như sữa bò, bơ, phomai, bánh ngọt, mật ong,... để đệm trung hòa acid, bảo vệ niêm mạc dạ dày
vicare.vn-viem-loet-da-day-ta-trang-nen-gi-kieng-gi-body-1
  • Thực phẩm giúp lành vết loét như: tôm, cá, bắp cải. Trong tôm, cá có nhiều canxi, protein và kẽm – đây là các chất cần thiết để giúp lành vết loét trong dạ dày. Ngoài ra trong bắp cải có chứa chất vitamin U giúp lành vết loét nhanh.
  • Ăn các thực phẩm tinh bột như cơm, bánh mỳ, cháo để dễ tiêu hóa
  • Bổ sung thêm nhiều hoa quả hay rau xanh giàu chất vitamin C, A, ăn ngũ cốc...
  • Những thức ăn nhiều mùi vị, chất thơm như thịt quay, rán, nướng, thịt ướp muối, cá ướp muối và những thức ăn xào rán nhiều dầu mỡ.

Bổ sung vitamin A, B, D, K, acid folic, canxi, sắt, kẽm, magie. các chất này thường có nhiều trong ngũ cốc, hoa quả , rau củ có màu đỏ và xanh đậm.

Viêm loét dạ dày tá tràng không nên ăn gì?

  • Không sử dụng các loại thịt nguội chế biến sẵn đóng hộp như: xúc xích, lạp xưởng, nước sốt,.. bởi những sản phẩm này bên trong đều có các thành phần bảo quản, không tốt cho dạ dày, đồng thời tăng tính acid.
  • Sữa chua
  • Những thức ăn cứng hoặc dai như thịt phần gân, sụn, rau xơ, quả sống,.. bởi khi tiêu hóa sẽ cọ sát niêm mạc dạ dày khiến mức độ viêm loét dạ dày nhiều hơn
  • Tránh các loại gia vị chua, cay, nhiều men như: dấm, chanh, ớt,
  • Thực phẩm dễ tạo hơi trong dạ dày như dưa cà, hành muối
  • Các loại hoa quả tính axit cao như táo, chanh, cam, quýt... hay chát như chuối.
vicare.vn-viem-loet-da-day-ta-trang-nen-gi-kieng-gi-body-2

Phương thức điều trị viêm loét dạ dày tá tràng dân gian

Có nhiều bài thuốc dân gian vẫn được nhiều người tin dùng ngày nay bởi công hiệu khi điều trị viêm loét dạ dày, trong đó không thể không kể tới một số nguyên liệu:

  • Nghệ vàng: sử dụng tinh bột nghệ cùng với mật ong, trộn đều hỗn hợp để ăn. Hỗn hợp nghệ và và mật ong sẽ giúp chống loét dạ dày, làm giảm tiết dịch vụ, chống bị viêm
  • Nha đam: Uống nước ép nha đam giúp ứ tiêu, giảm tình trạng đầy hơi, nhuận tràng.
  • Nghệ đen: Sử dụng tinh bột nghệ đen pha cùng nước ấm giúp kích thích tiêu hóa, ngăn dạ dày tiết dịch vị...

Nguyên tắc ăn khi bị viêm loét dạ dày

  • Không hút thuốc, uống rượu, sinh hoạt điều độ: Không thức khuya, ngủ đủ giấc,...
  • Nấu chín thực phẩm, nên ăn đồ mềm, không sử dụng thực phẩm sống.
  • Ăn chậm, nhai kỹ
  • Không ăn quá no trong một bữa sẽ dễ gây đầy bụng, khó tiêu. Nên chia thành nhiều bữa từ 4-5 lần 1 ngày để trung hòa acid, tránh gây căng tức dạ dày dễ làm kích thích tiết acid.
  • Không nên ăn nhiều canh bởi dễ no gây tức bụng
  • Nghỉ ngơi tối thiểu 30 phút sau ăn, tránh lao động nặng
  • Giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ
  • Tập thể dục thường xuyên

Nếu khi mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng người bệnh xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lí, bổ sung các thực phẩm cần thiết không những giúp phục hồi bệnh nhanh chóng mà còn đẩy lùi tình trạng tái phát bệnh.

Xem thêm:

  • Cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Người mắc bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì?