Viêm khớp vai: Bệnh khó chữa, dễ tàn phế

Khớp vai là 1 trong những khớp quan trọng vì đây là khớp nối giữa chi trên và thân người giúp chúng ta thực hiện những động tác mong muốn. Viêm khớp vai là chứng bệnh mãn tính các mô mềm xung quanh khớp như gân, cơ, dây chằng bao khớp gây ra đau và làm hạn chế vận động.

Viêm khớp vai: Bệnh khó chữa, dễ tàn phế Viêm khớp vai: Bệnh khó chữa, dễ tàn phế

Khớp vai là 1 trong những khớp quan trọng vì đây là khớp nối giữa chi trên và thân người giúp chúng ta thực hiện những động tác mong muốn. Viêm khớp vai là chứng bệnh mãn tính các mô mềm xung quanh khớp như gân, cơ, dây chằng bao khớp gây ra đau và làm hạn chế vận động.

Mặc dù bệnh lý này không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng có thể làm giảm các hoạt động, lao động và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Viêm khớp vai thường xảy ra ở người trên 40 tuổi, nữ nhiều hơn nam, thường bị đau khớp vai phải hay đau khớp vai trái, ít khi đau hai vai cùng 1 lúc.

Nguyên nhân gây ra viêm khớp vai

Đau khớp vai thường do 1 số nguyên nhân thường gặp sau đây:

  • Người lao động chân tay mà động tác lao động cần phải giơ tay cao hơn 90 độ. Một số công việc có nguy cơ bị bệnh viêm khớp vai cao như thợ quét sơn, thợ trát trần nhà, công nhân sử máy khi máy tại vị trí cao hơn vai,...
  • Thói quen chống tỳ khủy tay lên bàn dễ dẫn tới viêm khớp vai.
  • Các động tác gây ra căng dãn gân cơ khớp vai lặp đi lặp lại kéo dài như đánh gôn, ném lao, chơi tennis, xách các vật nặng,...
  • Người có tiền sử chấn thương vùng khớp vai trong trường hợp như ngã chống thẳng bàn tay hay khuỷu tay xuống nền gây ra lực dồn lên khớp vai, các chấn thương phần mềm ở vùng khớp vai, gãy xương cánh tay, xương bả vai, xương đòn ...
  • Đã từng phẫu thuật hoặc là nắn gãy các xương liên quan tới khớp vai như xương cánh tay, xương đòn, xương bả vai hay người phải bất động khớp vai 1 thời gian dài như sau đột quỵ có nguy cơ bị viêm khớp vai cao.
  • Mắc 1 số bệnh mãn tính như viêm khớp dạng thấp, bệnh ở phổi và lồng ngực, đái tháo đường, đột quỵ não,...cũng là những nguyên nhân tiềm ẩn gây ra viêm khớp vai.
vicare.vn-viem-khop-vai-benh-kho-chua-de-tan-phe-body-1

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp vai

Khi bị viêm khớp vai bạn sẽ nhận thấy các biểu hiện sau đây:

  • Những cơn đau ở vùng vai

Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ chỉ cảm thấy đau trong 1 thời gian ngắn. Về sau, cơn đau sẽ kéo dài liên tục, thường xuyên đau vào ban đêm, dai dẳng lâu ngày, khi thời tiết thay đổi hoặc vận động mạnh.

Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy đau đớn lan lên cả cổ hoặc tràn xuống cánh tay, nếu vai vô tình va chạm sẽ cảm thấy nhức và tê liệt.

  • Hoạt động khớp vai hạn chế

Khi bị viêm khớp vai, người bệnh sẽ thấy khó khăn khi đưa tay lên xuống hoặc quay vòng khớp vai. Nếu sau 1 thời gian dài không vận động thì các tổ chức phần mềm xung quanh khớp vai và cơ lực dần dần sụt giảm. Do đó, người bệnh sẽ gặp phải khó khăn đối với các động tác bình thường như rửa mặt, mặc quần áo, chải đầu, chống nạnh,...

  • Sợ lạnh thích ấm

Người bị viêm khớp vai thường sợ lạnh, không dám ra gió, trong các ngày mưa hoặc trời lạnh ẩm bệnh sẽ ngày càng nặng thêm. Bệnh có dấu hiệu thuyên giảm lúc trời ấm áp.

  • Cảm giác đau đớn khi ấn vào vùng vai

Dấu hiệu nổi bật của bệnh viêm khớp vai là khi bạn ấn lên gân cơ nhị đầu hoặc cơ delta tại mỏm cùng vai, người bệnh thường cảm thấy đau.

Các thể viêm khớp vai

Dưới đây là 5 thể viêm khớp vai thường gặp:

Thể viêm cấp tính

Ở thể này, người bệnh bị đau vai dữ dội, cường độ đau ngày càng tăng khi vận động, đau xuyên qua sau lưng, lan lên gáy, đầu, cổ, đau lan xuống bàn tay, cánh tay. Cơn đau kéo dài vài tuần thì sẽ giảm dần và cử động bình thường nhưng có 1 số trường hợp diễn tiến xấu hơn.

Thể liệt cứng và thể hãm khớp

Bệnh nhân thường bị cứng quanh khớp vai và cứng ngay khi bị đau lần đầu hay sau khi đau cấp tính, chụp X-quang thấy cấu trúc của xương bả vai và xương đầu của cánh tay bị thưa ra.

Thể đau khớp

Ở thể này, người bệnh chỉ đau nhẹ ở khớp vai và cử động các chiều đều khá dễ dàng.

Thể liệt vai

Thể này xảy ra do bị đứt các gân cơ ở vành đai sau, bệnh nhân cảm thấy đau và không cử động được cánh tay hoàn toàn, trong khi các ngón tay cũng như bàn tay vẫn cử động một cách bình thường. Chụp X-quang sẽ thấy đầu xương cánh tay kéo lên cao hơn, khoảng cách giữa đầu xương cánh tay và mỏm xương cùng vai bị hẹp vào 1 cách rõ ràng. Đa số người bệnh rơi vào thể này đều bị teo cơ cánh tay hoặc là viêm co rút teo khớp vĩnh viễn.

Thể co rút đau khớp vai

Ở giai đoạn đầu, người bệnh cảm thấy đau nhức dưới nhiều với các cường độ khác nhau, vận động khó khăn như việc không thể đưa tay lên cao, hay không đưa tay ra sau lưng được và không thể giang tay ra từ 70 – 90 độ được. Khi sờ nắn, người bệnh sẽ thấy đau nhiều ở mặt trước hơn mặt sau, cử động bàn tay và các ngón tay bị hạn chế 1 cách rõ ràng.

vicare.vn-viem-khop-vai-benh-kho-chua-de-tan-phe-body-2

Viêm khớp vai thì có nguy hiểm không?

Mặc dù viêm khớp vai không gây ra nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây nên những tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh về lâu dài. Cụ thể:

  • Làm mất chức năng vận động bình thường
  • Trong thời gian đầu mắc bệnh, nếu như không có cách điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh dễ gặp những biến chứng nguy hiểm trong đó bao gồm cả việc giảm hoặc là có thể mất đi chức năng vận động thông thường như việc cầm nắm...từ đó khiến cho họ mất đi khả năng lao động.
  • Teo cơ và biến dạng khớp hoặc tàn phế
  • Nếu ở giai đoạn cuối của bệnh mà người bệnh không được điều trị đúng cách thì sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng như teo cơ, dính khớp, biến dạng khớp và nguy hiểm hơn bại liệt, tàn phế.

Điều trị bệnh viêm khớp vai

vicare.vn-viem-khop-vai-benh-kho-chua-de-tan-phe-body-3

Điều trị viêm quanh khớp vai tùy thuộc vào từng thể bệnh khác nhau, thường phối hợp nhiều biện pháp như phục hồi chức năng viêm khớp vai bằng xoa bóp, bấm huyệt, các bài tập vận động, chiếu tia hồng ngoại sóng ngắn. Bên cạnh đó, kết hợp với việc dùng thuốc giảm đau, kháng viêm...để điều trị.

Phục hồi chức năng là cách chữa bệnh an toàn và hiệu quả. Phục hồi chức năng nhằm tránh teo cơ và cứng khớp đồng thời giúp phục hồi sức mạnh của các cơ. Đối với phục hồi chức năng khớp vai, quá trình này sẽ diễn ra lâu, đòi hỏi sự kiên trì. Bắt đầu là những bài tập vận động thụ động kéo dài trong vài tuần, sau đó là những bài tập chủ động. Quá trình tập có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng tuỳ theo tình trạng bệnh của mỗi người.

Nếu người bệnh được hướng dẫn và tích cực tập vận động khớp vai thì khả năng hồi phục chức năng sẽ nhanh, ngược lại nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh luyện tập quá mức dẫn tới thời gian khỏi bệnh sẽ kéo dài hơn. Vì vậy khi bị đau khớp vai bạn cần đến các cơ sở y tế khám và chữa trị phục hồi chức năng để hạn chế biến chứng.

Xem thêm:

  • Các cách chữa trị bệnh viêm khớp vai
  • Các bài tập thể dục cho người bị viêm khớp vai mãn tính
  • Điều trị viêm khớp vai bằng huyết tương giàu tiểu cầu có tốt không?