Viêm kết mạc dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm kết mạc dị ứng là một bệnh lý về mắt thường gặp, xảy ra khi kết mạc bị sưng hay viêm do tiếp xúc với phấn hoa, lông, nấm mốc hoặc các chất gây dị ứng. Bệnh thường dễ tái phát, gây nhiều khó chịu. Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm kết mạc dị ứng ra sao? Cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Viêm kết mạc dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Viêm kết mạc dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm kết mạc dị ứng là một bệnh lý về mắt thường gặp, xảy ra khi kết mạc bị sưng hay viêm do tiếp xúc với phấn hoa, lông, nấm mốc hoặc các chất gây dị ứng. Bệnh thường dễ tái phát, gây nhiều khó chịu. Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm kết mạc dị ứng ra sao? Cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân của viêm kết mạc dị ứng

Kết mạc là một lớp màng mỏng, phủ trên bề mặt củng mạc (tròng trắng) và lót mặt trong của mi mắt. Kết mạc chứa nhiều tế bào có chức năng miễn dịch nên rất dễ bị dị ứng.

Viêm kết mạc dị ứng là tình trạng viêm của kết mạc, xảy ra do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng hay còn gọi là các dị nguyên như: phấn hoa, cây cỏ, lông động vật, con mạt nhà, bào tử nấm mốc, thuốc nhỏ mắt, kính áp tròng, mắt giả, mỹ phẩm, khói bụi và rất nhiều dị nguyên khác.

Đây là các chất làm hệ thống miễn dịch của cơ thể tăng phản ứng, giải phóng các chất gây ngứa, dãn mạch, gây viêm.

vicare.vn-viem-ket-mac-di-ung-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-body-1

Triệu chứng của viêm kết mạc dị ứng

Các triệu chứng điển hình có thể bao gồm:

  • Chảy nước mắt.
  • Ngứa mắt.
  • Cộm mắt như có cát trong mắt.
  • Cảm giác rát mắt.
  • Sợ ánh sáng.
  • Đỏ mắt.
  • Sưng mi mắt.

Các triệu chứng này thường xuất hiện một thời gian ngắn sau khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Bệnh viêm kết mạc dị ứng thường xảy ra vào khoảng tháng 4 đến tháng 7 hàng năm. Nguyên nhân có thể là do các dị nguyên đạt đậm độ cao nhất trong môi trường, cũng như nhiệt độ và độ ẩm thường dao động mạnh vào những tháng này. Bệnh hay tái phát vào kiểu thời tiết trước cơn mưa hay những ngày ẩm ướt.

Có đến 90% bệnh nhân bị viêm kết mạc dị ứng sẽ kèm thêm những bệnh lý dị ứng tại các cơ quan khác như viêm mũi - xoang dị ứng, hen phế quản. Người bệnh thường có biểu hiện: chảy nước mũi, hắt hơi, khó thở trong cơn dị ứng cấp. Chỉ có 10% bệnh nhân là bị dị ứng đơn thuần tại mắt.

Biến chứng của viêm kết mạc dị ứng

Biến chứng có thể phát sinh nếu bệnh nhân không được điều trị tốt. Các biến chứng bao gồm:

  • Khó chịu kéo dài, căng thẳng tinh thần do bệnh gây ra
  • Tổn thương giác mạc: loét và sẹo giác mạc, có thể gây giảm hoặc mất thị lực.
  • Nhiễm khuẩn: mắt bị bệnh dễ bị vi khuẩn, virus, nấm xâm nhập và làm bệnh trầm trọng hơn.
vicare.vn-viem-ket-mac-di-ung-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-body-2

Điều trị viêm kết mạc dị ứng

Điều trị viêm kết mạc dị ứng là một vấn đề toàn diện, bao gồm cả điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc. Có như vậy mới kiểm soát tốt được bệnh. Các biện pháp điều trị gồm:

Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng

Nếu như phát hiện ra tác nhân gây dị ứng thì cần tránh tiếp xúc với chúng.

Nếu như dị ứng với khói bụi hay phấn hoa thì cần phải:

  • Đeo kính mắt, khẩu trang khi tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa.
  • Không nên cắm hoa hay trồng hoa xung quanh nhà.
  • Khi dọn dẹp nhà cửa cần có phương tiện bảo hộ che chắn bụi.
  • Khi bị bụi hay phấn hoa bay vào mắt thì phải rửa mắt bằng nước sạch và sử dụng thuốc nhỏ mắt có tác dụng chống dị ứng.
  • Dị ứng với lông thú vật thì không nên nuôi chó, mèo trong nhà.
  • Thận trọng khi dùng hoá chất, mỹ phẩm.
  • Không lạm dụng kính áp tròng.
  • Giữ cho không khí nơi ở được thoáng mát.

Chăm sóc và bảo vệ mắt đúng cách

  • Tránh day, dụi, xoa hoặc ấn vào mắt vì có thể gây tổn thương giác mạc và các thành phần khác của mắt. Trong giai đoạn bệnh đang tiến triển có thể dùng thuốc nhỏ mắt chống dị ứng mỗi ngày.
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh bị viêm nhiễm ở mắt vì có nguy cơ lây bệnh cao. Nên dùng riêng khăn, chậu rửa, thìa bát, chăn gối, đeo kính mắt và khẩu trang khi nói chuyện. Có thể nhỏ nước muối sinh lý để rửa mắt sau khi tiếp xúc với người bệnh.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Khỏi bệnh phải rửa sạch kính mắt của mình bằng xà phòng tránh bệnh tái phát.

Điều trị bằng thuốc

Thuốc giúp bạn sống thoải mái hơn với dị ứng chứ không giải quyết tận gốc được nguyên nhân. Các thuốc được đánh giá là có hiệu quả tốt là thuốc kháng histamin và ổn định màng tế bào mastocyte. Có thể kết hợp với các loại nước mắt nhân tạo, các sản phẩm bôi trơn bề mặt của mắt để vừa điều trị dị ứng, vừa chống khô mắt.

Các sản phẩm có corticoid không nên dùng liên tục hoặc kéo dài, vì dễ gây các biến chứng như: tăng nhãn áp, đục thể thuỷ tinh.

Rất ít bệnh nhân phải dùng thuốc đường toàn thân như đường uống hay tiêm trừ khi có kèm theo viêm mũi - xoang dị ứng hay hen phế quản.

Một số cách làm giảm khó chịu khi bị viêm kết mạc dị ứng tại nhà

  • Chườm lạnh trên đôi mắt: có thể giúp bạn giảm ngứa và đau nhanh chóng. Nó cũng giúp làm giảm sưng nề.
  • Đắp mắt bằng trà đen túi lọc: chất tannin trong trà đen làm dịu đôi mắt của bạn và giúp làm giảm viêm đau. Ngâm 2 túi trà trong nước nóng khoảng 5 phút, sau đó để nguội. Đặt túi trà lên trên 2 mắt khép kín từ 15 đến 20 phút. Đắp mắt khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày cho đến khi tình trạng của bạn được cải thiện.
vicare.vn-viem-ket-mac-di-ung-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-body-3
  • Đắp mắt bằng trà hoa cúc túi lọc: có tác dụng chống dị ứng mạnh mẽ. Cho 2 túi trà vào 2 cốc nước nóng trong 5 phút. Sau đó, cất 2 túi trà trong tủ lạnh. Đặt túi trà ướp lạnh lên mắt trong khoảng 10 phút. Thực hiện từ 3 đến 4 lần một ngày để cho hiệu quả tốt.
  • Rửa mắt bằng nước hoa hồng tinh khiết: có tác dụng làm sạch, làm dịu và mát cho mắt. Ngoài ra, nó cũng giúp làm giảm đỏ và ngứa. Rửa mắt từ 2 đến 3 lần một ngày.
  • Rửa mắt với húng quế: có tác dụng làm sạch, dịu mắt và chống viêm. Cho một ít lá húng quế rửa sạch vào 1 cốc nước nóng, đậy nắp và để trong 10 phút. Sau đó lọc nước và để nguội. Sử dụng nước như một dung dịch rửa mắt.
  • Đắp mắt bằng dưa chuột ướp lạnh: làm giảm viêm và kích ứng do bệnh gây ra nhờ vào các enzym có trong dưa chuột. Cắt dưa chuột thành những lát mỏng và để trong tủ lạnh khoảng 10 phút rồi đắp lên mắt.
  • Massage mắt bằng sữa lạnh: sữa lạnh làm dịu và giảm ngứa mắt. Lấy một miếng bông gòn sạch thấm sữa lạnh và massage quanh mắt trong 15 đến 20 phút. Thực hiện 3 đến 4 lần mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng giảm bớt.

Xem thêm:

  • Phân biệt khô mắt và viêm kết mạc
  • Dùng thuốc gì khi bé bị viêm kết mạc?
  • Bị viêm kết mạc bao lâu thì khỏi?