Viêm kết mạc có nguy hiểm không?
Viêm kết mạc là một bệnh truyền nhiễm rất thường gặp (cấp tính chiếm tần suất mắc cao hơn mạn tính). Bệnh có nguy hiểm hay không không chỉ phụ thuộc vào bản chất bệnh lý mà còn phụ thuộc vào quá trình điều trị có kịp thời và dùng đúng thuốc chỉ định hay không, bởi viêm kết mạc gây nhiều tổn thương cho mắt, không loại trừ khả năng dẫn đến mù lòa.
Viêm kết mạc có nguy hiểm không?
Viêm kết mạc là một bệnh truyền nhiễm rất thường gặp (cấp tính chiếm tần suất mắc cao hơn mạn tính). Bệnh có nguy hiểm hay không không chỉ phụ thuộc vào bản chất bệnh lý mà còn phụ thuộc vào quá trình điều trị có kịp thời và dùng đúng thuốc chỉ định hay không, bởi viêm kết mạc gây nhiều tổn thương cho mắt, không loại trừ khả năng dẫn đến mù lòa.
“Giàu hai con mắt, khó đôi bàn tay”, để hiểu về bệnh và có cách chữa trị phù hợp, HoiBenh sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để các bạn có thể hạn chế sự lây lan cũng như độ nguy hiểm của bệnh viêm kết mạc này.
Nguyên nhân gây bệnh?
Có 3 nguyên nhân khiến bạn bị viêm kết mạc đó là: Nhiễm trùng, dị ứng và hóa học.
- Viêm kết mạc do nhiễm trùng:
- Viêm kết mạc do vi khuẩn là bệnh nhiễm trùng thường gặp do mắt bị tấn công bởi các chủng vi khuẩn tụ cầu hoặc liên cầu khuẩn từ da người bệnh khi dụi mắt hoặc do lây nhiễm từ hô hấp, côn trùng, dụng cụ trang điểm, kính áp tròng...
- Viêm kết mạc do nhiễm virus thường liên quan đến chứng cảm lạnh thông thường. Bệnh có thể phát triển ngay khi người bệnh tiếp xúc với người nhiễm virus qua đường hô hấp khi họ ho hoặc hắt hơi. Viêm kết mạc do virus cũng có thể do virus từ phổi, họng, mũi, tuyến nước mắt và lan truyền đến kết mạc. Hắt hơi cũng tạo động lực đẩy virus từ mũi lên mắt.
- Viêm kết mạc sơ sinh là dạng viêm kết mạc nặng do vi khuẩn ở trẻ sơ sinh, có thể gây tổn thương vĩnh viễn nếu không được điều trị đúng cách. Nguyên nhân là do trẻ tiếp xúc với vi khuẩn lậu hoặc chlamidia trong âm đạo người mẹ khi sinh nở.
- Viêm kết mạc dị ứng:
- Viêm kết mạc dị ứng xảy ra ở những người bệnh dị ứng theo mùa. Bệnh phát triển khi người bệnh tiếp xúc với những dị nguyên ngoài môi trường như phấn hoa, bụi bẩn, lông thú... dẫn tới viêm kết mạc.
- Viêm kết mạc nhú gai khổng lồ cũng là một dạng bệnh dị ứng do người bệnh đeo kính áp tròng mà không thay thường xuyên.
- Viêm kết mạc do hóa học: Các chất kích thích hóa học như ô nhiễm không khí, clo dư thừa trong bể bơi, tiếp xúc với các hóa chất độc hại khác có thể gây viêm kết mạc.
Các triệu chứng phổ biến
- Chảy nước mắt, khó chịu, thị lực mắt giảm
- Một mắt hoặc cả hai mắt đỏ
- Sợ ánh sáng
- Ngứa mắt
- Đau mắt và mắt tiết mủ nhầy
Phân loại viêm kết mạc
Viêm kết mạc cấp tính truyền nhiễm do virut
Thông thường ảnh hưởng chỉ một mắt và gây ra chảy nước mắt và khó chịu nhẹ. Virus là nguyên gây bệnh hay gặp nhất, trong đó Adeno virus chiếm 80% các trường hợp viêm cấp. Bệnh rất dễ lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với nước mắt bệnh nhân; ho, hắt hơi khi viêm họng hay cảm cúm đi kèm. Nhưng bệnh thường tự khỏi trong vòng ngày mà không cần điều trị.
Viêm kết mạc cấp tính truyền nhiễm do vi khuẩn
Gây ảnh hưởng nặng nề ở hai mắt và xuất hiện nhử mắt màu xanh. Vi khuẩn gây viêm kết mạc thường gặp là Staphylococus, Hemophilus Influenza ...đứng thứ 2 sau virus, có thể gây ra những tổn thương nặng nếu không được điều trị. Bệnh lây qua dịch tiết nước mắt hay vật dụng dính dịch tiết chạm vào mắt.
Viêm kết mạc cấp tính truyền nhiễm dị ứng
Ảnh hưởng đến cả 2 mắt lẫn những biểu hiện ngứa và đỏ trong mắt, đôi khi ngứa đỏ trong mũi. Dị ứng (bụi, lông vật nuôi, phấn hoa, thuốc, hóa chất...) chiếm từ 15%- 40%, khó xác định chính xác tác nhân gây dị ứng, tùy cơ địa mỗi người, thường xảy ra theo mùa, kéo dài hay tái phát. Viêm kết mạc dị ứng không gây nguy hiểm nhưng thường tái phát khi mắt tiếp xúc với dị ứng nguyên. Nếu như phát hiện ra nguyên nhân gây dị ứng thì cần tránh tiếp xúc với các dị nguyên đó. Chẳng hạn nếu dị ứng với phấn hoa, bụi thì cần phải đeo kính mắt, đeo khẩu trang, không nên trồng, cắm hoa xung quanh nhà, khi dọn dẹp nhà cần sử dụng các dụng cụ bảo hộ. Nếu thấy ngứa mắt, mắt đỏ thì cần rửa mắt ngay bằng nước muối sinh lý, nước mắt nhân tạo. Trong gia đình nên trang bị một lọ nước mắt nhân tạo để sử dụng khi cần thiết. Chườm lạnh để giảm phù mi, giảm ngứa và kích thích. Đặc biệt tránh day, dụi, xoa, ấn tại mắt vì có thể gây tổn thương mắt. Sử dụng thuốc nhỏ mắt để làm giảm triệu chứng. Cần đến BS chuyên khoa để được thăm khám và điều trị, khám đúng hẹn theo lịch để tránh các biến chứng loét trên giác mạc, tránh tác dụng phụ của thuốc đặc biệt là hạn chế bệnh tái phát.
Viêm kết mạc cấp tính truyền nhiễm có gai thịt lớn
Ở kết mạc có gai thịt gây ngứa ngáy và đau mắt nặng. Đây là thể bệnh do tiếp xúc của kết mạc mi với kính áp tròng, mắt giả, chỉ khâu...Viêm kết mạc dị ứng vốn không gây nguy hiểm nhưng nếu không phát hiện và điều trị đúng chỉ định thì có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Trong đó nghiêm trọng nhất là loét giác mạc và giảm thị lực. Mắt là một trong những cơ quan tiếp xúc nhiều với môi trường nên dễ gây dị ứng. Chính vì vậy, để có một đôi mắt khỏe mạnh thì cần phải biết giữ gìn và chăm sóc cẩn thận.
Điều trị viêm kết mạc
Quá trình điều trị viêm kết mạc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây nên bệnh. Vì vậy khi bị viêm kết mạc, bạn phải đi khám mắt ngay để tìm được nguyên nhân gây bệnh. Khi tìm được nguyên nhân, bạn sẽ được bác sỹ kê đơn thuốc trị bệnh.
Cần chú ý không được dùng thuốc vô tội vạ. Một thực tế đáng lo ngại hiện nay là thói quen tự dùng thuốc của người bệnh. Khi bị viêm kết mạc, người bệnh thường tự mua thuốc chống viêm và sử dụng kéo dài mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Trong số các loại thuốc đó thì một số loại có chứa chất corticoit, đây là một chất vô cùng nguy hiểm và gây nên nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách. Bệnh từ nhẹ có thể dẫn đến đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, bội nhiễm nấm, vi khuẩn virus herpes. Thậm chí có thể gây mù lòa, mất thị lực”. Tại Bệnh viện Mắt TP.HCM cũng đã tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân bị mất thị lực do sử dụng thuốc một cách vô tội vạ. Đối với các bệnh về mắt thì cần tuyệt đối tuân theo đơn thuốc của bác sĩ, không được sử dụng lại toa thuốc cũ. BS Thư khuyến cáo:
Nguy cơ chuyển sang đau mắt hột
Từ viêm kết mạc, nếu bạn không vệ sinh kỹ và điều trị kịp thời có thể dẫn tới bệnh đau mắt hột. Bệnh nhân bị mắt hột có biến chứng sẽ có nhiều triệu chứng: mắt ướt, trụi lông mi, bờ mi đỏ thâm mà dân gian gọi là mắt toét, bờ mi hẹp lại gây cảm giác buồn ngủ, làm ảnh hưởng thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân...
Phòng bệnh viêm kết mạc như nào?
- Nếu bị viêm kết mạc, bạn nhất thiết phải tích cực điều trị tra thuốc, uống thuốc và vệ sinh mắt theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ để rút ngắn quá trình điều trị cho bệnh nhanh khỏi. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống hay bôi vì có thể khiến mắt bị đau nặng hơn hay dẫn tới mù lòa.
- Cách ly người bị đau mắt và không dùng chung những đồ dùng vệ sinh cá nhân hằng ngày như: khăn mặt, chậu rửa, kính,...
- Rửa tay bằng xà phòng, không đưa tay bẩn lên mắt để dịu.
- Đeo kính mỗi khi đi ra ngoài để tránh gió bụi và vi rút xâm nhập vào mắt gây viêm. Nhỏ thuốc rửa mắt mỗi ngày.