Viêm họng mạn tính ở người lớn có lây không?

Viêm họng mạn tính là tình trạng vòm họng bị viêm nhiễm trầm trọng và tái phát nhiều lần. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng song viêm họng mạn tính lại mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh. Vậy viêm họng mạn tính có lây không?

Viêm họng mạn tính ở người lớn có lây không? Viêm họng mạn tính ở người lớn có lây không?

Viêm họng mạn tính là tình trạng vòm họng bị viêm nhiễm trầm trọng và tái phát nhiều lần. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng song viêm họng mạn tính lại mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh. Vậy viêm họng mạn tính có lây không?

Viêm họng mạn tính là gì?

Viêm họng mạn tính là tình trạng viêm mạn tính niêm mạc họng rất hay gặp. Nó thường phối hợp với các bệnh viêm mũi, xoang mạn tính hoặc đi đôi với viêm thanh, khí phế quản mạn tính. Viêm họng mạn tính được thể hiện dưới ba hình thức: xuất tiết, quá phát và teo.

Triệu chứng của viêm họng mạn tính

Dưới đây là các triệu chứng thường đi kèm với bệnh viêm họng mạn tính:

  • Khô họng, cảm thấy nóng, rát trong họng hoặc có cảm giác ngứa họng, vướng họng, nhất là khi mới ngủ dậy, phải cố khạc đờm, đằng hắng để làm long đờm.
  • Hay bị ho khan, nhất là vào ban đêm hoặc khi lạnh.
  • Nuốt hơi nghẹn.
  • Giọng nói bị khàn trong giây lát rồi trở lại bình thường, sau khi uống rượu, hút thuốc lá nhiều, nói nhiều thì triệu chứng trên càng rõ rệt.
vicare.vn-viem-hong-man-tinh-o-nguoi-lon-co-lay-khong-body-1

Nguyên nhân gây bệnh

  • Nguyên nhân chủ yếu nhất là do ảnh hưởng của ngạt tắc mũi, người bệnh phải thở bằng miệng kéo dài, nhất là trong mùa lạnh. Ngạt tắc mũi có thể do dị hình vách ngăn, polyp mũi, viêm xoang, nhất là viêm xoang sau: nhầy, mủ chảy xuống họng.
  • Do các chất kích thích: Người bệnh lạm dụng rượu bia, thuốc lá hay sống trong môi trường ô nhiễm không khí nghiêm trọng, nhiều khói bụi, hoặc nhiều hóa chất độc hại.
  • Do yếu tố cơ địa: thể địa dị ứng, suy gan, đái đường và người bệnh có thể trạng cơ thể yếu.

Viêm họng mạn tính có nguy hiểm không?

Viêm họng mạn tính không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng con người. Hơn nữa, để điều trị viêm họng mạn tính cần cả quá trình, nên nhiều người thường để mặc bệnh mà không tập trung chữa trị triệt để. Chính sự chủ quan này gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Người bệnh có thể mắc hội chứng viêm thanh quản mạn tính, viêm khí, phế quản mạn tính... hoặc các đợt viêm cấp tính như: viêm amiđan cấp tính, ápxe amiđan...
  • Nếu bệnh quá nặng mà không được điều trị kịp thời có thể gây ra ung thư vòm họng, tất nhiên điều này cũng phụ thuộc nhiều vào cơ địa và hệ miễn dịch mỗi người bệnh.
  • Gây suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh do phải khạc nhổ nhiều, đặc biệt vào ban đêm.

Viêm họng mạn tính có lây không?

Viêm họng mạn tính có thể lây qua đường hô hấp. Vi khuẩn hoặc virus gây bệnh viêm họng mạn tính xuất hiện nhiều trong môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại và dễ dàng tấn công vào cơ thể có sức đề kháng yếu, nhất là khi thời tiết lạnh hoặc thay đổi đột ngột.

Bên cạnh đó, việc uống rượu bia, hút thuốc lá cũng là nguyên nhân khiến lớp niêm mạc họng bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công. Các vi khuẩn và virus này có thể phát tán vào không khí và lây lan sang người, thông qua dịch đờm khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Vậy nên những người ở chung một không gian sinh hoạt như gia đình, lớp học có thể bị lây bệnh nếu có sức đề kháng kém.

Ngoài ra, việc dùng chung bát, đĩa với người bị viêm họng mạn tính cũng làm tăng nguy cơ lây bệnh bởi vi khuẩn, virus gây bệnh vẫn còn tồn tại trên bề mặt ấy, chờ cơ hội để xâm nhập vào cơ thể khác.

vicare.vn-viem-hong-man-tinh-o-nguoi-lon-co-lay-khong-body-2

Cách phòng tránh bệnh viêm họng mạn tính

Xuất phát từ nguyên nhân gây bệnh, dưới đây là một số lời khuyên của bác sĩ giúp bạn phòng bệnh viêm họng mạn tính:

  • Để phòng tránh bệnh, người bệnh nên chú ý giữ ấm cổ khi thời tiết thay đổi, tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá; súc miệng hàng ngày bằng dung dịch kiềm ấm hoặc nước muối giúp làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn họng.
  • Khi làm việc hoặc ra ngoài, người bệnh nên đeo khẩu trang bảo hộ nếu phải tiếp xúc với bụi, hoá chất, môi trường ô nhiễm.
  • Ngoài ra, để nâng cao thể trạng, người bệnh cần chú ý bổ sung Vitamin A, Vitamin D2 thông qua nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng như rau chùm ngây, cà rốt, súp lơ xanh, cá, sữa... đồng thời thường xuyên uống đủ nước, nước khoáng để bổ sung nguồn nước và khoáng chất có lợi cho cơ thể.

Xem thêm:

  • Bệnh viêm họng mạn tính uống thuốc gì hiệu quả?
  • Liệu bệnh viêm họng mạn tính có chữa được không?