Viêm họng mạn tính có lây không?
Viêm họng mạn tính hay còn gọi là viêm họng hạt, đây là bệnh lý chủ yếu là do virus, vi khuẩn hoặc vi nấm xâm nhập và tấn công niêm mạc họng, làm phá hủy các tế bào niêm mạc họng. Vậy viêm họng mạn tính có lây không?
Viêm họng mạn tính có lây không?
Dấu hiệu nhận biết viêm họng mạn tính
Người mắc bệnh viêm họng mạn tính, khi quan sát sẽ thấy những hạt nổi lên ở niêm mạc họng. Người bệnh thường cảm thấy ngứa rát ở cổ họng, nuốt vướng khi ăn uống liên tục trong một thời gian và có thể gây chảy dịch mũi kèm theo ho khan kéo dài hoặc ho có đờm.
Khi đi khám, nếu ở thể viêm họng mạn tính xuất tiết thì biểu hiện của nó là niêm mạc thành sau họng đỏ, nhiều tiết nhầy, lổn nhổn những hạt nhỏ, đó là những nang lympho ở thành họng bắt đầu to ra.
Còn ở thể viêm họng mạn tính, niêm mạc thành sau họng dày lên và sần sùi, trên đó có những hạt to nổi lên riêng rẽ hay từng khúm. Các hạt này có màu từ đỏ tươi đến đỏ xám, các hạt này thường được bao phủ bởi một lớp tiết nhầy đặc quánh, trong suốt hay đục lờ. Nếu khi trở thành viêm cấp, có thể có những đốm mủ màu trắng hay vàng bẩn bám trên các hạt. Nặng hơn, các nang lympho quá phát thành những dải sùi, đỏ, chạy dọc theo hai trụ sau của amiđan.
Viêm họng mạn tính có lây không?
Để hiểu rõ rằng bệnh viêm họng mạn tính có lây không, chúng ta cần biết đây là căn bệnh được gây ra do các virus, vi khuẩn và nấm. Thực tế đây là bệnh lý có khả năng truyền nhiễm trực tiếp rất cao.
Do đặc điểm của viêm họng mạn tính là có mủ, dịch, đờm... nên con đường chủ yếu lây truyền là do tiếp xúc với người bệnh, hoặc là do dùng chung bát, đũa, cốc... Khi bị bệnh, bệnh nhân sẽ thường có hiện tượng ho khan hoặc ho có đờm. Chính điều này sẽ làm vi khuẩn hoặc virus phát tán và truyền được trong không khí, nếu như người có hệ miễn dịch kém, bị nhiễm những virus này thì sẽ dễ dàng mắc bệnh.
Cách phòng chống bệnh
Để có thể phòng tránh được bệnh viêm họng mạn tính lây lan, nên tuân thủ những vấn đề sau đây:
- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân, hoặc dùng chung đồ đạc với người đã mắc bệnh viêm họng mãn tính (cốc, chén, bát...)
- Rửa tay bằng xà bông trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh và tiếp xúc với người bệnh.
- Giữ sạch sẽ tai mũi họng, nên súc miệng bằng nước muối sinh lý trước khi ngủ và sau khi ăn xong để loại sạch các vi khuẩn.
- Nhà cửa cần được vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng. Tránh bụi bẩn, là nguyên nhân khiến bạn dễ dành mắc các bệnh lý về đường hô hấp.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và vitamin để tăng hệ miễn dịch cho cơ thể, ăn nhiều rau xanh, trái cây... Đồng thời tập luyện thể thao hàng ngày để đảm bảo sức khỏe chống chọi lại các virus gây bệnh.