Viêm họng cấp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm họng cấp là bệnh phổ biến, thường mắc vào mùa lạnh hoặc do nhiễm khuẩn đường hô hấp. Bệnh có nhiều mối nguy hại đến sức khỏe. Cùng HoiBenh tìm hiểu ngay triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị viêm họng cấp qua bài viết sau đây.

Viêm họng cấp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị Viêm họng cấp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm họng cấp là bệnh phổ biến, thường mắc vào mùa lạnh hoặc do nhiễm khuẩn đường hô hấp. Bệnh có nhiều mối nguy hại đến sức khỏe. Cùng HoiBenh tìm hiểu ngay triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh qua bài viết dưới đây.

Viêm họng cấp là gì?

Viêm họng cấp tính gây nên bởi sự khởi phát nhanh chóng của viêm họng, các triệu chứng được thể hiện cấp tính, rầm rộ như: đau họng, trầy xước, khó nuốt.

Bệnh thường mắc vào mùa đông, thời điểm mà thời tiết thay đổi nhiều, các tác nhân vi khuẩn, virus dễ lây lan. Bệnh gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ nhưng nguy hiểm hơn ở trẻ vì hệ miễn dịch còn yếu, dễ bị tấn công hơn.

Viêm họng cấp có thể là một bệnh riêng lẻ hoặc bị mắc đồng thời với các vấn đề khác như viêm amidan, viêm xoang, viêm mũi dị ứng.

Để phân biệt giữa hai trường hợp cấp tính và mạn tính của viêm họng, người ta dựa vào tính chất của bệnh: rầm rộ hay dai dẳng, tái phát hay không...

vicare.vn-viem-hong-cap-trieu-chung-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-body-1

Triệu chứng điển hình của viêm họng cấp

Nếu bị viêm họng cấp, bạn sẽ phải đối mặt với các vấn đề sau:

  • Đau và viêm ở họng
  • Khó nuốt
  • Giọng nói bị thay đổi (khàn khàn, khó nói)
  • Sưng họng
  • Đỏ họng, amidan có thể bị sưng
  • Trong các biểu hiện trên thì đau họng là đặc trưng nhất để nhận diện bệnh.

Viêm họng do cảm lạnh, cúm còn đi kèm với các triệu chứng:

  • Sốt
  • Ho
  • Hắt hơi, sổ mũi

Nguyên nhân gây bệnh

Hầu hết các trường hợp dẫn đến viêm họng cấp bắt nguồn từ virus nhưng vẫn có một số ít gây ra bởi vi khuẩn (tiêu biểu như liên cầu khuẩn nhóm A).

Rất khó để tự bản thân biết được chính xác nguyên nhân của viêm họng cấp là do virus hoặc vi khuẩn bởi triệu chứng gây ra bởi 2 trường hợp này khá giống nhau. Ngoài 2 nguyên nhân chính đã kể thì các chất gây dị ứng, khói thuốc cũng khiến nhiều người mắc phải viêm họng cấp do cơ chế liên thông mũi họng.

Do virus thông thường

Nhiễm virus gây ra viêm họng cấp trong các trường hợp sau:

  • Cúm
  • Cảm lạnh
  • Bệnh sởi
  • Thủy đậu
  • Nhiễm virus Herpes
  • Nhiễm Enterovirus
  • Viêm họng cấp do virus thường dễ lây lan, chủ yếu qua đường hô hấp (mũi và miệng).

Do bạch cầu đơn nhân

Bệnh bạch cầu đơn nhân gây ra bởi virus Epstein-Barr, còn được gọi với tên khác là sốt đơn nhân. Bệnh khá phổ biến ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

Ngoài đau họng, viêm họng cấp do bạch cầu đơn nhân được thể hiện kèm các triệu chứng:

  • Sốt
  • Đau cơ
  • Đau răng
  • Chán ăn
  • Sưng hạch bạch huyết
vicare.vn-viem-hong-cap-trieu-chung-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-body-2

Do vi khuẩn (liên cầu)

Nhiễm khuẩn cũng dẫn đến viêm họng cấp, điển hình nhất là viêm do liên cầu khuẩn Streptococus nhóm A.

Nguyên nhân có thể đến từ các vi khuẩn khác nhưng ít hơn, như:

  • Lậu cầu khuẩn (Neisseria gonorrhoeae)
  • Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu (Corynebacterium)
  • Vi khuẩn gây bệnh tả (Chlamydia pneumoniae)
  • Vi khuẩn gây bệnh phổi (Mycoplasma)
  • Các liên cầu khuẩn nhóm F, G, C

Chẩn đoán viêm họng cấp

Để chẩn đoán tình trạng này, bác sĩ thường phải làm các kiểm tra:

  • Các bất thường về cổ họng, tai, mũi
  • Các tuyến có dấu hiệu bị viêm (sưng, nóng, đỏ, đau)
  • Nghe hơi thở
  • Xét nghiệm đờm (nếu nghi ngờ nguyên nhân do vi khuẩn)

Nguyên tắc điều trị

Đa phần các trường hợp viêm họng cấp sẽ tự hết trong khoảng 7-9 ngày, nhưng cũng có khi kéo dài hơn tùy thuộc vào thời tiết, cơ địa.

Đây là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không phát hiện và xử trí kịp thời thì có thể ảnh hưởng tới chức năng đường hô hấp và dẫn tới các biến chứng trên tim, bội nhiễm...

Điều trị viêm họng cấp cần tuân theo nguyên tắc sau:

  • Nếu họng bị viêm do virus thì bệnh nhân không cần uống kháng sinh mà chỉ cần tăng cường thể trạng, nâng cao sức đề kháng.
  • Kháng sinh chỉ nên sử dụng khi căn nguyên gây bệnh là do vi khuẩn.
  • Hạ sốt nếu cơ thể sốt cao
  • Bù nước và điện giải khi có sốt cao.
  • Sử dụng các thuốc giảm đau thông thường như Ibuprofen, paracetamol, aspirin.

Phòng chống viêm họng cấp bằng cách nào?

Không có cách phòng ngừa tuyệt đối, vì bệnh có tính chất lây lan trong cộng đồng. Tuy nhiên một số biện pháp dưới đây có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh một cách đáng kể:

  • Tránh dùng chung đồ dùng, đồ ăn thức uống với người lạ, người có khả năng cao bị mắc bệnh.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi hắt hơi sổ mũi.
  • Hạn chế lui tới môi trường có mầm bệnh như bệnh viện nếu không có việc cần.

Trên đây là các thông tin cần thiết về viêm họng cấp mà bạn cần biết để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

Xem thêm:

  • Biến chứng của bệnh viêm họng cấp ở trẻ
  • Đề phòng bệnh viêm họng cấp ở người lớn khi trời chuyển lạnh
  • Cách chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng cấp tránh biến chứng nặng