Viêm gan B không có tác nhân delta là gì?

Rất nhiều bệnh nhân sau khi đi xét nghiệm viêm gan B nhận được kết quả đó là dương tính với viêm gan B không có tác nhân delta. Thuật ngữ này vẫn còn khá xa lạ, cũng như đa số người bệnh cũng chưa hiểu rõ về ý nghĩa của kết quả. Vậy viêm gan B không có tác nhân delta là gì? Các thông tin liên quan đến bệnh là gì? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin cụ thể ngay sau đây.

Viêm gan B không có tác nhân delta là gì? Viêm gan B không có tác nhân delta là gì?

1. Viêm gan delta là gì?

Viêm gan delta hay còn có tên gọi khác là viêm gan D, bệnh này do virus siêu D gây ra (virus HDV).

Thông thường, các bệnh nhân sẽ bị mắc viêm gan delta sau khi mắc viêm gan B, đặc biệt là trong trường hợp viêm gan B mạn tính.

Trong trường hợp bệnh nhân bị mắc cả viêm gan B và viêm gan delta (viêm gan D) thì tiến triển của bệnh sẽ rất nhanh chóng và nặng nề, vì lúc này gan của bạn cùng lúc bị sự tấn công của hai virus đó là HBV và HDV.

Giống như rất nhiều các bệnh viêm gan khác, viêm gan delta có diễn biến rất âm thầm và khó phát hiện. Có rất nhiều trường hợp, khi người bệnh được xác nhận là đã mắc viêm gan delta thì đã ở giai đoạn nghiêm trọng, bệnh đã chuyển sang giai đoạn viêm gan, xơ gan, suy gan... thậm chí có thể dẫn đến ung thư gan.

2. Viêm gan B là gì?

vicare.vn-viem-gan-b-khong-co-tac-nhan-delta-la-gi-body-1

Bệnh viêm gan B là bệnh viêm gan do virus HBV gây ra, có tác động trực tiếp đến gan. Đối với những người mắc viêm gan B đã chuyển sang giai đoạn mãn tính (kéo dài trên 6 tháng) thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc xơ gan, suy gan và ung thư gan nếu như không được điều trị kịp thời.

Bệnh viêm gan B lây qua đường máu, đường tình dục không an toàn, dịch tiết của mẹ bị nhiễm sang trẻ sơ sinh.

3. Viêm gan B không có tác nhân delta là gì?

Bệnh viêm gan B không có tác nhân delta là bệnh nhiễm viêm gan B ở mức độ đơn thuần, không cùng bị nhiễm thêm virus viêm gan D, tỉ lệ hồi phục của trường hợp này khá cao, quá trình điều trị cũng dễ dàng hơn rất nhiều so với trường hợp mắc viêm gan B có tác nhân delta. Ngược lại, trong trường hợp người bệnh vừa bị mắc viêm gan B và vừa mắc viêm gan D thì có thể sẽ có những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe bệnh nhân.

Những bệnh nhân mắc viêm gan B có khả năng mắc thêm viêm gan D là rất cao. Điều này là do kháng thể lúc này có khả năng hấp dẫn đối với virus viêm gan D.

4. Triệu chứng của bệnh viêm gan B không có tác nhân delta

vicare.vn-viem-gan-b-khong-co-tac-nhan-delta-la-gi-body-2
Triệu chứng ban đầu là sốt nhẹ

Bệnh viêm gan B có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau, tuy nhiên khả năng mắc bệnh ở trẻ nhỏ sẽ cao hơn, do sức đề kháng của đối tượng này còn yếu, hệ kháng thể cũng chưa được phát triển đầy đủ khiến cho virus dễ dàng xâm nhập và gây bệnh. Vì vậy phát hiện sớm các triệu chứng sau đây và điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết:

  • Hiện tượng sốt nhẹ: ban đầu, người bệnh sẽ cảm thấy sự mệt mỏi không rõ nguyên nhân, có dấu hiệu sốt nhẹ, thường xảy ra vào mỗi buổi chiều.
  • Chán ăn, mệt mỏi, sụt cân: hiện tượng chán ăn là hiện tượng hay gặp nhất ở những người bệnh bị viêm gan B không có tác nhân delta. Người bệnh dù đói nhưng ăn uống lại không cảm thấy ngon miệng, không thèm ăn gì. Tình trạng này lâu dần sẽ dẫn đến việc suy nhược cơ thể, cơ thể mệt mỏi, lười vận động, bản thân cảm thấy không có sức sống, uể oải.
  • Rối loạn chức năng tiêu hóa: do ăn uống bất thường, ăn không đủ chất, dễ tích tụ các độc tố trong gan cũng như sự bổ sung thiếu các dưỡng chất làm cho hệ tiêu hóa bị rối loạn. Người bệnh lâu dần có thể cảm thấy buồn nôn, tiêu chảy...
  • Chướng bụng: lúc này, các bộ phận trong cơ thể không được hoạt động một cách điều độ. Nếu bổ sung vào cơ thể một lượng thức ăn lớn nhưng hệ tiêu hóa lại hoạt động kém thì sẽ dẫn đến tình trạng chướng bụng, đầy hơi.
  • Vàng da: bệnh càng phát triển ở giai đoạn nặng thì dấu hiệu này càng rõ ràng hơn. Dễ nhìn thấy nhất là vàng da, vàng mắt, vàng móng...
  • Xuất huyết dưới da: do các tế bào trong gan bị phá hủy, chức năng của gan bị suy giảm, bệnh nhân sẽ dễ gặp các tình trạng xuất huyết dưới da nhiều hơn.

5. Cách phòng tránh bệnh viêm gan B không có tác nhân delta

vicare.vn-viem-gan-b-khong-co-tac-nhan-delta-la-gi-body-3
  • Tiêm phòng vacxin chống viêm gan B: đây là phương pháp hiệu quả và cần thiết nhất được các chuyên gia đưa ra đến thời điểm hiện tại. Trẻ em sẽ được tiêm phòng viêm gan B trong vòng 24h sau khi sinh ra. Sau khoảng thời gian 10-15 năm thì nên kiểm tra lại sau đó thực hiện tiêm nhắc lại vacxin này.
  • Sinh hoạt tình dục lành mạnh, an toàn, chung thủy một vợ một chồng.
  • Không dùng chung bơm kim tiêm hay các vật dụng cá nhân khác như: dao cạo râu, cắt móng tay, dao cạo, tỉa lông mày...
  • Thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ chất để nâng cao sức khỏe, sức đề kháng của bản thân.
  • Khi bị mắc bệnh viêm gan B thì phải điều trị theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ. Điều trị ở giai đoạn càng sớm thì càng dễ dàng hơn.

Trên đây là các thông tin liên quan đến bệnh viêm gan B, đồng thời cũng đã trả lời cho câu hỏi: viêm gan B không tác nhân delta là gì? Qua những thông tin được cung cấp trong bài viết, hy vọng bạn đã có thêm kiến thức, từ đó bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như những người xung quanh.

Xem thêm:

  • Người bị viêm gan B có được uống nước đá không?
  • Có thể tiêm vacxin sởi cùng vacxin DPT, viêm gan B... không?
  • Mẹ bị viêm gan B cho con bú được không?