Viêm gan B âm tính có lây không?
Viêm gan B hiện nay là bệnh lý nguy hiểm và có khả năng phát triển thành ung thư nếu như không điều trị. Tính lây nhiễm của bệnh này cực kỳ cao, chính vì thế, việc loại trừ virus viêm gan B để chuyển sang giai đoạn âm tính là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc rằng viêm gan B âm tính có lây không? Mời bạn xem giải đáp dưới đây.
Viêm gan B âm tính có lây không?
Viêm gan B hiện nay là bệnh lý nguy hiểm và có khả năng phát triển thành ung thư nếu như không điều trị. Tính lây nhiễm của bệnh này cực kỳ cao, chính vì thế, việc loại trừ virus viêm gan B để chuyển sang giai đoạn âm tính là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc rằng viêm gan B âm tính có lây không? Mời bạn xem giải đáp dưới đây.
1. Tìm hiểu về bệnh viêm gan B
Viêm gan B là tình trạng gan bị nhiễm trùng do sự tấn công của virus HBV. Bệnh lý này có độ nguy hiểm cao, có khả năng tiến triển thành ung thư.
Phân loại bệnh viêm gan B
Viêm gan B được chia thành 2 loại chính là giai đoạn cấp tính và giai đoạn mãn tính. Ở người trưởng thành, sau khi nhiễm siêu vi viêm gan B, nếu như điều trị đúng cách, trong vòng 6 tháng sẽ loại bỏ hoàn toàn bệnh và có miễn dịch vĩnh viễn đối với bệnh. Đây là dạng cấp tính. Ở trường hợp người bị bệnh viêm gan kéo dài với thời gian hơn 6 tháng, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính, thường gặp ở trẻ em. Theo thống kê, có đến 90% trẻ em từ 0 đến 1 tuổi khi mắc phải viêm gan B sẽ trở thành mãn tính, dẫn đến nhiều bệnh lý khác như suy gan, ung thư gan khi trưởng thành. Tỷ lệ này ở trẻ em từ 1 đến 5 tuổi là 60% và ở trẻ vị thành niên là 5%.
Nguyên nhân gây bệnh viêm gan B
Virus viêm gan B có nhiều trong các dịch tiết của cơ thể như tinh dịch, dịch âm đạo... Chính vì thế, khi xảy ra sự kiện dịch tiết của người bệnh đi vào cơ thể người khỏe mạnh, đó chính là lúc bệnh lây nhiễm.
Theo cơ chế lây nhiễm trên, bệnh viêm gan B có một số con đường lây nhiễm phổ biến như:
- Dùng chung vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu,...
- Qua tiêm chích, có thể do thực hiện tiêm phòng ở các cơ sở kém chất lượng và không minh bạch hoặc tiêm chích ma túy...
- Truyền máu không an toàn, máu không được kiểm định chặt chẽ.
- Một số phương pháp y học cổ truyền như châm cứu sẽ tăng nguy cơ tiếp xúc với máu, vì thế cũng có khả năng lây nhiễm viêm gan B.
- Xăm mình tùy tiện bởi các dụng cụ không được tiệt trùng triệt để.
- Lây nhiễm qua đường tinh dục khi không sử dụng biện pháp an toàn.
- Truyền từ mẹ sang con.
Một số triệu chứng của viêm gan B
Hầu hết bệnh nhân khi bị viêm gan B đều sẽ không có triệu chứng rõ rệt. Thậm chí, nhiều người mắc phải viêm gan mãn tính nhưng vẫn không biết rằng bản thân đang chứa siêu vi. Tuy nhiên, gan trong lúc này vẫn bị tấn công và tổn hại từng ngày.
Một số triệu chứng có thể xuất hiện bao gồm:
- Đau nhức xương khớp.
- Chán ăn, ăn không ngon và thường xuyên cảm thấy buồn nôn.
- Phần bụng phải phía trên thường xuyên đau.
- Cáu gắt, bực bội và dễ mệt mỏi, thậm chí trầm cảm...
Các triệu chứng trên không quá điển hình và có thể xuất hiện ở nhiều bệnh khác. Cách duy nhất để bạn phát hiện sớm viêm gan B là thực hiện khám sức khỏe định kỳ và làm các xét nghiệm máu đặc biệt để tìm bệnh.
2. Viêm gan B âm tính có lây không?
Theo giải đáp từ nhiều bác sỹ, việc viêm gan B âm tính có lây không phụ thuộc vào nhiều trường hợp, bao gồm 3 trường hợp phổ biến sau đây.
Viêm gan B âm tính do kháng nguyên e (HBeAg)
Khi loại kháng nguyên e này chuyển sang âm tính, đối với bệnh nhân cấp tính, bệnh sẽ ở giai đoạn an toàn và có thể điều trị dứt điểm hoàn toàn. Tuy nhiên, ở đối tượng là bệnh nhân bị viêm gan B cảm tính, kháng nguyên e (HBeAg) có khả năng cao trở lại dương tính nếu như không được điều trị thích hợp. Do đó, trường hợp này bệnh vẫn có khả năng lây nhiễm.
Thông thường, nếu bạn ở tình trạng này, các bác sỹ sẽ đề nghị điều trị miễn dịch bằng phương pháp thế bào tua DC. Đây là giải pháp mới với khả năng điều trị viêm gan B âm tính hiệu quả gấp 6 lần so với phương pháp thuốc truyền thống.
Viêm gan B âm tính do virus HBV – DNA
Khi virus HBV – DNA chuyển sang giai đoạn âm tính, trong các xét nghiệm, các bác sỹ sẽ không thể tìm ra sự hiện diện của virus này nữa. Đối với người bị viêm gan cấp tính, đây là một dấu hiệu tốt. Nhưng ở bệnh nhân viêm gan mãn tính, dấu hiệu này chỉ cho thấy số lượng virus HBV không còn nhiều. Tính lây nhiễm của virus HBV trong giai đoạn này khá kém.
Kháng nguyên bề mặt viêm gan B âm tính
Trong điều trị viêm gan B, việc điều trị kháng nguyên bề mặt là mục tiêu cao nhất và dĩ nhiên, khi yếu tố này chuyển sang âm tính, các bác sỹ đều có thể kết luận người bệnh đang trong thời gian hồi phục sức khỏe và có thể dừng uống thuốc. Ở giai đoạn này, viêm gan B cũng không còn tính lây nhiễm.
Bài viết đã giúp bạn đọc biết rõ liệu viêm gan B âm tính có lây không. Hãy cẩn thận và hết sức chú ý điều này trong việc điều trị để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình, cộng đồng. Các bác sỹ cũng nhắc nhở rằng, dù đã vào giai đoạn âm tính, nhưng bệnh nhân cũng không nên chủ động dừng thuốc mà không có sự cho phép của bác sỹ và phải đặc biệt chú ý điều trị đúng cách để dứt điểm bệnh.
Xem thêm:
- Người bị viêm gan B có được uống nước đá không?
- Mẹ bị viêm gan B cho con bú được không?
- Vắc xin viêm gan B tiêm mấy mũi? Lịch tiêm thế nào?