Viêm đường tiết niệu nên ăn gì để nhanh khỏi nhất?
Bệnh viêm đường tiết niệu rất dễ bùng phát vào mùa hè, với các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Những bệnh nhân mắc bệnh thường thắc mắc về việc viêm đường tiết niệu nên ăn gì cho mau khỏe. Vicare sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà bằng một số thực phẩm quen thuộc.
Viêm đường tiết niệu nên ăn gì để nhanh khỏi nhất?
Bệnh viêm đường tiết niệu rất dễ bùng phát vào mùa hè, với các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Những bệnh nhân mắc bệnh thường thắc mắc về việc viêm đường tiết niệu nên ăn gì cho mau khỏe. HoiBenh sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà bằng một số thực phẩm quen thuộc.
Bệnh viêm đường tiết niệu dễ gặp ở nữ
Viêm đường tiết niệu là một bệnh do khuẩn E.Coli gây ra. Thống kê có đến 50% dân số đã bị viêm đường tiết niệu ít nhất 1 lần trong đời.
Mùa xuân hè và mùa hè được xem là thời điểm có số người mắc bệnh viêm đường tiết niệu cao nhất, đặc biệt là ở phụ nữ. Tỷ lệ phụ nữ mắc phải cao gấp 10 lần so với nam giới. Do cấu tạo đặc thù của niệu đạo nữ (khá ngắn), nếu không chú ý vệ sinh cá nhân đúng cách, nữ giới rất dễ mắc bệnh viêm đường tiết niệu.
Thai kỳ, hoạt động quan hệ tình dục, tuổi mãn kinh, nhịn tiểu trong thời gian dài... là những nguyên nhân gây bệnh phổ biến.
Các triệu chứng viêm đường tiết niệu thường là: tiểu gấp, tiểu đau, tiểu ra máu, đau buốt ở vùng sinh dục... Ngoài ra, bệnh còn kèm theo các triệu chứng như: sốt, đau bụng, đi tiểu thường xuyên và cảm giác nóng rát khi đi. Ngoài việc đi đến bác sĩ để điều trị bằng thuốc thì việc chữa viêm đường tiết niệu tại nhà bằng thực phẩm cũng rất hiệu quả. Vậy viêm đường tiết niệu nên ăn gì?
Viêm đường tiết niệu nên ăn gì để nhanh khỏi nhất?
Đu đủ
Bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu tại nhà từ đu đủ được thực hiện như sau: cho 250g đu đủ (chín) vào 1 lít rượu gạo, ngâm đu đủ trong khoảng 2 tuần rồi mở ra. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 15ml, liên tiếp trong 2 tuần. Đu đủ có tác dụng rất tốt trong việc điều trị chứng thận hư (yếu thận) và viêm đường tiết niệu mạn tính.
Nho
Dùng khoảng 250g nho (bỏ hạt nếu có), để nguyên cả vỏ rồi đem xay nhuyễn với một ít nước ấm thành hỗn hợp sinh tố nho, mỗi ngày uống 1 - 2 lần, liên tục trong 2 tuần.
Nho là vị thuốc có tác dụng bổ huyết, ích khí, bổ gan, bổ thận, lợi tiểu... giúp điều trị viêm đường tiết niệu và giảm cảm giác tiểu đau, tiểu buốt.
Trà câu kỷ tử, phục linh
Bài thuốc đông y chữa viêm đường tiết niệu tại nhà gồm có 50g quả câu kỷ tử, 100g phục linh. Đem 2 vị thuốc này nghiền thành bột rồi trộn lại với nhau, mỗi lần dùng khoảng 10g và cho thêm 6g hồng trà, pha với nước ấm và ngâm trong 10 phút là có thể uống, nên uống 2 lần/ngày.
Câu kỷ tử có công dụng bổ thận gan, nhuận phổi. Phục linh có công dụng bổ dạ dày, lá lách, lợi tiểu, tiêu sưng viêm và tác dụng an thần. Kết hợp 2 vị thuốc này lại với nhau mang lại tác dụng điều trị viêm đường tiết niệu rất hiệu quả.
Canh bàng quang heo nấu với lá mã đề
Bàng quang heo (bọng đái lợn) cùng là một vị thuốc Đông y giúp giảm các triệu chứng viêm đường tiết niệu. Chuẩn bị 200g bàng quang heo và 100g lá mã đề tươi, đem nấu thành một món canh, nêm nếm gia vị và ăn trong bữa ăn hàng ngày.
Bàng quang heo có công dụng bổ dạ dày, lá lách. Cây mã đề giúp lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc. Hai vị thuốc này kết hợp với nhau rất tốt, giúp điều trị viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu hiệu quả.
Củ mài ngâm rượu
Chuẩn bị 250g củ mài hoặc củ khoai từ và 400ml rượu gạo.
Khoai mài gọt sạch vỏ, cắt thành miếng vừa ăn. Cho rượu gạo vào nồi, đun lửa nhỏ, đến sôi thì cho khoai vào nấu đến khi chín mềm, thêm hành lá, muối và một ít tiêu, ăn khi bụng đói giúp chữa viêm đường tiết niệu tại nhà rất hiệu quả.
Giấm táo
Giấm táo từ lâu đã được biết đến là một loại thực phẩm tuyệt vời, bên cạnh công dụng nổi tiếng cho làn da khỏe đẹp, giấm táo còn có khả năng chữa viêm đường tiết niệu tại nhà. Giấm táo chứa hệ enzyme phong phú, các chất dinh dưỡng thiết yếu điển hình là kali, gây ức chế vi khuẩn phát triển ở đường tiết niệu. Ngoài ra, axit axetic trong giấm táo còn thúc đẩy sự phát triển lợi khuẩn và tiêu diệt các vi khuẩn xấu. Tuy nhiên, do tính axit của giấm táo có thể ảnh hưởng đến nước tiểu, gây nóng và rát, khi đó hãy ngừng sử dụng nếu bạn cảm thấy không thoải mái.
Dùng 2 muỗng canh giấm táo, 1 muỗng canh mật ong, nửa muỗng canh nước cốt chanh rồi pha nước lọc để uống 2 lần/ngày cho đến khi khỏi bệnh.
Baking soda
Baking soda là loại bộ đa năng, có mặt trong hầu hết các gia đình. Baking soda có tính kiềm tự nhiên, trung hòa axit nước tiểu khi bị viêm đường tiết niệu. Khi tính axit nước tiểu giảm, bệnh nhân sẽ cảm thấy ít đau và rát khi đi vệ sinh. Dùng 1 muỗng canh baking soda hòa tan cùng với 1 cốc nước lọc, uống hỗn hợp này mỗi ngày.
Sữa chua
Nên bổ sung sữa chua vào khẩu phần ăn hàng ngày do sữa chua chứa probiotic, làm tăng số lượng lợi khuẩn có trong cơ thể, giúp tránh xa vi khuẩn xấu. Đặc biệt đối với bệnh nhân đang uống kháng sinh để điều trị viêm đường tiết niệu, điều này có thể gây thiếu hụt vi khuẩn tốt trong ruột. Nên dùng 1 bát sữa chua không đường, sau mỗi bữa ăn, đều đặn mỗi ngày.
Tinh dầu trà
Tinh dầu trà có đặc tính kháng khuẩn mạnh, hoạt động như một liệu pháp điều trị thay thế kháng sinh, có khả năng chống lại vi khuẩn như E.Coli, giúp chữa viêm trùng đường tiết niệu tại nhà rất hiệu quả. Nhỏ 10 giọt tinh dầu trà vào bồn tắm chứa sẵn nước ấm, ngâm mình thư giãn 2 lần/ngày cho đến khi khỏi bệnh.
Vitamin C
Vitamin C (có nhiều trong: cam, quýt, ớt chuông, đu đủ, bông cải xanh...) có vai trò làm ức chế sự phát triển vi khuẩn có hại trong đường tiết niệu. Tuy nhiên, hầu hết các loại trái cây có múi như cam, quýt giàu vitamin C nhưng lại có tính axit, có thể làm tăng cảm giác đau, nóng rát khi đi tiểu. Do đó nên bổ sung vitamin C qua các nguồn như: đu đủ, bông cải xanh, ớt chuông...
Trà xanh
Một nghiên cứu năm 2013 đã chỉ ra: Catechins EGC trong trà xanh có hoạt tính kháng khuẩn trên vi khuẩn E.Coli rất mạnh. Sử dụng trà xanh mỗi ngày vừa có thể giúp bệnh nhân chống lại viêm đường tiết niệu, vừa giúp ngăn chặn bệnh tái phát.
Pha một tách trà xanh (loại trà đã khử cafein là tốt nhất) uống mỗi buổi sáng và tối, 2 lần/ngày cho đến khi khỏi bệnh.
Lưu ý khi chữa viêm đường tiết niệu tại nhà
- Chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên, đặc biệt là trong mùa hè. Sau mỗi lần đi vệ sinh nên rửa sạch và lau khô, không để vùng kín ẩm ướt.
- Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, có thể sử dụng nước lọc, nước ép trái cây, nước canh...
- Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống khoa học, hạn chế thức ăn cay nóng, các thực phẩm có tính kích thích như rượu, bia, thuốc lá...
- Hạn chế ngồi một chỗ quá lâu mà không vận động.
Xem thêm:
- Cách điều trị viêm đường tiết niệu ở phụ nữ
- Bệnh viêm đường tiết niệu có gây vô sinh không?