Viêm đường tiết niệu là bệnh gì?

Bệnh viêm đường tiết niệu vừa gây ra những khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày vừa có thể để lại những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Bệnh thường xảy ra với người trẻ mới lập gia đình hoặc người trong giai đoạn đầu sinh hoạt tình dục bị tiểu buốt, tiểu dắt.

Viêm đường tiết niệu là bệnh gì? Viêm đường tiết niệu là bệnh gì?

Bệnh viêm đường tiết niệu vừa gây ra những khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày vừa có thể để lại những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Bệnh thường xảy ra với người trẻ mới lập gia đình hoặc người trong giai đoạn đầu sinh hoạt tình dục bị tiểu buốt, tiểu dắt.

Bệnh viêm đường tiết niệu là bệnh lý nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu gây ra do vi khuẩn chủ yếu. Chúng ngược dòng từ bộ phận sinh dục bên ngoài rồi lan lên thận gây viêm bàng quang, viêm niệu đạo và nhiều bộ phận khác.

Triệu chứng bệnh viêm đường tiết niệu

Bệnh viêm đường tiết niệu có nhiều triệu chứng, tùy thuộc vào từng đối tượng mà có các triệu chứng như:

  • Đối với nữ giới: Người bệnh thường có cảm giác buồn tiểu, đau, tức bụng dưới, nhất là khi đi tiểu. Nữ giới thường có triệu chứng tiểu buốt, tiểu dắt, nước tiểu khai nồng và màu đục, có trường hợp tiểu ra máu. Chị em cũng có thể thấy đau dữ dội ở vùng thắt lưng, tiểu đêm,...
vicare.vn-viem-duong-tiet-lieu-la-benh-gi-body-1
  • Đối với nam giới: Nam giới thường có cảm giác buồn tiểu, đi tiểu thường xuyên dù mỗi lần đi tiểu có lượng nước tiểu rất ít. Khi đi tiểu có cảm giác đau buốt, tiểu dắt, nước tiểu có màu đục và khó chịu khi đi tiểu. Ngoài ra còn có các triệu chứng đau bụng dưới, nóng rát bụng dưới, đau lưng, phần đầu dương vật tiết ra dịch bất thường,...
  • Đối với trẻ em: Trẻ em thường có triệu chứng đau bụng, sốt, bỏ ăn, quấy khóc. Khi trẻ sốt cao, lấy tay sờ vào bụng trẻ sẽ khóc to hơn. Triệu chứng này dễ nhầm lẫn với bệnh đường tiêu hóa. Nhưng bệnh đường tiêu hóa không có triệu chứng như trẻ tiểu liên tục, tiểu khó, tiểu ngắt quãng như triệu chứng bệnh viêm đường tiết niệu.

Dù ở giới tính hay độ tuổi nào thì bị bệnh viêm đường tiết niệu đều khiến người bệnh có cảm giác khó chịu và bị ảnh hưởng nhiều trong sinh hoạt. Do đó, khi có các triệu chứng trên cần đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán nguyên nhân, phương pháp điều trị kịp thời.

Nguyên nhân viêm đường tiết niệu

  • Do vi khuẩn xâm nhập đường niệu theo đường viêm ngược dòng. Ban đầu, từ bộ phận sinh dục ngoài rồi sau đó lan lên phía trên thận. Dù là mầm bệnh nào cũng đều có 1 cách xâm nhập là đi từ phía dưới lên trên. Đầu tiên, mầm bệnh lây từ phân ở trong đại tràng lan vào bộ phận sinh dục ngoài. Chúng làm viêm niệu đạo, bàng quang và xâm nhập gây viêm lên trên.
  • Do vi khuẩn Escherichia coli gây ra chiếm tới 90%. Vì vi khuẩn này thâm nhập trực tiếp vào đường tiết niệu, hoặc quan hệ tình dục, qua các dụng cụ đặt xông dẫn lưu, phẫu thuật nội soi,... Ngoài vi khuẩn trên thì còn có các vi khuẩn khác như Staphylococcus Saprophyticus, Klebsiella, Proteus. Các vi khuẩn này ký sinh trong ruột già của trẻ.
  • Do nóng trong gây ra, rát, buốt khi đi tiểu nên các đối tượng này thường bị tái phát trong mùa hè.

Các nguyên nhân trên khi gặp các điều kiện thuận lợi như: Sỏi đường tiết niệu, quan hệ tình dục không an toàn với người bị bệnh đường sinh dục , ứ trệ nước tiểu so u, phì đại tuyến tiền liệt,... Bệnh viêm đường tiết niệu rất dễ tái phát nếu bệnh không được điều trị dứt điểm, tận gốc.

Viêm đường tiết niệu có mức độ nguy hiểm tùy thuộc vào cơ quan bị viêm. Nếu vi khuẩn trú ngụ ở bàng quang thì không mấy nghiêm trọng. Nhưng nếu vi khuẩn xâm nhập tới thận thì nghiêm trọng và cần được đi khám ngay lập tức.

Cách phòng tránh viêm đường tiết niệu

vicare.vn-viem-duong-tiet-lieu-la-benh-gi-body-2
  • Phòng chống bệnh viêm đường tiết niệu bằng cách kết hợp vệ sinh sạch sẽ và dùng thảo dược để ngăn chặn vi khuẩn gây viêm nhiễm. Trong đó, nhà vệ sinh sạch cũng là yếu tố quan trọng để tránh mắc bệnh.
  • Sau khi quan hệ tình dục cần đi tiểu ngay để loại bỏ vi khuẩn xâm nhập bên trong. Bạn có thể uống thêm cốc nước để đi tiểu sớm nhằm giảm vô trùng xâm nhập ống dắt tiểu và bọng đái.
  • Quan hệ thủy chung 1 vợ 1 chồng. Dùng bao cao su với những cuộc tình không có chủ định trước.
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên trong những ngày “đèn đỏ”.
  • Mỗi ngày cần uống đủ nước, tối thiểu 1,5-2l nước như nước lọc, nước râu ngô,... để làm loãng nước tiểu và đào thải vi khuẩn ra ngoài.
  • Không được nhịn tiểu vì nước tiểu ngưng đọng, ứ đọng sẽ giúp vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Đồng thời nhịn tiểu khiến trương cơ, co thắt bàng quang.
  • Mặc đồ thoáng mát, không nên mặc đồ quá chật. Không sử dụng dung dịch vệ sinh có chứa kiềm, sát khuẩn,...
  • Thường xuyên uống vitamin C để ngăn ngừa viêm bàng quang vì vitamin C giúp tăng axit trong nước tiểu, hạn chế vi khuẩn phát triển.
  • Ăn, uống nhiều trái cây, nước ép như việt quất, nước cam, nước chanh, nho tươi, chuối,... nhằm lợi tiểu
  • Sử dụng băng vệ sinh đúng cách để tránh gây ra bệnh viêm đường tiết niệu.

Xem thêm:

  • Viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?
  • Viêm đường tiết niệu ở nam giới có ảnh hưởng đến sinh sản?