Viêm đại tràng ngang là gì?

Viêm đại tràng ngang là một trong các thể của bệnh viêm đại tràng. Việc thiếu kiến thức về bệnh cũng là một trong những cản trở trong quá trình điều trị bệnh. Vậy viêm đại tràng ngang là gì? Triệu chứng và điều trị như thế nào?

Viêm đại tràng ngang là gì? Viêm đại tràng ngang là gì?

Viêm đại tràng ngang là một trong các thể của bệnh viêm đại tràng. Việc thiếu kiến thức về bệnh cũng là một trong những cản trở trong quá trình điều trị bệnh. Vậy viêm đại tràng ngang là gì? Triệu chứng và điều trị như thế nào?

Đại tràng ngang nằm ở đâu?

Đại tràng ngang là một đoạn ruột của đại tràng, đại tràng của chúng ta bao gồm:

  • Đại tràng lên
  • Đại tràng xuống
  • Đại tràng ngang

Xét về tương quan của đại tràng ngang với các cơ quan hệ tiêu hóa khác: Đại tràng ngang nằm ở vị trí kéo dài từ bên phải với đại tràng góc gan, nằm dưới gan và ống mật qua vùng thượng vị phủ trước một phần ruột non và một phần bờ dưới của dạ dày đến bên trái tận cùng bởi đại tràng góc lách nằm trước lách.

Đại tràng ngang còn gọi là kết tràng, độ dài từ 45 – 55cm, kéo dài từ góc kết tràng phải (góc gan) đến tận góc kết tràng trái (góc lách), nơi tiếp nối với kết tràng xuống. Dọc theo dải mạc nối của kết tràng ngang có mạc nối lớn bám. Kết tràng ngang rất di động nhất là phần giữa nhờ có mạc treo kết tràng ngang dài.

Trong đó mạc treo kết tràng ngang là giới hạn dưới của túi mạc nối. Rễ của nó từ góc kết tràng phải băng qua mặt trước của phần xuống (D2) của tá tràng, đầu tụy rồi chạy dọc bờ dưới thân và đuôi tụy đến tận góc kết tràng trái. Mép dưới của rễ mạc treo kết tràng ngang là giới hạn trên của mạc dính kết tràng phải và trái.

Cấu tạo của đại tràng ngang bao gồm:

  • Các dải cơ dọc: Lớp cơ dọc của ống tiêu hóa khi xuống đến ruột già sẽ tập trung thành 3 dải cơ dọc là: dải tự do (nằm ở mặt dưới kết tràng ngang), dải mạc treo (phía sau kết tràng ngang), dải mạc nối (mặt trước kết tràng ngang).
  • Các túi phình đại tràng xuất hiện ở toàn bộ đại tràng. Túi phình được tạo thành bởi lớp cơ vòng ( lớp cơ dọc rất mỏng giữa các dải), phân cách nhau bởi những chỗ thắt ngang. Túi phình này không cố định.
  • Các túi thừa mạc nối: Các túi nhỏ của phúc mạc tạng chứa mỡ, bám dọc theo các dải cơ dọc. Trong các túi nhỏ này sẽ có một số nhánh động mạch, khi thắt có thể gây hoại tử ruột.
vicare.vn-viem-dai-trang-ngang-la-gi-body-1

Viêm đau đại tràng ngang là gì?

Viêm đại tràng là hiện tượng toàn bộ vùng đại tràng bị viêm loét bao gồm: đại tràng ngang, đại tràng trái, đại tràng phải và trực tràng.

Viêm đại tràng ngang nằm ở khu kết tràng. Viêm đau đại tràng ngang là gì? Tình trạng sự viêm nhiễm chỉ xuất hiện ở khu kết tràng, một bộ phận nằm vắt ngang ổ bụng.

Vì sao bị viêm đau đại tràng ngang?

Bệnh viêm đau đại tràng ngang có rất nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là do:

  • Bệnh nhân bị viêm ruột, nhiễm khuẩn, nhiễm trùng (các bệnh viêm loét đại tràng, bệnh Crohn).
  • Do hiện tượng thiếu máu cục bộ ở đại tràng ( máu lưu thông đến bộ phận này bị kém)
  • Do đại tràng phản ứng dị ứng với thức ăn, ngộ độc thực phẩm.
  • Do căng thẳng thần kinh, hình thành ruột kích thích viêm đau đại tràng.

Nhận biết triệu chứng viêm đau đại tràng ngang như thế nào?

Bệnh viêm đau đại tràng ngang thường có diễn biến thầm lặng, triệu chứng rất khó phân biệt với một số bệnh đường tiêu hóa khác. Xuất phát từ các nguyên nhân cụ thể gây bệnh mà viêm đại tràng ngang có những biểu hiện khác nhau. Nhưng dấu hiệu điển hình nhất là:

  • Đau ở khu vực thượng vị ( khu lưu trú của đại tràng ngang đau khi bị viêm): Cơn đau ruột từng đợt, không đau quặn mà đau âm ỉ kèm theo cảm giác nóng rát sau mũi ức. Đau bụng nặng hơn nếu ăn quá no hoặc để bụng quá đói, thức quá khuya. Triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với viêm loét dạ dày, nếu thấy triệu chứng này cần đi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh.
  • Rối loạn đại tiện: Đây là một trong những triệu chứng viêm đau đại tràng ngang, bệnh nhân có thể bị táo bón, tiêu chảy hoặc cả hai tình trạng này. Có thể có máu trong phân.
  • Ngoài ra còn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ăn không tiêu, thường xuyên đầy hơi, trướng bụng.
  • Người cảm thấy ớn lạnh, sốt nhẹ, mất nước, sụt cân nhanh.
vicare.vn-viem-dai-trang-ngang-la-gi-body-2

Điều trị viêm đau đại tràng ngang bằng cách nào?

Khi phát hiện triệu chứng viêm đau đại tràng ngang cần phải đi khám bác sĩ ngay. Từ đó dựa trên kết quả chẩn đoán về nguyên nhân gây bệnh,, triệu chứng bệnh, mức độ nặng nhẹ, thể trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị viêm đau đại tràng ngang phù hợp:

Mục tiêu trong việc điều trị viêm đau đại tràng ngang là làm thuyên giảm những triệu chứng khó chịu của bệnh, kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, ngăn ngừa bệnh tiến triển. Các trường hợp cụ thể là:

  • Viêm đại tràng ngang từ nguyên nhân nhiễm trùng: Với trường hợp do nhiễm khuẩn Salmonella hoặc nhiễm virus thì bác sĩ sẽ không chỉ định điều trị thuốc kháng sinh mà chỉ cần thay đổi chế độ ăn là bệnh sẽ từ từ thuyên giảm. Nhưng nếu xét nghiệm thấy xuất hiện vi trùng Clostridium difficile trong phân, bác sĩ sẽ kê toa thuốc dùng một số loại kháng sinh như Ciprofloxacin Biseptol, Metronidazol.
  • Viêm đại tràng ngang do thiếu máu cục bộ: Bác sĩ sẽ chỉ định truyền máu thông qua đường tĩnh mạch hoặc bệnh nặng sẽ chỉ định phẫu thuật. Nhằm mục đích cắt bỏ hoàn toàn phần đại tràng bị hoại tử do thiếu máu kéo dài gây ra. Bệnh nhân phải được nghỉ ngơi, bổ sung đầy đủ các thực phẩm tạo máu, tạo hồng cầu (thịt đỏ, bí đỏ...) để ngăn ngừa bệnh tái phát.
  • Viêm đại tràng ngang do viêm ruột: Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân uống một số loại thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc kháng viêm như Tidocol, Azulfidine, Rowasa dễ dàng đẩy lùi, kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Nếu nặng thì sẽ chỉ định cắt bỏ phần viêm nhiễm.
  • Nếu bị viêm đau đại tràng ngang, tiêu chảy từ 2 – 6 lần/ngày, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại men tiêu hóa, thuốc cầm tiêu chảy, làm dịu đường ruột như Smecta, Atapulgit, Loperamid.
  • Nếu bị viêm đau đại tràng có biểu hiện táo bón, bác sĩ chỉ định kê thuốc chống đầy hơi, thuốc nhuận tràng để việc đại tiện dễ dàng hơn, thuốc giảm đau âm ỉ đại tràng.

Song song với việc tìm hiểu viêm đau đại tràng ngang là gì? Cách chữa trị Bên cạnh phương pháp điều trị bệnh nhân cũng cần quan tâm đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ kiểm soát bệnh tốt nhất, ngăn ngừa tái phát:

  • Kiêng thuốc lá, rượu, bia,cà phê, đồ ăn quá cay như ớt, tiêu
  • Tránh thực phẩm ôi thiu, nhiễm khuẩn, hóa chất
  • Rau củ quả cần phải rửa sạch, ăn chín, uống sôi
  • Không ăn rau củ quả như đậu quả, bông cải xanh, ngô, nấm, hành củ. Thực phẩm này có hàm lượng chất xơ cao, gây đầy hơi, khó tiêu.
  • Kiêng ăn các loại gia vị, nước sốt nhiều chất béo như mayonnaise hoặc nước sốt chuyên dùng với các món mì, dễ gây ra viêm loét đại tràng.
  • Kiêng ăn thịt nhiều mỡ, chọn thịt nạc chế biến dưới dạng xay, viên để dễ tiêu hóa hơn là ăn miếng lớn.
  • Không nên ăn thực phẩm nhiều lactose như sữa, quả ngọt, mật ong dễ gây chướng
  • Hạn chế dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài

Xem thêm:

  • Triệu chứng viêm đại tràng phù nề
  • Các xét nghiệm chẩn đoán viêm đại tràng là những xét nghiệm nào?
  • Bác sĩ ơi: tại sao viêm đại tràng hay tái phát?