Viêm đại tràng mãn tính – căn bệnh âm ỉ, nguy cơ biến chứng cao
Viêm đại tràng là bệnh thường được gặp ở hệ tiêu hóa. Bệnh viêm đại tràng mãn tính - căn bệnh âm ỉ dễ biến chứng cao thành ung thư trực tràng, ung thư đại tràng. Vậy nên làm gì để ngăn chặn các triệu chứng, nguy cơ biến chứng bệnh viêm đại tràng mãn tính.
Viêm đại tràng mãn tính – căn bệnh âm ỉ, nguy cơ biến chứng cao
Bệnh viêm đại tràng mãn tính
Đại tràng là phân đoạn thuộc ống tiêu hóa ở người có chức năng hấp thụ dưỡng chất, giúp hấp thu nước chuyển vào thận và làm khuôn để thải bã thành phân giúp bài tiết ra ngoài.
Viêm đại tràng là tình trạng bị viêm nhiễm, nhiễm khuẩn ở đại tràng. Viêm đại tràng mãn tính chỉ tình trạng viêm nhiễm kéo dài ở đại tràng, tái phát nhiều lần. Đây có thể coi là một trong số các bệnh lý phổ biến nhất thường gặp ở đường tiêu hóa, tuy rằng không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ dần chuyển sang giai đoạn mãn tính và rất khó chữa dứt điểm tái phát nhiều lần. Các triệu chứng kéo dài dai dẳng, dẫn tới ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh, thậm chí có nguy cơ ung thư trực tràng, ung thư đại tràng.
Bệnh viêm đại tràng thường diễn biến chậm và âm ỉ. Ban đầu bệnh nhân có thể chỉ có cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, đau bụng rồi tiêu chảy và đại tiện khó chịu, phân nát hay táo bón.
Tuy nhiên, càng để lâu thì tình trạng trên càng dai dẳng kéo dài, những tổn thương sẽ ngày càng trở nên sâu và lan rộng ảnh hưởng, đến biểu mô niêm mạc đại tràng, điều trị sẽ khó khăn hơn, dần dần tiến triển thành bệnh viêm đại tràng mãn tính.
Bệnh viêm đại tràng mãn tính thường xuyên tái phát, dễ gây ra ăn ngủ kém, chán ăn, đầy bụng, mệt mỏi, giảm trí nhớ, hay cáu gắt, sốt... kéo dài lâu ngày dần làm cho cơ thể gầy sút và hốc hác.
Nguyên nhân bệnh viêm đại tràng mãn tính
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm đại tràng mãn tính bao gồm:
- Chế độ ăn uống không được đảm bảo vệ sinh
- Đồ ăn sống, đồ ăn khó tiêu, ôi thiu, làm tổn thương vùng niêm mạc đại tràng;
- Đồ ăn có nhiễm khuẩn gây ra hội chứng lỵ.
- Có nhiều giun sinh sống ký sinh ở đại tràng
- Do mắc viêm nhiễm ở đường ruột: trực khuẩn, amip, rối loạn thần kinh thực vật gây ra viêm loét, thương hàn ...
Bệnh viêm đại tràng mãn tính ngày càng gặp nhiều hơn, từ thanh niên cho đến những người cao tuổi. Nguyên nhân phần lớn là bởi ăn uống không hợp lý và thiếu điều độ kèm thói quen ăn uống hàng ngày dẫn tới ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ quan tiêu hóa và dẫn đến mắc bệnh. Đặc biệt, những trường hợp có tần suất làm việc liên tục, không nghỉ ngơi có thể dẫn đến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến tỉ lệ bệnh nhân mắc viêm đại tràng mãn tính vào lứa tuổi trẻ ngày càng gia tăng.
Ở người già thì nguyên nhân mắc bệnh viêm đại tràng mãn tính thường là do các loại men tiêu hóa của gan, dạ dày và mật tiết ra ít khiến đồ ăn khi ăn vào nhiều nhưng lại không tiêu hóa được sẽ dẫn đến đi ngoài phân sống.
Nguy cơ biến chứng của bệnh viêm đại tràng mãn tính
Viêm đại tràng mãn tính khiến người bệnh gặp phải phiền toái, khó chịu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày với các triệu chứng: đau bụng âm ỉ, phân có nhày, đi ngoài phân sống, táo bón, đôi khi lẫn máu; ợ hơi, đầy bụng, chán ăn... Bệnh còn khó chữa khỏi và có nguy cơ tái phát nhiều lần. Lâu dần người bệnh phải dần đối mặt với biến chứng:
- Thủng đại tràng
- Giãn đại tràng cấp tính
- Bệnh trĩ
- Ung thư đại tràng. Nguy cơ ung thư sẽ tích lũy theo thời gian và bắt đầu xuất hiện khi người bệnh bị viêm đại tràng mãn tính từ bảy đến tám năm trở đi. Theo các nhà nghiên cứu, viêm đại tràng mãn tính làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng từ 20 đến 25% và có khi tới 30% người bị bệnh viêm toàn bộ đại tràng kéo dài từ 25 năm sẽ có nguy cơ cao bị ung thư đại tràng.
Ngoài ra, bệnh viêm đại tràng mãn tính kéo dài còn có thể gây suy nhược cơ thể, khiến cho sức khỏe người bệnh suy yếu, có thể dẫn tới một số hậu quả khác chẳng hạn như thủng đại tràng, giãn đại tràng cấp tính, chảy máu nặng...
Xem thêm:
- Vì sao viêm đại tràng khó điều trị ?
- 8 loại thực phẩm người bị viêm loét đại tràng nên ăn