Viêm đại tràng giả mạc có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng giả mạc, còn gọi là viêm đại tràng liên quan đến kháng sinh hoặc viêm đại tràng C. difficile, viêm ruột kết hợp với sự phát triển quá mức của vi khuẩn C. difficile. Bệnh này là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy sau khi dùng kháng sinh. Vậy viêm đại tràng giả mạc có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng giả mạc có nguy hiểm không? Viêm đại tràng giả mạc có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng giả mạc, còn gọi là viêm đại tràng liên quan đến kháng sinh hoặc viêm đại tràng C. difficile, viêm ruột kết hợp với sự phát triển quá mức của vi khuẩn C. difficile. Bệnh này là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy sau khi dùng kháng sinh. Vậy viêm đại tràng giả mạc có nguy hiểm không?

Nguyên nhân chính gây bệnh viêm đại tràng giả mạc

Để hiểu viêm đại tràng giả mạc có nguy hiểm không thì cần tìm rõ nguyên nhân gây bệnh là gì. Thông thường, cơ thể giữ các vi khuẩn trong ruột một cách cân bằng lành mạnh và tự nhiên. Tuy nhiên, kháng sinh và các thuốc khác có thể làm đảo lộn sự cân bằng này. Bệnh viêm đại tràng giả mạc xảy ra khi một số vi khuẩn, thường là C. Difficile sinh sôi vượt mức an toàn. Một số độc tố của C. difficile thường chỉ ở mức thấp và không gây nguy hại. Tuy nhiên, khi độc tố của C. difficile được tiết ra quá nhiều thì sẽ đủ để làm viêm đại tràng.

Trong khi hầu hết các kháng sinh có thể gây viêm đại tràng giả mạc, một số kháng sinh có khả năng gây viêm đại tràng giả mạc cao hơn so với những loại khác, bao gồm:

  • Fluoroquinolones, như ciprofloxacin (Cipro®) và levofloxacin (levaquin®);
  • Penicillin, chẳng hạn như amoxicillin và ampicillin;
  • Clindamycin (Cleocin®);
  • Cephalosporin, như cefixime (Suprax®).

Các thuốc khác ngoài thuốc kháng sinh đôi khi có thể gây viêm đại tràng giả mạc. Hóa trị liệu được dùng để điều trị ung thư có thể phá vỡ sự cân bằng bình thường của vi khuẩn ở đại tràng. Một số bệnh có ảnh hưởng đến ruột, chẳng hạn như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, cũng có thể ảnh hưởng gây viêm đại tràng giả mạc.

Bào tử C. difficile có khả năng kháng nhiều loại thuốc khử trùng thông thường và có thể truyền từ tay của chuyên viên chăm sóc y tế sang cho bệnh nhân. Báo cáo y tế ghi nhận ngày càng có nhiều người bị nhiễm phải bào tử C. difficile, mặc dù họ không có nguy cơ mắc phải, không nằm viện hay thậm chí là không sử dụng kháng sinh.

Biểu hiện bệnh viêm đại tràng giả mạc.

vicare.vn-viem-dai-trang-gia-mac-co-nguy-hiem-khong-body-1
Buồn nôn, mất nước là triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc

Các triệu chứng phổ biến của bệnh viêm đại tràng giả mạc là:

  • Tiêu chảy ra nước hoặc thậm chí là ra máu;
  • Đau quặn bụng;
  • Sốt;
  • Có mủ hoặc chất nhầy trong phân;
  • Buồn nôn;
  • Mất nước.

Các triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc có thể bắt đầu 1-2 ngày sau khi bạn bắt đầu dùng thuốc kháng sinh hoặc vài tuần sau khi bạn hoàn thành một liệu trình thuốc kháng sinh.

Viêm đại tràng giả mạc có nguy hiểm không?

Đa số bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đã nặng, cơ thể suy kiệt, nguy hiểm đến tính mạng. Vì viêm đại tràng giả mạc gây ra những biến chứng như:

Mức thấp bất thường của kali trong máu (hạ kali máu), do sự mất kali trong quá trình tiêu chảy quá nhiều. Mất nước dẫn đến huyết áp thấp bất thường (hạ huyết áp), liên quan đến thiệt hại đáng kể của chất lỏng và chất điện giải, suy thận do tiêu chảy. Thủng ruột kết có thể dẫn đến nhiễm khuẩn ổ bụng. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm, cấp cứu đúng đa số trường hợp đáp ứng tốt với điều trị.

Với những biến chứng kể trên, có thể khẳng định viêm đại tràng giả mạc có nguy hiểm.

Chẩn đoán và điều trị viêm đại tràng giả mạc

vicare.vn-viem-dai-trang-gia-mac-co-nguy-hiem-khong-body-2
Khi nghi ngờ bệnh nhân bị mắc viêm đại tràng giả mạc, các bác sĩ yêu cầu làm các xét nghiệm như: mẫu phân, xét nghiệm máu, nội soi đại tràng, Xquang bụng hoặc bụng CT scan

Khi nghi ngờ bệnh nhân bị mắc viêm đại tràng giả mạc, các bác sĩ yêu cầu làm các xét nghiệm như: mẫu phân, xét nghiệm máu, nội soi đại tràng, Xquang bụng hoặc bụng CT scan nếu có các triệu chứng nghiêm trọng để tìm biến chứng như megacolon độc hại hoặc vỡ đại tràng.

Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà các bác sĩ có hướng điều trị tích cực như: ngừng thuốc kháng sinh hiện tại và bắt đầu một kháng sinh hiệu quả đối với C. difficile. Trong một số trường hợp suy cơ quan tiến triển, vỡ đại tràng và viêm niêm mạc của thành bụng (viêm phúc mạc) có thể cần phẫu thuật.

Như vậy, thắc mắc viêm đại tràng giả mạc có nguy hiểm không đã được giải đáp. Câu trả lời là có. Nhưng nếu đi khám và điều trị sớm, bệnh nhân thường sẽ không gặp phải biến chứng nguy hiểm

Xem thêm:

  • Triệu chứng viêm đại tràng phù nề
  • Viêm đại tràng ngang là gì?
  • Tại sao bệnh viêm đại tràng tái đi, tái lại nhiều lần?