Viêm đại tràng gây đau bụng ở đâu?
Viêm đại tràng là bệnh lý về đường tiêu hóa gặp khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Nếu không được chữa trị dứt điểm bệnh dễ trở thành mãn tính và có nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm như thủng đại tràng, chảy máu nặng thậm chí ung thư... Làm sao để nhận biết được dấu hiệu của viêm đại tràng? Viêm đại tràng gây đau bụng ở đâu?
Viêm đại tràng gây đau bụng ở đâu?
Viêm đại tràng gây đau bụng ở đâu?
Đau bụng là biểu hiện của các bệnh ngoại khoa cấp cứu như:
- Viêm ruột thừa: Đau vùng quanh rốn sau đó khu trú vùng bụng dưới bên phải, cường độ đau tăng lên theo thời gian, ấn vào vùng bụng dưới bên phải đau nhói thường kèm hiện tượng sốt
- Thủng tạng rỗng (dạ dày): Đau đột ngột dữ dội, liên tục kiểu ngoại tạng, ấn vào ổ bụng thấy đau phản ứng thành bụng trước co cứng như tấm gỗ
- Viêm tụy cấp: Đau thượng vị kèm theo nôn nhiều và chướng bụng thường gặp ở người bệnh nghiện rượu.
- Tắc mật: Do sỏi túi mật, sỏi OMC... thường đau bụng mạng sườn phải, sốt, vàng da.
- Tắc ruột: Các triệu chứng đau bụng, nôn, bí trung đại tiện, chướng bụng có dấu hiệu rắn bò vùng bụng
- Chửa ngoài tử cung vỡ: Đau bụng đột ngột, rầm rộ, có thể có triệu chứng da xanh, niêm mạc nhợt, vã mồ hôi, tay chân lạnh...
- Đau bụng do viêm đại tràng cấp không có nhiều biểu hiện, dấu hiệu bệnh ở giai đoạn cấp tính là đau vùng bụng dưới rốn. Nếu bị vào buổi tối có thể gây mất ngủ, bình thường có thể bị đau hơi quặn ở những vùng nhỏ, có khi đau tất cả các đoạn đại tràng, bụng trướng hơi.
Các trường hợp người bệnh có dấu hiệu đau dữ dội kèm các triệu chứng khác như sốt cao, xuất huyết...cần nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế để theo dõi và điều trị thích hợp.
Vị trí đau bụng thông thường
Những trường hợp bị đau bụng thông thường, người bệnh dựa vào vị trí đau, tính chất đau và các biểu hiện kèm theo để chẩn đoán một số bệnh đường tiêu hóa hoặc triệu chứng viêm đại tràng:
- Vùng rốn: Đau gần rốn có thể nghĩ tới một số bệnh về rối loạn ruột non, đại tràng ngang, viêm hạch mạc treo ruột, giai đoạn đầu của bệnh ruột thừa.
- Vùng thượng vị: Đau dạ dày với các dấu hiệu đau vùng thượng vị, có cảm giác nóng bỏng rát sau mũi, ức kèm ợ hơi, ợ chua, đau thay đổi khi đói khi no, tăng lên khi thức khuya nhiều...liên quan tới các bệnh lý như Hội chứng dạ dày – tá tràng, Hội chứng trào ngược dạ dày.
- Vùng hạ vị: Các bệnh lý của bàng quang, nam có thể là triệu chứng của bệnh tiền liệt tuyến, nữ là bệnh lý của tử cung, viêm đường tiết niệu, viêm tiểu khung, các bệnh lý vòi trứng, buồng trứng, đại tràng xích ma.
- Hạ sườn trái: Có thể liên quan tới rối loạn đại tràng, bệnh lý tụy, bệnh lý lách.
- Hạ sườn phải: Các bệnh gan, mật, túi mật, nếu đau bụng dữ dội thường liên quan tới viêm túi mật, đau có thể lan ra giữa bụng hoặc xuyên ra sau lưng. Viêm tụy hoặc tá tràng đôi khi cũng đau ở vùng này.
- Mạn sườn trái: Rối loạn đại tràng xuống, các rối loạn có thể gồm viêm túi thừa, viêm đại tràng, sỏi thận trái, sỏi niệu quản trái...
- Mạn sườn phải: Nguyên nhân do rối loạn đại tràng lên, sỏi thận phải, sỏi niệu quản phải
- Hố chậu trái: Rối loạn đại tràng xuống, viêm đại tràng, bệnh lý vòi trứng, buồng trứng trái.
- Hố chậu phải: viêm hồi manh tràng, bệnh lý vòi trứng, buồng trứng phải.
Nhận biết triệu chứng bệnh viêm đại tràng
Như vậy, viêm đại tràng gây đau bụng âm ỉ ở vị trí phần bụng dưới hoặc dọc khung đại tràng, đau tăng sau khi ăn và trước khi đi đại tiện.
Ngoài ra, bệnh viêm đại tràng thường xuất hiện thêm những triệu chứng dưới đây:
- Tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài, mỗi ngày đi ngoài từ 2 – 6 lần
- Phân lúc táo, lúc lỏng xen kẽ, phân nát không thành khuôn
- Chướng hơi đầy bụng, căng tức dọc khung đại tràng
- Tình trạng dị ứng đồ ăn: Bụng dễ đau, trướng hơi, đi ngoài sau khi ăn những món nhiều dầu mỡ, chua cay, rượu bia, cà phê...
Viêm đại tràng có nguy hiểm không?
Viêm đại tràng cấp nếu không được chữa trị dứt điểm khiến bệnh tái phát nhiều lần và chuyển sang dạng mạn tính với các triệu chứng:
- Thói quen đại tiện thay đổi
- Dấu hiệu đau thắt ở vùng bụng dưới, vị trí đau thường lệch xuống dưới rốn sau đó lan sang 2 bên mạn sườn.
- Trong trường hợp đại tràng có tình trạng xuất huyết thì bệnh nhân có thể bị thiếu máu gây nên chóng mặt, tay chân bủn rủn.
- Có vết rách, vết sẹo ở niêm mạc đại tràng, lớp này không còn dẻo dai như trước, có lớp dịch nhầy trắng xóa phủ dọc niêm mạc, có các hố loét trên niêm mạc đại tràng.
Với người bị viêm đại tràng biểu hiện đau đại tràng xảy ra thường xuyên và có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau ở ổ bụng. Để giảm các triệu chứng đau bụng, người bệnh có thể xoa bụng dưới dọc theo chiều kim đồng hồ, chườm ấm giúp giảm đau bụng. Chế độ ăn uống hợp lý kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Nếu không chữa dứt điểm bệnh dễ tái phát và chuyển sang dạng mạn tính rất khó điều trị. Khi đó, các tổn thương sâu và rộng trên biểu mô niêm mạc đại tràng, người bệnh phải chấp nhận sống chung với bệnh trong nhiều năm thậm chí là cả đời.
Viêm đại tràng mãn tính lâu năm có nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm khác như:
- Giãn đại tràng cấp tính (2-6%)
- Thủng đại tràng (2,8%)
- Chảy máu nặng (1-5%)
- Ung thư đại trực tràng, đây là 1 trong 5 loại ung thư nguy hiểm nhất ở Việt Nam .
Như vậy, qua bài viết trên, bạn đã biết viêm đại tràng gây đau bụng ở đâu rồi chứ. Vị trí đau thường là đau thắt phần bụng dưới, vị trí đau dưới rốn, sau đó lan sang hai bên mạn sườn.
Xem thêm:
- Triệu chứng viêm đại tràng phù nề
- Viêm đại tràng ngang là gì?
- Tại sao bệnh viêm đại tràng tái đi, tái lại nhiều lần?