Viêm đại tràng do lỵ trực trùng có triệu chứng gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm đại tràng khác nhau, mỗi thể bệnh biểu hiện những dấu hiệu riêng biệt. Vậy viêm đại tràng do lỵ trực trùng có triệu chứng gì? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Viêm đại tràng do lỵ trực trùng có triệu chứng gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm đại tràng khác nhau, mỗi thể bệnh biểu hiện những dấu hiệu riêng biệt. Vậy viêm đại tràng do lỵ trực trùng có triệu chứng gì?
Lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn) là gì?
Bệnh lỵ trực tràng (lỵ trực khuẩn hoặc xích lỵ) đây là bệnh kiết lỵ do trực khuẩn lỵ Shigella gây ra nhiễm trùng ruột và trực tràng. Nguyên nhân gây ra lỵ trực trùng là do ăn phải một số thức ăn nhiễm khuẩn hoặc bị dính phân của người bệnh nhiễm khuẩn Shigella.
- Ruồi, nhặng là con vật trung gian có khả năng đưa khuẩn vào thức ăn và gây bệnh ở người.
- Trực khuẩn lỵ có khả năng tồn tại trong 7 ngày dưới nhiệt độ phòng, ở trong phân và đất, quần áo bẩn 6 -7 tuần, tồn tại trong nước mặt 12 -30 giờ, tồn tại trong nước đá nhiều tuần.
Nhưng chúng bị tiêu diệt nhanh dưới nhiệt độ sôi, thuốc sát khuẩn như Cloramin B, xà phòng.
Con đường lây nhiễm khuẩn trực trùng bao gồm:
- Tiếp xúc với trực khuẩn Shigella thông qua miệng: Đây là tiếp xúc giữa người với người, bạn không rửa tay thật kỹ sau khi thay tã lót, bỉm của trẻ đang nhiễm Shigella, bạn có thể bị nhiễm bệnh.
- Ăn thực phẩm bị ô nhiễm: Đây cũng là cách lây nhiễm phổ biến, do bạn ăn thực phẩm trồng gần khu nước thải ô nhiễm hoặc được tưới bằng nước thải ô nhiễm.
- Uống nước bị ô nhiễm: Nguồn nước bị ô nhiễm, chưa lọc kĩ hoặc bơi trong môi trường nước bị nhiễm trực khuẩn Shigella cũng gây ra lỵ trực trùng.
Ai dễ mắc phải bệnh lỵ trực khuẩn?
- Ai cũng có thể mắc phải bệnh lỵ trực khuẩn. Nhưng phần lớn bệnh xảy ra ở trẻ em từ 2 – 4 tuổi. Trẻ trong độ tuổi mầm non, tiểu học, các nơi giữ trẻ không đảm bảo vệ sinh.
- Người sinh sống trong môi trường ô nhiễm chật hẹp, gần khu bãi rác thải. Sống trong môi trường tập thể như trại dưỡng lão, nhà tù.
- Người ở những quốc gia kém phát triển không đủ nước sạch để dùng thường bị lỵ nặng hơn và khó chữa hơn.
- Quan hệ đồng tính nam qua đường hậu môn.
- Người thường xuyên ăn các món ăn tại chợ, vỉa hè...
Viêm đại tràng do lỵ trực trùng có triệu chứng gì?
Viêm đại tràng do lỵ trực trùng có triệu chứng gì? Có khoảng 25% bệnh nhân có biểu hiện lỵ rõ ràng, 25% nhiễm khuẩn không có triệu chứng, chỉ bị tiêu chảy nhẹ, số còn lại có biểu hiện mãn tính kéo dài.
- Bệnh nhân nhiễm lỵ trực trùng sẽ có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy từ nặng đến nhẹ. Đi ngoài lỏng nhiều lần trong ngày, 4 -10 lần, cơ thể mất nước trầm trọng, chất điện giải mất đi đáng kể, cơ thể hốc hác, sụt cân nhanh dễ dẫn đến trụy tim.
- Tiêu chảy kèm theo các cơn đau xuất hiện nhiều lần, mỗi lần đau đều có cảm giác muốn đi ngoài. Mót rặn, đau hậu môn do phải đi lại rất nhiều lần.
- Phân nhày máu, lượng phân ngày càng ít đi
- Sốt cao. Nếu nhiễm khuẩn amip, khuẩn lỵ trực trùng gây ra hiện tượng sốt cao lên đến 39 – 40 độ C, bệnh nhân có thể lên cơn co giật.
- Nếu bị lỵ trực trùng mãn tính, tiêu chảy, nhày máu kéo dài mất đạm, cơ thể suy kiệt.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa, đau cơ mỏi cơ.
Bị nhiễm lỵ trực trùng không những gây viêm đại tràng mà còn có khả năng gây viêm nhiễm ở các cơ quan nội tạng khác như phổi, xương khớp, màng não, âm đạo hoặc kết mạc.
Nhiễm khuẩn lỵ trực trùng khi nào cần gặp bác sĩ?
- Bệnh nhân nhiễm khuẩn lỵ trực trùng cần đi gặp bác sĩ nếu tiêu chảy ra máu, tiêu chảy nước loãng, dịch nhầy, sụt cân và sốt trên 38 độ C .
- Cơ địa và tình trạng bệnh lý ở mỗi người có thể khác nhau. Hãy gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Bác sĩ sẽ dựa vào 3 yếu tố để chẩn đoán bệnh:
- Các dấu hiệu triệu chứng mất nước, nhịp tim nhanh, huyết áp thấp, đau bụng.
- Số lượng tế bào bạch cầu trong máu cao hơn bình thường.
- Xét nghiệm mẫu phân để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn Shigella hoặc độc tố của chúng.
- Phong cách sống và thói quen sinh hoạt của người bệnh.
Điều trị nhiễm khuẩn lỵ trực trùng như thế nào?
Để điều trị nhiễm khuẩn lỵ trực trùng, tùy vào đối tượng là người lớn hoặc trẻ em bác sĩ sẽ chỉ định như sau:
- Người lớn bị lỵ trực trùng có thể không cần bác sĩ can thiệp cũng sẽ tự khỏi
- Trẻ em hoặc người cao tuổi sẽ cho uống dung dịch Oresol bổ sung nước cùng chất điện giải, để bù lượng nước khi tiêu chảy.
- Chỉ định thuốc kháng sinh để rút ngắn thời gian mắc bệnh, ngăn ngừa bệnh lây cho người khác.
Để kiểm soát nhiễm khuẩn lỵ trực trùng, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Nằm nghỉ ngơi đến khi đỡ hơn, vệ sinh chăn, đệm, ga trải giường sạch sẽ
- Uống nước ấm càng thường xuyên càng tốt nhất là sau khi khỏi bệnh
- Sử dụng nhà tắm riêng hoặc đeo găng tay để rửa bồn cầu với dung dịch tẩy rửa sau mỗi lần sử dụng.
- Rửa tay sạch với xà phòng và nước trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Khi bị nhiễm khuẩn lỵ trực trùng nên ăn thức ăn lỏng như canh, cháo, rồi quay lại ăn bình thường. Ăn trái cây phải gọt vỏ, kiêng ăn rau củ quả sống.
- Tuyệt đối không dùng các loại thuốc chống tiêu chảy vì sẽ ngăn vi khuẩn bị loại bỏ ra khỏi cơ thể, bệnh nặng hơn.
Vicare đã giải đáp viêm đại tràng do lỵ trực trùng có triệu chứng gì. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào thì bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Xem thêm:
- Viêm đại tràng - Ngăn ngừa tái phát dịp đầu năm
- Trị dứt điểm viêm đại tràng bằng thảo dược
- Viêm đại tràng mãn tính có chữa được không?