Viêm đại tràng co thắt nên uống thuốc gì để giảm đau nhanh chóng?
Bệnh viêm đại tràng co thắt ngày càng trở nên phổ biến bởi những thói quen xấu trong sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Người mắc bệnh mặc dù không bị nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gặp nhiều khó khăn, bất tiện trong cuộc sống. Vậy viêm đại tràng co thắt nên uống thuốc gì để giảm đau nhanh chóng?
Viêm đại tràng co thắt nên uống thuốc gì để giảm đau nhanh chóng?
Bệnh viêm đại tràng co thắt ngày càng trở nên phổ biến bởi những thói quen xấu trong sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Người mắc bệnh mặc dù không bị nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gặp nhiều khó khăn, bất tiện trong cuộc sống. Vậy viêm đại tràng co thắt nên uống thuốc gì để giảm đau nhanh chóng?
1. Viêm đại tràng là gì?
1.1 Khái niệm
Viêm đại tràng là hiện tượng viêm lớp lót bên trong ruột già khiến chức năng đại tràng bị rối loạn. Khi tiến hành nội soi hoặc siêu âm có thể nhìn ra các ổ viêm loét.
1.2 Nguyên nhân
Những nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng bao gồm:
- Do nhiễm trùng: Vi khuẩn tấn công làm ruột kết bị nhiễm trùng, gây tiêu chảy và mất nước nghiêm trọng.
- Thiếu máu cục bộ: khi động mạch cung cấp máu cho đại tràng bị hẹp xoắn ruột, xơ vữa động mạch, thoát vị... sẽ khiến một phần đại tràng bị kẹt bên trong “điểm yếu” của thành bụng, gây thiếu máu và tạo ổ viêm.
- Do bệnh lý: viêm đại tràng vi thể và viêm ruột là hai loại bệnh phổ biến gây ra tình trạng viêm đại tràng.
- Thực phẩm: tiêu thụ thực phẩm chứa chất bảo vệ thực vật, chất bảo quản, đồ ăn tanh, sống, hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia... là nguyên nhân khiến lớp niêm mạc đại tràng bị phá hủy trầm trọng.
- Do lạm dụng thuốc kháng sinh: việc lạm dụng kháng sinh có thể tiêu diệt hết vi khuẩn có lợi, làm suy giảm hệ miễn dịch và gây ra viêm đại tràng.
1.3 Triệu chứng viêm đại tràng
Các triệu chứng viêm đại tràng có thể dễ dàng phát hiện ra:
- Rối loạn đại tiện: Người bệnh viêm đại tràng đi đại tiện nhiều hơn bình thường, đau rát hậu môn, phân lỏng hoặc táo bón.
- Đau bụng: Đây là triệu chứng mà người bệnh viêm đại tràng nào cũng gặp phải. Người bệnh bị đau từng cơn không liên tục ở vùng dưới rốn, cơn đau do viêm đại tràng giảm khi đi trung tiện, tăng lên khi táo bón. Bên cạnh đó, sau khi ăn đồ quá chua hoặc lạnh, cơn đau cũng có thể kéo đến.
- Bụng chướng: Người bệnh viêm đại tràng cảm thấy có cảm giác căng tức và khó chịu ở bụng, cảm giác này giảm dần khi đi đại tiện.
- Đi ngoài ra máu: Phân của người bệnh có mùi hôi tanh kèm máu hoặc xuất hiện mủ, chất nhầy.
- Triệu chứng kèm theo: Sụt cân do chất dinh dưỡng bị cản trở hấp thu, nhức đầu, khó ngủ, sốt, buồn nôn...
2. Viêm đại tràng co thắt là gì?
2.1 Khái niệm
Viêm đại tràng co thắt (hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích): là một rối loạn cơ năng của đại tràng, người bệnh không có biểu hiện bất thường nào ở đại tràng. Khác với bệnh viêm đại tràng, viêm đại tràng co thắt không có ổ viêm loét, những cơn đau bụng là do sự co thắt của nhu động ruột không đều, làm cho các rối loạn tiêu hóa trở nên trầm trọng.
2.2 Nguyên nhân
Y học hiện đại vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra viêm đại tràng co thắt. Các nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân chủ yếu bao gồm:
- Chế độ uống thiếu khoa học. Viêm đường ruột bởi ăn phải thức ăn không hợp vệ sinh
- Người bệnh dùng quá nhiều kháng sinh đường ruột gây tình trạng loạn khuẩn.
- Dây thần kinh hệ tiêu hóa của người bệnh có thể cảm nhận được các cơn co thắt trong ruột một cách rõ hơn những người khác, khiến bệnh nhân có phản ứng thái quá với những thay đổi thường xảy ra trong quá trình tiêu hóa, dẫn đến đau, tiêu chảy hoặc táo bón do tín hiệu phối hợp yếu giữa não và ruột
- Những người đã có sẵn bệnh, cơn đau viêm đại tràng co thắt thường xuất hiện khi căng thẳng, uống rượu, bia, ăn đồ chua cay.
2.3 Triệu chứng
Các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng co thắt khá giống với bệnh viêm đại tràng do người bệnh đều có biểu hiện đau bụng, đi ngoài nhiều lần trong ngày, cảm giác đầy hơi, trướng bụng. Vì thế, cần chú ý nhận biết rõ triệu chứng của từng bệnh để có phác đồ điều trị đúng hướng. Các triệu chứng người mắc bệnh viêm đại tràng co thắt thường gặp là:
- Đau bụng: Đau dữ dội, đau quặn thắt ở bụng, có thể đau âm ỉ nhưng không nhiều; cảm giác đau bụng giảm đi khi trung tiện, tăng lên khi táo bón; thỉnh thoảng có thể sờ thấy những cục rắn nổi lên dọc khung đại tràng.
- Đi ngoài: Người bệnh đi ngoài ra phân có thể táo hoặc lỏng, phân thường nhỏ dẹt như phân mèo, có nhớt; sau khi ăn hoặc đi ngoài xong vẫn có cảm giác muốn đi ngoài tiếp. Khác với viêm đại tràng, người bệnh viêm đại tràng co thắt không đi ngoài ra máu.
- Trướng bụng: Bụng căng trướng hơi, mềm và không có dấu hiệu gì đặc biệt khi thăm khám
- Triệu chứng khác: Người bệnh viêm đại tràng co thắt còn có những biểu hiện khác như đau đầu, mất ngủ, hồi hộp, tim đập nhanh...
3. Viêm đại tràng co thắt nên uống thuốc gì?
Để cải thiện tình trạng bệnh, người bệnh cần bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium (gọi tắt là Bifido) cho đường ruột. Khi đi vào đường ruột, lợi khuẩn Bifido có nhiệm vụ tiết enzym tiêu hóa thức ăn, cân bằng hệ vi sinh vật. Đặc biệt, lợi khuẩn Bifido giúp sản xuất vitamin B – nhóm vitamin không thể thiếu cho quá trình sản xuất năng lượng và là thức ăn của não bộ. Khi có đủ thức ăn, não bộ sẽ giảm căng thẳng và cải thiện các chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên tỉ lệ lợi khuẩn Bifido sống sót khi xuống đến đường ruột là rất thấp. Để khắc phục vấn đề này, các nhà sáng chế của công ty Jintan Nhật Bản đã phát minh ra công nghệ SMC (Seamless Micro Capsule) giúp men vi sinh Bifina có màng bọc kép kháng được axit của dạ dày. Chính vì vậy, men vi sinh Bifina đưa được 90% lợi khuẩn sống đi qua axit dạ dày vào tận ruột non và đại tràng.
Ngoài ra để giảm các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng co thắt hiệu quả, người bệnh nên sử dụng thuốc điều trị cho từng triệu chứng mình mắc phải như:
- Để làm giảm các cơn đau bụng do co thắt, cần dùng một số thuốc ức chế cơ trơn như Spasmaverin, Spasfon hoặc Phloroglucinol.
- Để điều trị chứng trướng bụng đầy hơi, các thuốc được khuyên dùng là Debridat, Motilium.
- Để điều trị phân lỏng, người bệnh có thể dùng Imodium, Smecta.
- Đối với trường hợp người bệnh có triệu chứng táo bón thì nên sử dụng thuốc Macrogol hay Lactulose.
Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý không tự ý mua thuốc điều trị vì mỗi loại thuốc đều có tác dụng phụ không mong muốn và có thể chống chỉ định sử dụng đối với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, trẻ em, người cao tuổi ... Để biết viêm đại tràng uống thuốc gì, lời khuyên có lợi nhất cho người bệnh là đến ngay cơ sở khám bệnh uy tín để khám chuyên khoa tiêu hóa và kiên trì điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm:
- Hiểu rõ về Viêm đại tràng co thắt khi có triệu chứng đau bụng bất thường
- Viêm đại tràng co thắt có nguy hiểm không?