Viêm da tiết bã nhờn ở mặt có tự hết không?

Cứ 100 người thì có 2 đến 5 người mắc bệnh viêm da tiết bã nhờn, đặc biệt viêm da tiết bã nhờn ở mặt. Vậy nguyên nhân, cách chữa như thế nào, viêm tiết bã nhờn ở mặt có tự hết không. Hãy tham khảo một số thông tin dưới đây.

Viêm da tiết bã nhờn ở mặt có tự hết không? Viêm da tiết bã nhờn ở mặt có tự hết không?

Cứ 100 người thì có 2 đến 5 người mắc bệnh viêm da tiết bã nhờn, đặc biệt viêm da tiết bã nhờn ở mặt. Vậy nguyên nhân, cách chữa như thế nào, viêm tiết bã nhờn ở mặt có tự hết không. Hãy tham khảo một số thông tin dưới đây.

Viêm da tiết bã nhờn là gì?

Bệnh viêm da tiết bã nhờn là loại bệnh gây ra do các tuyến bã hoạt động tiết quá mạnh, đặc biệt thường ở mặt. Bệnh làm cho người bệnh cảm giác khó chịu, đau nhức, và làm cho người bệnh tự tin và bệnh thường tái phát nhiều lần.

Bệnh viêm da tiết bã nhờn là một loại bệnh khá phổ biến với trẻ sơ sinh, và với cả người lớn trong độ tuổi từ 20 đến 50 tuổi.

vicare.vn-viem-da-tiet-ba-nhon-o-mat-co-tu-het-khong-body-1

Nguyên nhân viêm da tiết bã nhờn ở mặt?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bất thường trong tình trạng tiết “thái quá” của các tuyến bã. Đó có thể nguyên nhân do di truyền, do bệnh khác gây ra, do thuốc hoặc do thiếu dinh dưỡng. Cụ thể một số có thể do một số nguyên nhân dưới đây:

  • Do rối loạn hormone: Khi bị nội tiết rối loạn, hormone của người mẹ có thể đi qua hàng rào nhau thai và truyền từ mẹ sang thai nhi. Những hormone này có thể kích thích tăng tiết bã nhờn và dẫn đến viêm da
  • Nhiễm nấm malassezia: Cơ địa da mặt tiết nhiều dầu và chất cặn bã, tạo môi trường thuận lợi cho nấm malassezia sinh sôi và phát triển. Khi nấm malassezia phát triển đến số lượng nhất định, chúng sẽ tấn công gây kích ứng và viêm da.
  • Căng thẳng quá mức: Căng thẳng quá mức làm cho cơ thể của bạn phải có những rối loạn nội tiết tố nhất định. Stress cũng làm rối loại hoạt động tiết của bã nhờn trên mũi, trán hoặc cằm làm da mặt dễ bị viêm .
  • Ảnh hưởng từ các bệnh lý liên quan đến thần kinh: Các nghiên cứu ghi nhận rằng, những bệnh nhân đang bị vấn đề thần kinh như Parkinson, hội chứng down, tổn thương tủy sống, động kinh hay bệnh liệt các dây thần kinh trên mặt thường có xu hướng bị bệnh viêm da tiết bã nhờn ở mặt.
  • Khí hậu nóng ẩm: Thời tiết nóng ẩm khiến có thể khiến da dễ bị khô và mất nước. Chính vì vậy, để điều chỉnh và cân bằng lại độ ẩm của da, các tuyến bã nhờn phải hoạt động mạnh và nhiều hơn. Từ đó cũng tạo môi trường dinh dưỡng thuận lợi cho vi khuẩn và nấm tấn công. Vì vậy cần vệ sinh và chăm sóc da thật sạch sẽ.
  • Chăm sóc da mặt không đúng cách: Những sản phẩm có tính chất tẩy rửa mạnh hay nồng độ pH không phù hợp với da, mỹ phẩm chứa nhiều chất độc là những tác nhân gây tổn thương và thay đổi hoạt động tiết của tuyến nhờn, gây viêm da tiết bã nhờn. Ngoài ra da mặt không được bảo vệ, bị tấn công bởi tia UV cũng dẫn đến bệnh viêm tiết bã nhờn, đặc biệt là da mặt.

Ai là người có nguy cơ bị viêm da tiết bã nhờn

  • Có một làn da dầu và nhờn
  • Trong gia đình có người thân bị mắc bệnh viêm da tiết bã nhờn
  • Người bị bệnh suy giảm miễn dịch: bệnh nhân bị nhiễm HIV, người bị u lympho, tiểu đường, người tuổi cao.
  • Bệnh nhân bị bệnh vảy nến và được điều trị bằng liệu pháp psoralen hoặc tia cực tím có thói quen thức khuya và bị hiếu ngủ
  • Hay hút thuốc lá và hay sử dụng các chất kích thích khác như rượu, bia

Triệu chứng viêm da tiết bã nhờn mặt trẻ sơ sinh

Phụ huynh có thể nhận biết bệnh viêm tiết bã nhờn qua các triệu chứng dưới đây:

  • Trên da bé có xuất hiện một số mảng tróc và vảy dày màu vàng, và có thể bám dính nhiều trên mặt
  • Vị trí da mặt bé bị bệnh thường bị khô hoặc quá nhờn dính vì da đổ nhiều dầu
  • Khi bị viêm và tổn thương thường bị ửng đỏ
  • Các vảy da thường xuất hiện ở vị trí tai, hai bên lông mày, trên mũi hoặc cả hai bên má.
  • Tổn thương do viêm da tiết bã nhờn thường không gây ngứa như bệnh chàm. Tuy nhiên biểu hiện hai bệnh khá giống nhau, nên cha mẹ nên chú ý để tránh nhận biết nhầm bệnh

Triệu chứng viêm da tiết bã nhờn ở mặt ở người lớn

  • Vị trí bị viêm da thường đỏ, nhạy cảm và rất khô: da mặt bị viêm, khô, dễ bị kích ứng và dẫn đến vùng da bị bệnh có màu đỏ.
  • Có tình trạng bong da, đóng vảy màu xám trắng. Thường xuất hiện ở vị trí da có nhiều nếp gấp hoặc tuyến tiết hoạt động “thái quá”như là cằm, trán, má và hai bên cánh mũi.
  • Có thể có hiện tượng ngứa ngứa ngáy rất khó chịu ở vùng da bị bệnh.
  • Có thể xuất hiện ở lông mày hoặc ria, hình thái đóng vảy như gàu
  • Nhiễm khuẩn: do ngứa bệnh nhân thường gãi nhiều dẫn đến tạo các vết xước, đó là cơ hội để vi khuẩn gây bệnh tấn công.
vicare.vn-viem-da-tiet-ba-nhon-o-mat-co-tu-het-khong-body-2

Thuốc trị viêm bã nhờn ở mặt

Thuốc Tây y thường được sử dụng trong giai đoạn tiến triển của bệnh. Tuy nhiên bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý không tự ý mua thuốc và sử dụng. Mọi phương pháp điều trị bệnh viêm bã nhờn ở mặt bằng thuốc đều phải được chỉ định bởi bác sĩ.

Hiện này không có thuốc để điều trị đặc trị, một số nhóm thuốc dưới đây có thể được chỉ định để điều trị triệu chứng viêm bã nhờn ở mặt:

  • Thuốc chống viêm, giảm ngứa: có thể sử dụng 1 số kháng sinh, thuốc chống nấm, corticoid dạng bôi, thuốc kháng histamin...để giảm ngứa và chống viêm. Các bác sĩ thường chỉ sử dụng các corticoid có tác dụng nhẹ, trong thời gian ngắn vì tác dụng không mong muốn của nó. Bên cạnh đó cần hết sức lưu ý sử dụng loại thuốc này cho trẻ em.
  • Thuốc chống nấm
  • Thuốc ức chế tuyến tiết bã nhờn trên da: một số thuốc ức chế Calcineurin có vai trò giảm bớt hoạt động tiết của da
  • Bổ sung các vitamin nhóm B, vitamin B3, B6, vitamin H, kẽm (tùy thuộc vào thể trạng của bệnh nhân)

Viêm da tiết bã nhờn có tự hết được không?

Bệnh viêm da tiết bã nhờn không tự hết được mà chỉ có thể điều trị để giảm triệu chứng và làm bệnh không bị nặng lên. Thậm chí nếu để tình trạng viêm da kéo dài có thể dẫn đến biến chứng tổn thương da, tróc vảy và đỏ toàn thân.

Ngoài ra bệnh viêm tiết bã nhờn ở mặt là một loại bệnh mãn tính, có thể gây ra tình trạng khó chịu và làm bệnh nhân cảm thấy tự ti trong thời gian dài. Tuy nhiên bệnh có thể điều trị triệu chứng dứt điểm hoặc giảm phần lớn triệu chứng khi áp dụng phác đồ phù hợp và tuân thủ điều trị lâu dài. Vì vậy hãy đến các cơ sở uy tín về da liễu để được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh viêm da tiết bã nhờn.

Xem thêm:

  • Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã nhờn
  • Có chữa được viêm da cơ địa hay không?