Viêm da tiết bã là gì?

Bệnh viêm da tiết bã là căn bệnh phổ biến gặp ở mọi độ tuổi và mọi đối tượng. Bệnh không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh mà còn ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ. Vậy bệnh viêm da tiết bã có dễ bị lây truyền không và điều trị viêm da tiết bã bằng những phương pháp nào hiệu quả, hãy cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Viêm da tiết bã là gì? Viêm da tiết bã là gì?

Bệnh viêm da tiết bã là căn bệnh phổ biến gặp ở mọi độ tuổi và mọi đối tượng. Bệnh không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh mà còn ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ. Vậy bệnh viêm da tiết bã có dễ bị lây truyền không và điều trị viêm da tiết bã bằng những phương pháp nào hiệu quả, hãy cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Viêm da tiết bã là gì?

Viêm da tiết bã (hay còn có tên gọi khác là viêm da tiết bã nhờn, viêm da dầu, chàm tiết bã) là căn bệnh về da liễu phổ biến thường gặp ở mọi độ tuổi và mọi đối tượng. Bệnh viêm da tiết bã là tình trạng rối loạn da sẩn vảy mạn tính, thường tập trung xuất hiện ở những vùng da tiết da nhiều dầu trên cơ thể như: da mặt, da đầu, khu vực vành tai, lông mày, cánh mũi, mí mắt, các vùng da có nếp gấp trên cơ thể,...

Bệnh gây ra cảm giác khó chịu, ngứa ngáy cho người bệnh. Nếu không được điều trị sớm, bệnh dễ dàng lây lan sang vùng da khác, không những gây mất thẩm mỹ mà còn có một số tác dụng xấu như:

  • Rụng tóc kéo dài do bội nhiễm da dầu, viêm da tiết bã.
  • Da mặt nổi nhiều mụn mủ do viêm da tiết bã khiến tổn thương da mặt, gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới giao tiếp hàng ngày của người bị bệnh.
  • Đặc biệt nếu trẻ sơ sinh bị mắc bệnh viêm da tiết bã này có thể khiến cho da toàn thân bị đỏ ửng, đóng vảy vàng, nhờn, dính. Nếu xuất hiện trên da đầu trong dân gian còn gọi với cái tên là “cứt trâu”.

2. Nguyên nhân của viêm da tiết bã

Bệnh viêm da tiết bã được xác là bệnh có yếu tố di truyền. Nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh này thì tỉ lệ con cái mắc bệnh cao hơn.

Ngoài ra bệnh còn khởi phát do 1 loại nấm có tên là Malassezia trên cơ thể người. Loại nấm này phát triển mạnh mẽ trong môi trường da tiết bã nhiều, kết hợp cùng các vi khuẩn có hại gây ra bệnh viêm da tiết bã, hình thành lên các vảy ngứa, màu vàng nhạt.

Theo các nghiên cứu thì những người sống trong môi trường sống lạnh và khô nhiều thì có nguy cơ mắc bệnh viêm da tiết bã cao hơn.

Chế độ ăn thiếu kẽm cũng khiến tăng nguy cơ mắc bệnh vì kẽm có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình bài tiết của da.

Những người mắc bệnh béo phì, vệ sinh cá nhân kém cũng dễ dàng mắc bệnh.

Bệnh viêm da tiết bã nhờn được ghi nhận cả ở những trường hợp mắc bệnh thần kinh, Parkinson, Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (HIV).

vicare.vn-viem-da-tiet-ba-la-gi-body-1

3. Viêm da tiết bã có lây không?

Bệnh có các biểu hiện bên ngoài như đóng vảy, chảy mủ, nổi mụn,...khiến cho nhiều người lo lắng không biết có dễ dàng bị lây nếu tiếp xúc với người bệnh không.

Như chia sẻ ở trên thì bệnh gây ra không chứa tác nhân virus, vi khuẩn, do vậy không thể nào lây truyền từ người này sang người khác. Nhưng bệnh có yếu tố di truyền nên có thể lây từ bố mẹ sang con.

4. Điều trị viêm da tiết bã tận gốc bằng những phương pháp nào?

Bệnh viêm da tiết bã thường lây lan sang các vùng da khác khá nhanh. Bởi vậy nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh thì bệnh nhân cần đi khám sớm tại các chuyên khoa gia liễu để được điều trị kịp thời. Hiện nay có 2 phương pháp điều trị bệnh viêm da tiết bã được nhiều người áp dụng, đó là:

Theo phương pháp dân gian truyền miệng:

  • Dùng dấm táo: sau khi gội sạch đầu, dùng dấm táo pha loãng và thoa lên vùng da bị viêm da tiết bã, massage nhẹ nhàng trong 5 phút và xả sạch với nước.
  • Dùng cây nha đam (lô hội): cắt 1 nhánh cây nha đam, tước vỏ, lấy phần lõi màu trắng như thạch để thoa lên da đầu sau đó massage nhẹ nhàng. Chờ cho đến khi nhựa nha đam khô thì xả sạch tóc với nước.
  • Dùng mật ong: thoa mật ong nguyên chất lên vùng da bị viêm da tiết bã, chờ 30 phút và rửa sạch bằng nước.
  • Dùng dầu dừa: tương tự như mật ong, bạn cũng thoa dầu dừa lên vùng da bị viêm da tiết bã, chờ 30 phút và rửa sạch bằng nước.
  • Uống nước đậu đen: chọn loại đậu đen xanh lòng, rang đến khi thơm, đun sôi với nước trong 10 phút và uống thay nước hàng ngày.

Theo phương pháp Tây Y:

  • Dùng các loại thuốc có chứa steroid nồng độ thấp, chất làm mềm.
  • Dùng thuốc chống nấm và chống viêm tại chỗ để diệt nấm Malassezia như: Cetirizin, Isotretinoin.
  • Một số loại thuốc điều trị tại chỗ như: Calamine, Metrogel, Hydrocortisone, Tacrolimus.
  • Bổ sung thêm các loại vitamin tổng hợp có chứa kẽm.
vicare.vn-viem-da-tiet-ba-la-gi-body-2

5. Bị bệnh viêm da tiết bã có phải ăn kiêng không?

Đây là câu hỏi mà khá nhiều bệnh nhân bị viêm da tiết bã băn khoăn. Họ không biết chế độ dinh dưỡng hàng ngày có ảnh hưởng nhiều tới bệnh và quá trình điều trị bệnh không. Thì câu trả lời là Có.

Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, kích ứng ngứa như tôm, cua, cá, lạc, sản phẩm từ sữa; đồ ngọt; chất béo...là những loại thực phẩm mà bệnh nhân mắc viêm da tiết bã cần phải tránh.

Bên cạnh đó là tăng cường bổ sung: rau xanh và trái cây giàu vitamin A, C, E như: rau bina, súp lơ xanh, cà chua, cam, quýt...; dầu cá, men vi sinh...

Xem thêm:

  • Wikipedia về bệnh viêm da tiết bã
  • Viêm da tiết bã có tự hết không?
  • Viêm da tiết bã dùng thuốc gì cho nhanh khỏi?