Viêm da dị ứng tiếp xúc có điều trị khỏi được không?

Viêm da dị ứng tiếp xúc là căn bệnh phổ biến. Tuy bệnh không gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nhưng gây nhiều khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày và ảnh hưởng tới thẩm mỹ của người bệnh. Vậy viêm da dị ứng tiếp xúc có điều trị khỏi được không?

Viêm da dị ứng tiếp xúc có điều trị khỏi được không? Viêm da dị ứng tiếp xúc có điều trị khỏi được không?

Viêm da dị ứng tiếp xúc là căn bệnh phổ biến. Tuy bệnh không gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nhưng gây nhiều khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày và ảnh hưởng tới thẩm mỹ của người bệnh. Vậy viêm da dị ứng tiếp xúc có điều trị khỏi được không?

Viêm da dị ứng tiếp xúc là bệnh gì

Viêm da dị ứng tiếp xúc là bệnh lí của da phản ứng lại với các tác nhân bên ngoài, các dị nguyên của cơ thể sau khi tiếp xúc trực tiếp. Phản ứng dị ứng thường xuất hiện vài giờ sau khi tiếp xúc với dị nguyên.

Phản ứng dị ứng của da sau khi tiếp xúc với dị nguyên tùy thuộc vào các cá thể khác nhau. Những người có cơ địa dị ứng, mắc các bệnh lí dị ứng, người có cơ địa da nhạy cảm thì phản ứng dị ứng bộc lộ mạnh mẽ. Những người không có cơ địa dị ứng thì không bộc lộ các phản ứng dị ứng này. Các dị nguyên có thể tồn tại thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày như bụi nhà, lông chó mèo, găng tay cao su....

Các triệu chứng mẩn đỏ da, ngứa, phát ban ... thường xuất hiện sau khi tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên, làm cho bệnh nhân thấy khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và ảnh hưởng tới thẩm mỹ.

Các dị nguyên thường gặp

Các dị nguyên tồn tại phổ biến xung quanh chúng ta, một số tác nhân gây dị ứng thường gặp :

  • Phấn hoa, nước hoa, mỹ phẩm : những người có tình trạng dị ứng với các loại mùi lạ của nước hoa thường bị viêm mũi dị ứng đi kèm với viêm da dị ứng tiếp xúc. Sau khi tiếp xúc với nước hoa, mỹ phẩm lạ thì cơ thể bắt đầu xuất hiện các triệu chứng dị ứng.
  • Chất tẩy rửa, hóa chất, xà phòng : một số người có tình trạng trạng dị ứng với các loại chất tẩy rửa, sau khi tiếp xúc với các loại chất tẩy rửa thường xuất hiện ngứa ngáy, mẩn đỏ da. Những người này trong công việc khi cần tiếp xúc với hóa chất thì nên có biện pháp bảo hộ như dùng găng tay, hạn chế tiếp xúc hóa chất.
  • Đồ cao su, kim loại: có những người bị dị ứng với găng tay cao su, sau khi đeo găng tay thấy da ngứa ngáy, mẩn đỏ khó chịu. Một số người thì không đeo được các loại trang sức kim loại, các vùng đeo trang sức sau một thời gian thấy mẩn đỏ, sưng lên và ngứa ngáy- đây là thể hiện của tình trạng viêm da dị ứng tiếp xúc.
  • Kháng sinh : những người có cơ địa dị ứng kháng sinh thì việc tiếp xúc với kháng sinh, sử dụng kháng sinh dạng bôi da cũng là tác nhân gây nên tình trạng viêm da dị ứng tiếp xúc. Những người này nên cần được xác định các loại kháng sinh bị dị ứng và không dị ứng để có lựa chọn kháng sinh điều trị phù hợp.
  • Ánh nắng mặt trời: những người có làm da nhạy cảm thì sau khi đi nắng về có xuất hiện đỏ da, rát nhiều vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Đây là biểu hiện của viêm da tiếp xúc. Những người này cần sử dụng kem chống nắng khi đi ra ngoài và sử dụng áo chống nắng, che chắn các vùng da khi đi ra ngoài, hạn chế ra ngoài đường khi trời đang nắng gắt.
vicare.vn-viem-da-di-ung-tiep-xuc-co-dieu-tri-khoi-duoc-khong-body-1

Chẩn đoán viêm da dị ứng tiếp xúc

Bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc dễ chẩn đoán, tự bản thân người bệnh cũng có thể tự chẩn đoán được cho bản thân. Sau khi tiếp xúc với dị nguyên, người bệnh thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường tại da. Tình trạng này xuất hiện vài giờ hoặc vài ngày sau khi tiếp xúc và kéo dài tiếp tục dù người bệnh đã không còn tiếp xúc với dị nguyên nữa. Bệnh sẽ tùy thuộc cơ địa từng người mà diễn biến nặng lên hay nhẹ đi. Thông thường nếu được điều trị thì bệnh sẽ hết sau 2-3 tuần. Tuy nhiên bệnh có khả năng tái phát cao nếu người bệnh vẫn tiếp tục tiếp xúc với các chất gây dị ứng.

Các triệu chứng thường xuất hiện để có thể chẩn đoán bệnh :

  • Xuất hiện các nốt, chấm đỏ trên da, đặc biệt vùng da vừa tiếp xúc với dị nguyên. Cảm giác ngứa ngáy, muốn gãi, đôi khi thấy rát ở vùng da này.
  • Các dị nguyên này làm tăng tình trạng phản ứng viêm tại vùng da này, các chất sinh học trong cơ thể được huy động đến vùng này gây nên phản ứng viêm tại vùng da tiếp xúc này. Các triệu chứng đỏ da nhiều lên, ngứa nhiều tăng lên.
  • Nếu tình trạng viêm nặng có thể xuất hiện các mụn nước, khi căng phồng nhiều bị vỡ gây các nốt chảy dịch trên da.
  • Khi bệnh tái đi tái lại nhiều lần trên một vùng da thì vùng da đó lâu dần sẽ trở thành chai sạn, biểu bì hóa và dày lên.
  • Thường viêm da dị ứng tiếp xúc chỉ xuất hiện ở một vùng da nhất định trên cơ thể. Tuy nhiên nếu triệu chứng kéo dài, bệnh nhân gãi nhiều làm các vùng da khác cũng bị tổn thương và bị ảnh hưởng.

Để chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa trên các triệu chứng lâm sàng như trên. Khi việc ngừng tiếp xúc với dị nguyên làm các triệu chứng của bệnh được cải thiện thì có thể khẳng định được nguyên nhân gây da viêm da là do tiếp xúc. Khi không tìm được nguyên nhân thì bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn làm các xét nghiệm cần thiết để khẳng định tình trạng dị ứng và tìm nguyên nhân gây dị ứng.

Điều trị viêm da dị ứng tiếp xúc

vicare.vn-viem-da-di-ung-tiep-xuc-co-dieu-tri-khoi-duoc-khong-body-2
  • Ngừng tiếp xúc với dị nguyên : viêm da dị ứng tiếp xúc do nguyên nhân tiếp xúc với tác nhân dị ứng nên việc điều trị đầu tiên là ngừng tiếp xúc với các tác nhân dị ứng. Nếu bị dị ứng kim loại thì bạn không nên đeo các loại trang sức. Nếu bị dị ứng với hóa chất tẩy rửa thì bạn nên dùng các biện pháp bảo hộ : sử dụng găng tay, đổi sang loại chất tẩy rửa an toàn khác. Nếu bị dị ứng với mỹ phẩm, nước hoa thì bạn nên ngưng sử dụng mỹ phẩm, chuyển qua các dòng sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên...
  • Dùng các loại kem làm dịu da : những sản phẩm này giúp dưỡng da nhẹ nhàng để làm giảm các triệu chứng của bệnh.
  • Thuốc chống viêm : những chế phẩm corticoid dạng bôi ngoài da được dùng cho trường hợp viêm nhẹ, cải thiện triệu chứng đỏ da, sưng đau trong giai đoạn viêm. Những bệnh nhân nặng thì được khuyến cáo dùng corticoid đường uống trong thời gian ngắn để giảm nhẹ các triệu chứng.
  • Kháng sinh : sử dụng kháng sinh bôi da để tránh nhiễm trùng, tạo điều kiện làm da nhanh hồi phục hơn. Trong trường hợp có nhiễm trùng toàn thân do nhiễm trùng da gây nên thì sử dụng kháng sinh liều cao, đường uống hoặc tiêm truyền để chống nhiễm trùng.
  • Các biện pháp khác : bên cạnh sử dụng các biện pháp dùng thuốc thì có những biện pháp đơn giản giúp bạn cải thiện triệu chứng của bệnh như: rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước ngay sau khi bạn tiếp xúc với dị nguyên, không gãi vào vùng da tiếp xúc để tránh lây lan ra khu vực xung quanh. Chườm mát, đắp gạc ẩm lên vùng da tổn thương để cải thiện triệu chứng, làm êm dịu, dễ chịu vùng da này.

Xem thêm:

  • Xét nghiệm máu có giúp chẩn đoán viêm da dị ứng không?
  • Bệnh viêm da dị ứng có lây không?