Viêm da dị ứng có khỏi được không?

Viêm da dị ứng là một tình trạng bệnh lý thường gặp ở chuyên khoa da liễu. Đây là một bệnh mãn tính và có xu hướng bùng phát tự nhiên. Viêm da dị ứng khiến da trở nên nóng, ngứa, khô và tróc vảy. Vậy viêm da dị ứng có khỏi được không?

Viêm da dị ứng có khỏi được không? Viêm da dị ứng có khỏi được không?

Viêm da dị ứng là một tình trạng bệnh lý thường gặp ở chuyên khoa da liễu. Đây là một bệnh mãn tính và có xu hướng bùng phát tự nhiên. Viêm da dị ứng khiến da trở nên nóng, ngứa, khô và tróc vảy. Vậy viêm da dị ứng có khỏi được không?

1. Viêm da dị ứng là gì?

Viêm da dị ứng là một tình trạng bệnh lý thường gặp ở chuyên khoa da liễu. Đây là một bệnh mãn tính và có xu hướng bùng phát tự nhiên rồi tự khỏi sau một khoảng thời gian. Viêm da dị ứng khiến da trở nên nóng, ngứa, khô và tróc vảy. Mảng da khô có thể xuất hiện ở vùng da đầu, da trán và da mặt. Mức độ của bệnh chuyển đổi từ nặng đến nhẹ. Khi mắc viêm da dị ứng, bạn có thể đồng thời bị một bệnh lý khác liên quan đến dị ứng/ miễn dịch như hen hoặc viêm mũi dị ứng. Viêm da dị ứng có thể làm bạn cảm thấy ngứa rất nhiều, ảnh hưởng đến chất lương giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày.

Các triệu chứng hay gặp nhất của viêm da dị ứng là

  • Da khô và ngứa

  • Phát ban trên mặt, bên trong khuỷu tay, phía sau đầu gối và trên bàn tay và bàn chân.

Việc gãi xước da có thể gây ra

  • Tấy đỏ

  • Sưng

  • Nứt

  • "Rỉ" ra dịch lỏng trong suốt

  • Tạo vảy

  • Dày da

  • Tróc vảy.

vicare.vn-viem-da-di-ung-co-khoi-duoc-khong-body-1

2. Nguyên nhân gây ra viêm da dị ứng

Nguyên nhân của bệnh viêm da dị ứng chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng có một vài yếu tố có thể dẫn đến bệnh. Những người có yếu tố dị ứng sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn, ví dụ bị dị ứng thức ăn hay hen. Có một số yếu tố được biết có thể gây ra viêm da dị ứng như: xà phòng, stress, độ ẩm thấp, bệnh dị ứng theo mùa, tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa hay thời tiết lạnh.

3. Bệnh viêm da dị ứng có thể chữa khỏi được không?

Viêm da dị ứng là căn bệnh có thể chữa khỏi được, tuy nhiên muốn bệnh chữa khỏi hoàn toàn cần phải thực hiện đúng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ về cách uống thuốc, bôi thuốc. Ngoài ra cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt, kiêng cử đúng cách. Nếu không tuân thủ đúng những điều này và tiếp tục tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh thì bệnh viêm da dị ứng vẫn có thể tái phát lại.

Khi được chẩn đoán viêm da dị ứng bệnh nhân thường được bác sĩ chỉ định sử dụng một số thuốc như:

– Thuốc kháng sinh giúp điều trị nhiễm trùng

– Các loại thuốc chứa chất corticosteroid có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị các bệnh về miễn dịch dị ứng

– Thuốc kháng histamine giúp giảm các triệu chứng ngứa.

– Thuốc kem, thuốc mỡ xoa lên vết thương giúp giảm sưng, giảm các phản ứng dị ứng tại chỗ.

vicare.vn-viem-da-di-ung-co-khoi-duoc-khong-body-2

4. Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của bệnh viêm da dị ứng

Tránh tiếp xúc với các yếu tố khởi phát: bạn nên liệt kê tất cả những thứ dễ gây ra dị ứng mà bạn biết đến như thức ăn, động vật hay chất tẩy rửa, xà phòng;

Giữ ẩm cho da: bạn nên dành thời gian dưỡng ẩm cho da ít nhất 2 lần 1 ngày. Nên dùng kem dưỡng da lúc vừa tắm xong, lúc đó da bạn vẫn còn độ ẩm. Nếu da đã bị khô, bạn có thể cân nhắc việc sử dụng dầu hay kem bôi trơn;

Tránh trầy xước: việc cào gãi lên chỗ ngứa chỉ khiến cho da ngày càng tệ hơn. Có thể hạn chế cảm giác ngứa bằng cách bôi chất chống ngứa. Có thể cần cắt móng tay và đeo găng trong khi đi ngủ;

Băng ép giữ cho da mát và ẩm: che phủ vùng bị viêm da dị ứng với bông băng, nó sẽ giúp bảo vệ da và tránh cào gãi;

Tắm bằng nước ấm: bạn có thể tắm bằng nước ấm có pha baking soda hay yến mạch chưa nấu chín hoặc pha chất keo bột yến mạch. Sau đó, bạn tắm lại bằng xà phòng trong 10-15 phút rồi lau khô da và sử dụng thuốc ngoài da, kem dưỡng ẩm hoặc cả hai (sử dụng thuốc trước).

Xem thêm:

  • Xét nghiệm máu có giúp chẩn đoán viêm da dị ứng không?
  • Bệnh viêm da dị ứng có lây không?